Trắc nghiệm địa lí 9 bài 11: Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 9 bài 11: Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Ngành nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp nào phát triển?

  • A. Cơ khí – điện tử.
  • B. Công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm.
  • C. Công nghiệp điện.
  • D. Công nghiệp khai khoáng.

Câu 2: Đâu không phải hạn chế về cơ sở vật chất – kĩ thuật trong công nghiệp ở nước ta?

  • A. Trình độ công nghệ nhìn chung còn thấp.
  • B. Hiệu quả sử dụng thiết bị chưa cao.
  • C. Cơ sở vật chất – kĩ thuật chưa đồng bộ.
  • D. Cơ sở hạ tầng giao thông đang từng bước được cải thiện.

Câu 3: Ý nào sau đây không đúng khi nói về tác động của thị trường đến các mặt hàng công nghiệp nước ta hiện nay?

  • A. Thị trường trong nước khá rộng lớn.
  • B. Sản phẩm bị cạnh tranh bởi các hàng ngoại nhập.
  • C.Không thể xuất khẩu sang các nước công nghiệp phát triển.
  • D. Còn hạn chế về mẫu mã, chất lượng sản phẩm.

Câu 4: Các mặt hàng công nghiệp nước ta xuất sang các nước còn hạn chế về

  • A. mẫu mã, chất lượng.
  • B. giá cả, tính năng.
  • C. số lượng, mẫu mã.
  • D. số lượng, hình thức.

Câu 5: Sức ép của thị trường có vai trò như thế nào với ngành công nghiệp nước ta?

  • A. Làm kìm hãm sự phát triển của ngành công nghiệp.
  • B. Giúp cho cơ cấu ngành công nghiệp trở nên đa dạng và linh hoạt hơn.
  • C. Hình thành nên các trung tâm công nghiệp.
  • D. Thay đổi sự phân bố của các ngành công nghiệp.

Câu 6: Khó khăn về lao động nước ta đối với sự phát triển công nghiệp là gì?

  • A. Số lượng đông.
  • B. Cần cù, sáng tạo.
  • C. Có khả năng tiếp thu khoa học – kĩ thuật.
  • D. Trình độ chuyên môn chưa cao.

Câu 7: Thế mạnh chính của lao động nước ta tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp là

  • A. số lượng đông, khả năng tiếp thu khoa học – kĩ thuật nhanh.
  • B.giá nhân công rẻ, có phẩm chất cần cù, thông minh.
  • C. đội ngũ thợ lành nghề đông, trình độ chuyên môn cao.
  • D. tính kỉ luật, tác phong công nghiệp chuyên nghiệp.

Câu 8:  Đâu không phải là thế mạnh nổi bật về ngành công nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ?

  • A. Thủy điện.
  • B. Khai khoáng.
  • C. Nhiệt điện.
  • D. Hóa chất.

Câu 9: Các loại khoáng sản nhiên liệu là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp

  • A. sản xuất hàng vật liệu xây dựng.
  • B. chế biến thực phẩm.
  • C. sản xuất hàng tiêu dùng.
  • D. năng lượng.

Câu 10: Khoáng sản nhiên liệu của nước ta bao gồm

  • A. than, dầu, khí.
  • B. apatit, pirit, photphorit.
  • C. sắt, mangan, thiếc.
  • D. sét, đá vôi.

Câu 11: Đặc điểm nào của tài nguyên khoáng sản là cơ sở để nước ta phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm.

  • A. Phân bố rộng khắp.
  • B. Chủng loại đa dạng.
  • C.Chât lượng tốt.
  • D. Trữ lượng lớn.

Câu 12: Miền núi và Trung du Bắc Bộ có thế mạnh nổi bật về công nghiệp gì?

  • A. Hóa chất.
  • B. Chế biến.
  • C. Khai khoáng, năng lượng.
  • D. Vật liệu xây dựng.

Câu 13: Trong giai đoạn hiện nay, chính sách phát triển công nghiệp có vai trò quan trọng nhất là gì?

  •  A. Khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước.
  •  B. Gắn liền với việc phát triển kinh tế nhiều thành phần.
  •  C. Đổi mới cơ chế quản lí và chính sách kinh tế đối ngoại.
  •  D. Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.

Câu 14: Sét, đá vôi thuộc nhóm khoáng sản 

  • A. vật liệu xây dựng.
  • B. phi kim loại.
  • C. nhiên liệu.
  • D. kim loại.

Câu 15: Khoáng sản kim loại (sắt, mangan, thiếc, chì - kẽm...) là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp 

  • A. hoá chất.
  • B. năng lượng, hoá chất.
  • C. vật liệu xây dựng.
  • D. luyện kim đen, luyện kim màu.

Câu 16: Khoáng sản vật liệu xây dựng (sét, đá vôi..... ) là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp

  • A. vật liệu xây dựng.
  • B. năng lượng, hoá chất.
  • C. luyện kim đen, luyện kim màu.
  • D. hoá chất.

Câu 17: Ý nào sau đây không đúng với cơ sở vật chất - kĩ thuật trong công nghiệp nước ta ?

  • A. Mức tiêu hao năng lượng và nguyên vật liệu lớn.
  • B. Cơ sở hạ tầng giao thông, bưu chính viễn thông, điện nước không được cải thiện.
  • C. Cơ sở vật chất kĩ thuật chưa đồng bộ và chỉ tập trung ở một số vùng.
  • D. Trình độ công nghệ thấp, hiệu quả sử dụng thiết bị chưa cao.

Câu 18: Đâu không phải là thuận lợi của dân cư và lao động nước ta đối với phát triển công nghiệp?

  • A. Tính kỉ luật của lao động còn thấp.
  • B. Dân đông, sức mua tăng lên.
  • C. Có khả năng tiếp thu khoa học - kĩ thuật.
  • D. Nguồn lao động dồi dào.

Câu 19: Sự phát triển và phân bố công nghiệp phụ thuộc mạnh mẽ vào các nhân tố

  • A. tự nhiên.
  • B. kinh tế - xã hội.
  • C. khí hậu
  • D. dân cư.

Câu 20: Công nghiệp chỉ có thể phát triển khi 

  • A. lao động ngày càng đông.
  • B. nông nghiệp ngày càng giảm.
  • C. tài nguyên ngày càng nhiều.
  • D. chiếm lĩnh được thị trường.

Câu 21: Cơ sở quan trọng để nước ta phát triển một cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng là

  • A. tài nguyên thiên nhiên phong phú.
  • B.nhu cầu lớn và đa dạng của thị trường.
  • C. cơ sở vật chất kĩ thuật hoàn thiện.
  • D. lao động có trình độ ngày càng cao.

Câu 22: Nguyên nhân quan trọng làm cho cơ cấu công nghiệp nước ta thay đổi là gì?

  • A. Sự phát triển và phân bố của dân cư.
  • B. Sự phân bố của tài nguyên thiên nhiên.
  • C. Sức ép thị trường trong và ngoài nước.
  • D. Tay nghề lao động ngày càng được nâng cao.

Câu 23: Ngành công nghiệp trọng điểm không phải là ngành:

  • A. có thế mạnh lâu dài.
  • B. có tác động mạnh mẽ đến phát triển các ngành kinh tế khác.
  • C. chỉ sử dụng khoa học - kĩ thuật hiện đại.
  • D. mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội.

Câu 24: Nền công nghiệp nước ta có cơ cấu ngành đa dạng nhờ có 

  • A. nguồn lao động dồi dào, có tay nghề cao.
  • B. tài nguyên thiên nhiên phong phú.
  • C. cơ sở hạ tầng từng bước được cải thiện.
  • D. thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Câu 25: Sắt, mangan, crôm, thiếc, chì - kẽm thuộc nhóm khoáng sản nào?

  • A. Khoáng sản phi kim loại.
  • B. Khoáng sản kim loại.
  • C. Khoáng sản nhiên liệu.
  • D. Khoáng sản vật liệu xây dựng.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lí 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lí 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 9

HỌC KỲ

ĐỊA LÍ DÂN CƯ

ĐỊA LÍ KINH TẾ

SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.