Trắc nghiệm địa lí 9 bài 6: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 9 bài 6: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Cơ cấu kinh tế nước ta có sự chuyển dịch theo hướng

  • A. tiêu cực nhưng tốc độ còn chậm.
  • B. tích cực nhưng tốc độ còn chậm.
  • C. tích cực nhưng tốc độ nhanh.
  • D. tiêu cực nhưng tốc độ nhanh.

Câu 2: Cơ cấu kinh tế nước ta đang chuyển biến tích cực theo hướng

  • A. quốc tế hóa, khu vực hóa.
  • B. công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
  • C. đa phương hóa, liên hợp hóa.
  • D. tự động hóa, điện khí hóa.

Câu 3: Ba vùng kinh tế trọng điểm của nước ta là

  • A. Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ.
  • B. Phía Bắc, miền Trung và phía Nam.
  • C. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long
  • D. Bắc Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.

Câu 4: Biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế của nước ta là

  • A. chuyển từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực Nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.
  • B. giảm tỉ trọng khu vực Nông – lâm – ngư nghiệp và tăng tỉ trọng khu vực Công nghiệp – xây dựng.
  • C. hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp và dịch vụ.
  • D. hình thành hệ thống vùng kinh tế với các trung tâm công nghiệp mới và sự phát triển của các thành phố lớn.

Câu 5: Trong chuyển dịch cơ cấu ngành, khu vực dịch vụ có xu hướng

  • A. giảm liên tục.
  • B. tăng liên tục.
  • C. chiếm tỉ trọng thấp nhưng biến động.
  • D. chiếm tỉ trọng cao nhưng biến động.

Câu 6: Sau đổi mới, cơ cấu ngành kinh tế nước ta có sự chuyển dịch theo hướng

  • A. tăng nhanh tỉ trọng khu vực dịch vụ.
  • B. giảm tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng.
  • C. giảm tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp.
  • D. khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao và có xu hướng giảm.

Câu 7: Đâu không phải đặc điểm của công cuộc Đổi mới ở nước ta?

  • A. Được triển khai từ năm 1986.
  • B. Được đặc trưng bằng sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
  • C. Đưa nền kinh tế nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.
  • D. Đưa nền kinh tế nước ta vươn lên, đứng đầu khu vực Đông Nam Á

Câu 8: Kết quả của công cuộc Đổi mới đã tác động như thế nào đến nền kinh tế nước ta?

  • A. Nền kinh tế phát triển chậm, thiếu ổn định, lạm phát gia tăng.
  • B. Thu hút đầu tư nước ngoài, tạo việc làm cho người lao động.
  • C. Phụ thuộc chặt chẽ vào nước ngoài, gia tăng lạm phát.
  • D. Thoát khỏi khủng hoảng, từng bước ổn định và phát triển.

Câu 9: Đặc trưng của quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta là gì?

  • A. Nền kinh tế nhiều thành phần bị thu hẹp.
  • B. Mở rộng nền kinh tế đối ngoại.
  • C. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
  • D. Tăng quyền quản lí thị trường của nhà nước

Câu 10: Nét đặc trưng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của quá trình đổi mới ở nước ta không phải là chuyển dịch

  • A. cơ cấu ngành.
  • B. hoàn toàn sang tư nhân.
  •  C. sang nền kinh tế nhiều thành phần.
  • D. cơ cấu lãnh thổ.

Câu 11: Nước ta bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ năm nào?

  •  A. 1986.
  •  B. 1989.
  •  C. 1996.
  •  D. 1998.

Câu 12: Tỉ trọng của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp giảm ; tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng tăng ; tỉ trọng của khu vực dịch vụ cao, nhưng còn biến động là đặc điểm của quá trình chuyển dịch cơ cấu

  • A. ngành kinh tế.
  • B. thành phần kinh tế.
  • C. lao động.
  • D. lãnh thổ.

Câu 13: Các ngành công nghiệp trọng điểm nổi bật của nước ta hiện nay là 

  • A. dầu khí, điện, sản xuất hàng tiêu dùng, dệt.
  • B. dầu khí, điện, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng.
  • C. dầu khí, chế tạo máy, dệt, chế biến thực phẩm.
  • D. dầu khí, khai thác than, dệt, chế biến thực phẩm.

Câu 14: Cơ cấu ngành kinh tế của nước ta không có sự chuyển dịch theo hướng nào?

  • A. Giảm tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp.
  • B. Giảm tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng.
  • C. Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng xu hướng còn biến động.
  • D. Tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng.

Câu 15: Cơ cấu thành phần kinh tế của nước ta có sự chuyển dịch theo hướng 

  • A. từ kinh tế tập thể, cá thể, tư nhân sang kinh tế Nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
  • B. từ kinh tế tập thể, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sang kinh tế Nhà nước, cá thể, tư nhân.
  • C. từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực Nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.
  • D. từ kinh tế Nhà nước, tư nhân sang kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, kinh tế tập thể.

Câu 16: Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam ?

  • A. Bình Phước.
  • B. Bến Tre.
  • C. Bà Rịa - Vũng Tàu.
  • D. Đồng Nai.

Câu 17: Các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay là 

  • A. Nhà nước, tổ hợp tác, tư nhân, cá thể, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
  • B. Nhà nước, tư nhân, hợp tác xã, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
  • C. Nhà nước, cá thể, tập thể, tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
  • D. Nhà nước, tập thể, tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 18: Ý nào sau đây không phải là thành tựu trong phát triển kinh tế của nước ta ?

  • A. Hoạt động ngoại thương và đầu tư nước ngoài được đẩy mạnh.
  • B. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa.
  • C. Không còn các xã nghèo, vùng nghèo.
  • D. Kinh tế tăng trưởng tương đối vững chắc.

Câu 19: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam không thể hiện ở chuyển dịch cơ cấu

  • A. thành phần kinh tế.
  • B. lãnh thổ kinh tế.
  • C. dân số theo lao động.
  • D. ngành kinh tế.

Câu 20: Ngành công nghiệp trọng điểm không có điểm nào sau đây?

  • A. Đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
  • B. Được phát triển trên thế mạnh tài nguyên, lao động.
  • C. Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp.
  • D. Có thị trường rộng, sản phẩm đa dạng, giá thành rẻ.

Câu 21: Năm 2002, thành phần kinh tế chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của nước ta là :

  • A. Kinh tế cá thể.
  • B. Kinh tế Nhà nước.
  • C. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
  • D. Kinh tế tư nhân.

Câu 22: Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc bao gồm các tỉnh và thành phố là :

  • A. Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Bình, Nam Định, Vĩnh Phúc.
  • B. Hưng Yên, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.
  • C. Quảng Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định.
  • D. Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Thái Nguyên, Phú Thọ.

Câu 23: Nước ta bắt đầu công cuộc đổi mới từ năm 

  • A. 1996
  • B. 1986
  • C. 1976

Câu 24: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta phù hợp với quá trình

  • A. sinh học hóa - hóa học hóa.
  • B. đô thị hóa.
  • C. cơ giới hóa.
  • D. công nghiệp hóa - hiện đại hóa

Câu 25: Việt Nam gia nhập WTO vào năm

  • A. 2005.
  • B. 2007.
  • C. 2004.
  • D. 2009.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lí 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lí 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 9

HỌC KỲ

ĐỊA LÍ DÂN CƯ

ĐỊA LÍ KINH TẾ

SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.