Trắc nghiệm địa lí 9: Địa lí kinh tế (P1)

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm đại lí 9: Địa lí kinh tế (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Các mỏ dầu khí của nước ta được phát hiện và khai thác chủ yếu ở

  • A. vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa.
  • B. ven các đảo thuộc vịnh Bắc Bộ.
  • C. vùng thềm lục địa phía Nam.
  • D. vùng biển ven các đảo, quần đảo. 

Câu 2: Kết quả của công cuộc Đổi mới đã tác động như thế nào đến nền kinh tế nước ta?

  • A. Nền kinh tế phát triển chậm, thiếu ổn định, lạm phát gia tăng.
  • B. Thu hút đầu tư nước ngoài, tạo việc làm cho người lao động.
  • C. Phụ thuộc chặt chẽ vào nước ngoài, gia tăng lạm phát.
  • D. Thoát khỏi khủng hoảng, từng bước ổn định và phát triển

Câu 3: Loại rừng nào dưới đây thuộc rừng sản xuất?

  • A. Các dải rừng ngập mặn ven biển.
  • B. Khu dự trữ thiên nhiên.
  • C. Rừng gỗ thông nhựa.
  • D. Các vườn quốc gia. 

Câu 4: Sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt nước ta được biểu hiện là?

  • A. tăng tỉ trọng cây công nghiệp thấp nhất và có xu hướng giảm.
  • B. tăng tỉ trọng cây công nghiệp, giảm tỉ trọng cây lương thực.
  • C. tăng tỉ trọng cây lương thực, giảm tỉ trọng cây công nghiệp.
  • D. tỉ trọng cây lương thực cao nhất và có xu hướng tăng nhanh.

Câu 5: Đâu không phải đặc điểm của nguồn lao động nước ta?

  • A. Nhiều kinh nghiệm trong sản xuất.
  • B. Đông và tăng nhanh.
  • C. Cần cù, chịu khó và sáng tạo.
  • D. Trình độ khoa học – kĩ thuật cao.

Câu 6: Nhà máy nhiệt điện chạy bằng than lớn nhất nước ta là:

  • A. Phú Mỹ.
  • B. Na Dương.
  • C. Phả Lại. 
  • D. Uông Bí

Câu 7: Các loại khoáng sản nhiên liệu là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp?

  • A. sản xuất hàng vật liệu xây dựng.
  • B. chế biến thực phẩm.
  • C. sản xuất hàng tiêu dùng.
  • D. năng lượng. 

Câu 8: Nét đặc trưng của công cuộc Đổi mới ở nước ta là?

  • A. hiện đại hóa kinh tế.
  • B. đa dạng hóa sản phẩm.
  • C. chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
  • D. mở rộng hợp tác quốc tế. 

Câu 9: Lĩnh vực dịch vụ nào của nước ta thu hút nhiều công ty nước ngoài đầu tư?

  • A. Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.
  • B. Quản lí nhà nước, du lịch, giáo dục.
  • C. Kinh doanh tài sản, dịch vụ sửa chữa.
  • D. Đoàn thể và bảo hiểm bắt buộc. 

Câu 10: Ngành công nghiệp nào chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta?

  • A. Công nghiệp điện.
  • B. Công nghiệp khai thác nhiên liệu.
  • C. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
  • D. Công nghiệp dệt may

Câu 11: Vùng nông nghiệp nào sau đây của nước ta thường xuyên chịu ảnh hưởng của tình trạng rét đâm, rét hại?

  • A. Đông Nam Bộ.
  • B. Tây Nguyên.
  • C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  • D. Bắc Trung Bộ. 

Câu 12: Các ngành nông nghiệp, công nghiệp được cung cấp nguyên liệu, vật tư sản xuất là nhờ

  • A. dịch vụ cộng đồng.
  • B. ngân hàng, tài chính.
  • C. bưu chính viễn thông.
  • D. giao thông vận tải.

Câu 13: Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất của nước ta là

  • A. Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.
  • B. Trung du miền núi Bắc Bộ và Đông Nam Bộ.
  • C. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
  • D. Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.

Câu 14: Vai trò quan trọng nhất của giao thông vận tải nước ta là?

  • A. đào tạo và nâng cao trình độ lao động trong nước.
  • B. thực hiện các mối liên kết kinh tế trong nước và ngoài nước.
  • C. tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị lớn để xuất khẩu.
  • D. đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, ổn định. 

Câu 15: Đâu không phải nguyên nhân làm cho sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh hơn sản lượng thủy sản khai thác?

  • A. Người dân có nhiều kinh nghiệm trong ngành nuôi trồng hơn.
  • B. Nguồn lợi thủy sản ngày càng suy giảm.
  • C. Hoạt động khai thác phụ thuộc vào tự nhiên.
  • D. Ngành nuôi trồng chủ động được nguồn hàng. 

Câu 16: Điều kiện tiên quyết nào giúp nước ta có thể phát triển được các tuyến đường hàng không và đường biển quốc tế quan trọng?

  • A. Chính sách của nhà nước.
  • B. Kinh tế ngày càng phát triển.
  • C. Vị trí địa lí.
  • D. Trình độ lao động cao. 

Câu 17: Sự thay đổi từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực Nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần là biểu hiện của?

  • A. sự chuyển dịch cơ cấu GDP của nền kinh tế.
  • B. sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế.
  • C. sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
  • D. sự chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ. 

Câu 18: Thị trường khu vực châu Á – Thái Bình Dương bao gồm các nước

  • A. châu Âu.
  • B. Bắc Mỹ và Mỹ Latinh.
  • C. châu Phi.
  • D. ASEAN, Đông Á. 

Câu 19: Đặc điểm nào của tài nguyên khoáng sản là cơ sở để nước ta phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm.

  • A. Phân bố rộng khắp.
  • B. Chủng loại đa dạng.
  • C. Chât lượng tốt.
  • D. Trữ lượng lớn. 

Câu 20: Hình thức chăn nuôi đang được mở rộng phát triển ở nhiều địa phương nước ta là

  • A. Chăn nuôi chăn thả.
  • B. Chăn nuôi công nghiệp.
  • C. Chăn nuôi truồng trại.
  • D. Chăn nuôi nửa truồng trại. 

Câu 21: Hai nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất ở nước ta là?

  • A. đất phù sa, đất feralit.
  • B. đất mặn, đấy mùn núi cao.
  • C. đất badan, đất cát ven biển.
  • D. đất mùn thô, đất xám phù sa cổ. 

Câu 22: Nước ta có nhiều nét tương đồng trong văn hóa phương Đông nên thị trường buôn bán với nước ta là

  • A. Liên minh châu Âu.
  • B. Thị trường Bắc Mỹ.
  • C. Thị trường Nam Mĩ.
  • D. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương. 

Câu 23: Lợi thế lớn nhất của ngành nuôi trồng thủy sản so với đánh bắt thủy sản ở nước ta là

  • A. Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nuôi trồng hơn đánh bắt.
  • B. Nuôi trồng thủy sản đòi hỏi vốn đầu tư ít và ít rủi ro hơn.
  • C. Nuôi trồng chủ động được nguồn hàng, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, đánh bắt phụ thuộc vào tự nhiên.
  • D. Nuôi trồng cung cấp các mặt hàng thủy sản phong phú, đa dạng hơn đánh bắt. 

Câu 24: Nguyên nhân chủ yếu giúp cho chăn nuôi gia cầm lại phát triển ở các khu vực đồng bằng: đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng?

  • A. Nguồn thức ăn, phụ phẩm từ ngành trồng trọt đa dạng và thị trường tiêu thụ lớn.
  • B. Cơ sở dịch vụ thú y phát triển và hiện đại nhất cả nước.
  • C. Người dân có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi gia cầm.
  • D. Có nhiều giống gia cầm mới cho năng suất cao, chất lượng tốt.

Câu 25: Cuối những năm 80 của Thế kỉ XX, kinh tế nước ta rơi vào khủng hoảng kéo dài. Nhân tố nào sau đây đóng vai trò quan trọng nhất, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế và từng bước phát triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa?

  • A. Dân cư và lao động.
  • B. Thị trường trong và ngoài nước.
  • C. Cơ sở vật chất – kĩ thuật và cơ sở hạ tầng.
  • D. Chính sách phát triển của Nhà nước. 

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lí 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lí 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 9

HỌC KỲ

ĐỊA LÍ DÂN CƯ

ĐỊA LÍ KINH TẾ

SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.