Trắc nghiệm địa lí 9 bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 9 bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Người Ê- đê, Gia – rai phân bố chủ yếu ở khu vực

  • A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  • B. Trường sơn – Tây Nguyên.
  • C. Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
  • D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 2: Người Việt định cư ở nước ngoài có đặc điểm nào dưới đây?

  • A. Không có đóng góp gì đối với sự phát triển của đất nước.
  • B. Là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
  • C. Không được coi như là công dân của Việt Nam nữa.
  • D. Là những nhóm người sang nước ngoài du lịch hoặc du học.

Câu 3: Bên cạnh người Việt và các dân tộc ít người, nước ta còn có nhóm dân cư nào cũng được xem là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam?

  • A. Định cư ở nước ngoài.
  • B. Cư trú trên các vùng núi cao.
  • C. Sinh sống ngoài hải đảo.
  • D. Phân bố dọc biên giới.

Câu 4: Dân tộc Chăm và Khơ-me cư trú chủ yếu ở khu vực nào?

  • A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  • B. Đồng bằng sông Hồng.
  • C. Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên.
  • D. Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Câu 5: Các dân tộc ít người ở nước ta đều có kinh nghiệm trong lĩnh vực

  • A. nuôi trồng thủy sản.
  • B. chế biến thực phẩm.
  • C. làm nghề thủ công.
  • D. thâm canh lúa nước.

Câu 6: Người Tày, Nùng, Thái, Mường phân bố ở khu vực

  • A. vùng núi thấp.
  • B. sườn núi 700 – 1000m.
  • C. vùng núi cao.
  • D. vùng đồng bằng, bán bình nguyên.

Câu 7:  Đặc điểm nào dưới đây không phải của người Kinh?

  • A. Là lực lượng sản xuất đông đảo trong các ngành kinh tế.
  • B. Là dân tộc có số dân đông nhất nước ta.
  • C. Là dân tộc có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước.
  • D. Là dân tộc cư trú chủ yếu ở khu vực miền núi.

Câu 8: Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, chiếm số dân đông nhất là dân tộc

  • A. Kinh.
  • B. Tày.
  • C. Thái.
  • D. Chăm.

Câu 9: Dân tộc Việt (Kinh) thường không phân bố ở đâu?

  • A. Duyên hải.
  • B. Trung du.
  • C. Đồng bằng.
  • D. Vùng núi hiểm trở.

Câu 10: Các cao nguyên Nam Trung Bộ (Tây nguyên) là địa bàn cư trú chủ yếu của người

  • A. Mường, Dao, Khơ-me.
  • B. Chăm, Mông, Hoa.
  • C. Ê –Đê, Gia-rai, Mơ-nông.
  • D. Tày, Thái , Nùng.

Câu 10: Nghề thủ công của các dân tộc Thái, Tày là gì?

  • A. Khảm bạ.
  • B. Trạm trổ.
  • C. Dệt thổ cẩm.
  • D. Làm đồ gốm.

Câu 11: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam không có

  • A. Việt kiều đang sinh sống ở nước ngoài.
  • B. người Anh điêng.
  • C. dân tộc Kinh.
  • D. các dân tộc ít người.

Câu 12: Ở các sườn núi từ 700m - 1000m của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn sinh sống chủ yếu của dân tộc nào?

  • A. Mường.
  • B. Mông.
  • C. Thái.
  • D. Dao.

Câu 13: Trên các vùng núi cao của trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú của người 

  • A. Dao.
  • B. Nùng.
  • C. Chăm.
  • D. Mông.

Câu 14: Các dân tộc ở khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên cư trú như thế nào?

  • A. Xen kẽ với người Việt.
  • B. Thành từng vùng khá rõ rệt.
  • C. Đan xen nhau.
  • D. Đối xứng qua dãy Trường Sơn.

Câu 15: Đăk Lăk là địa bàn cư trú của dân tộc nào?

  • A. Cơ-ho.
  • B. Ê-đê.
  • C. Mông.
  • D. Dao.

Câu 16: Ở Tây Nguyên, người Gia-rai tập trung ở đâu?

  • A. Lâm Đồng và Gia Lai.
  • B. Kom Tum và Gia Lai.
  • C. Gia Lai và Đăk Lăk.
  • D. Đăk Lăk và Lâm Đồng.

Câu 17: Người Cơ-ho cư trú chủ yếu ở đâu?

  • A. Kom Tum.
  • B. Lâm Đồng.
  • C. Gia Lai.
  • D. Đăk Lăk.

Câu 18: Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ là địa bàn cư trú chủ yếu của các dân tộc nào?

  • A. Thái, Mường.
  • B. Tày, Nùng.
  • C. Chăm, Khơ me.
  • D. Mông, Dao.

Câu 19: Người Hoa tập trung chủ yếu ở các đô thị, nhất là ở đâu?

  • A. Tp. Hồ Chí Minh.
  • B. Hải Phòng.
  • C. Thái Nguyên.
  • D. Hà Nội.

Câu 20: Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú đan xen của trên bao nhiêu dân tộc ít người ?

  • A. 10.
  • B. 25.
  • C. 30.
  • D. 40.

Câu 21: Việt Nam có tất cả bao nhiêu dân tộc?

  • A. 45.
  • B. 44.
  • C. 55.
  • D. 54.

Câu 22: Nền văn hóa nước ta phong phú, giàu bản sắc là do

  • A. sự đa dạng về văn hóa của các dân tộc.
  • B. quá trình công nghiệp hóa diễn ra mạnh.
  • C. y tế, giáo dục ngày càng phát triển.
  • D. dân số đông, cơ cấu dân số trẻ.

Câu 23: Nét văn hóa của từng dân tộc không thể hiện qua

  • A. thu nhập.
  • B. phong tục.
  • C. trang phục.
  • D. ngôn ngữ.

Câu 24: Nét văn hóa riêng của mỗi dân tộc được thể hiện ở những mặt nào?

  • A.  Trình độ học vấn, trang phục, địa bàn cư trú.
  • B.  Ngôn ngữ, trang phục, phong tục tập quán.
  • C.  Màu da, ngôn ngữ, màu tóc.
  • D.  Ngoại hình, trang phục, cách ứng xử với người lạ.

Câu 25: Các dân tộc ít người chiếm bao nhiêu phần trăm dân số nước ta (năm 1999) ?

  • A. 15,9%.
  • B. 13,8%.
  • C. 14,7%.
  • D. 12,5%.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lí 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lí 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 9

HỌC KỲ

ĐỊA LÍ DÂN CƯ

ĐỊA LÍ KINH TẾ

SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.