Câu 1: Khu vực Tây Nguyên của nước ta lại có tỉ số giới tính cao do
- A. chuyển cư.
- B. xuất cư.
- C. đô thị hóa.
-
D. nhập cư.
Câu 2: Trước đây, tỉ số giới tính của nước ta mất cân đối do nguyên nhân chủ yếu nào
- A. Dịch bệnh lây lan.
- B. Đô thị hóa tự phát.
-
C. Chiến tranh kéo dài.
- D. Phân bố dân cư hợp lí.
Câu 3: So sánh với quy mô dân số của các nước trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới, Việt Nam là nước có
-
A. dân số đông.
- B. dân số ít.
- C. dân số trẻ.
- D. dân số già.
Câu 4: Dân số đông và tăng nhanh gây ra hậu quả gì?
- A. Chất lượng cuộc sống của người dân tăng lên.
- B. Tài nguyên được khai thác đúng mức.
-
C. Sức ép đối với kinh tế, xã hội và môi trường.
- D. Ô nhiễm môi trường được giảm xuống.
Câu 5: Cơ cấu dân số trẻ ở nước ta đã không tạo ra khó khăn về vấn đề
- A. đáp ứng nhu cầu học tập.
- B. giải quyết việc làm.
- C. y tế, giáo dục.
-
D. thiếu lao động trẻ.
Câu 6: Dân số đông và tăng nhanh sẽ không tạo ra hệ quả nào sau đây?
- A. Tạo ra nguồn lao động dồi dào.
- B. Gây áp lực đối với tài nguyên, môi trường và chất lượng cuộc sống.
- C. Tạo ra thị trường tiêu thụ rộng lớn.
-
D. Làm cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước có nhiều thuận lợi.
Câu 7: Vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số thấp nhất nước ta là vùng nào?
- A. Đông Nam Bộ.
- B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
-
C. Đồng bằng Sông Hồng.
- D. Bắc Trung Bộ.
Câu 8: Tỉ suất sinh của nước ta hiện nay tương đối thấp là do
- A. quá trình công nghiệp hóa diễn ra mạnh.
- B. y tế, giáo dục ngày càng phát triển.
- C. cơ cấu dân số trẻ, tâm lí xã hội hiện đại hơn.
-
D. thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình.
Câu 9: Cơ cấu dân số nước ta đang có sự thay đổi theo hướng
- A. tăng tỉ lệ trẻ em và tỉ lệ người trong độ tuổi lao động.
- B. giảm tỉ lệ trẻ em và tỉ lệ người trong độ tuổi lao động.
- C. tăng tỉ lệ trẻ em và tỉ lệ người trên độ tuổi lao động.
-
D. giảm tỉ lệ trẻ em, tăng tỉ lệ người trên độ tuổi lao động.
Câu 10: Sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta từ trẻ sang già chủ yếu do
- A. y tế được cải thiện.
-
B. tỉ suất sinh giảm nhanh.
- C. kinh tế phát triển.
- D. công nghiệp hóa diễn ra mạnh.
Câu 11: Vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta là
- A. Tây Nguyên.
- B. Đông Nam Bộ.
-
C. Đồng bằng sông Hồng.
- D. Bắc Trung Bộ.
Câu 12: Hiện tượng dân số tăng nhanh trong thời gian ngắn vào những năm 50 của thế kỉ XX ở nước ta được gọi là
- A. suy giảm dân số.
-
B. bùng nổ dân số.
- C. già hóa dân số.
- D. bong bóng dân số.
Câu 13: Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nông thôn nước ta cao hơn thành thị do đâu?
- A. Nông thôn có nhiều ruộng đất nên cần nhiều lao động.
-
B. Mặt bằng dân trí và mức sống của người dân thấp.
- C. Quan niệm “ Trời sinh voi, trời sinh cỏ” còn phổ biến.
- D. Ở nông thôn khó áp dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình.
Câu 14: Từ giữa thế kỉ XX trở về trước, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta thấp là do đâu?
-
A. Tỉ suất sinh cao, tỉ suất tử cũng cao.
- B. Tỉ suất sinh thấp, tỉ suất tử thấp.
- C. Tỉ suất sinh cao, tỉ suất tử thấp.
- D. Tỉ số giới tính thấp.
Câu 15: Trong khu vực Đông Nam Á, dân số nước ta đứng thứ ba sau nước nào?
-
A. Inđônexia và Philippin.
- B. Mianma và Lào.
- C. Malaixia và Inđônexia.
- D. Malaixia và Thái Lan.
Câu 16: Nước ta có dân số đông, việc đẩy mạnh sản xuất lương thực - thực phẩm sẽ có ý nghĩa chủ yếu là
-
A. đảm bảo an ninh lương thực.
- B. đa dạng hóa các sản phẩm trong nông nghiệp.
- C. tạo nguồn hàng xuất khẩu.
- D. thúc đẩy công nghiệp hóa
Câu 17: Các vùng lãnh thổ có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số thấp hơn mức trung bình cả nước là
-
A. Đồng bằng Sông Hồng, Đông Bắc, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
- B. Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc.
- C. Duyên hải Nam Trung bộ, Đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc, Đông Nam Bộ.
- D. Tây Nguyên, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 18: Tỉ số giới tính của nước ta vào năm 1979 thấp (94,2%) là do đâu?
- A. Gần về già nam chết nhiều hơn nữ.
- B. Số bé trai sinh ra ít hơn bé gái.
- C. Tuổi thọ của người nữ cao hơn người nam.
-
D. Tác động của chiến tranh kéo dài.
Câu 19: Năm 1999, tỉ lệ dân số nam và nữ của nước ta lần lượt là:
- A. 47,3% và 52,7%.
- B. 48,7% và 51,3%.
-
C. 49,2% và 50,8%.
- D. 48,5% và 51,5%.
Câu 20: Tỉ lệ tăng tự nhiên nước ta từ năm 1970 đến 2003 có chiều hướng:
- A. Tăng lên rồi giảm xuống.
- B. Tăng lên dần.
- C. Giảm xuống rồi tăng lên.
-
D. Giảm xuống dần.
Câu 21: Chọn đáp án đúng:
Hiện tượng "bùng nổ dân số" ở nước ta bắt đầu từ cuối những năm .................. và chấm dứt vào trong những năm cuối thế kỉ XX.
- A. 70
- B. 40
- C. 60
-
D. 50
Câu 22: Chọn đáp án đúng:
Mỗi năm dân số nước ta tăng thêm khoảng ................ triệu người.
- A. 3
- B. 2
-
C. 1
Câu 23: Do tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao trong một thời gian dài nên nước ta có cơ cấu dân số ...........................
-
A. Trẻ
- B. Trung bình
- C. Già
Câu 24: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mặc dù tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên giảm nhưng dân số nước ta vẫn tăng nhanh là
-
A. quy mô dân số lớn.
- B. tỉ lệ nhập cư rất cao.
- C. phong tục của nước ta là sinh đẻ nhiều.
- D. chính sách Nhà nước khuyến khích sinh đẻ.
Câu 25: Ở nước ta, tại sao nhóm tuổi 0-14 có chiều hướng giảm?
-
A. Thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.
- B. Trình độ phát triển của y học ngày càng cao.
- C. Quá trình công nghiệp hóa diễn ra mạnh.
- D. Tỉ lệ tử vong của trẻ em rất cao.