Câu 1: Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta đang có sự thay đổi như sau :
- A. Tỉ lệ trẻ em giảm xuống
- B. Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động tăng lên
- C. Tỉ lệ người trên độ tuổi lao động tăng lên
-
D. Tất cả đều đúng
Câu 2: Nước ta nằm trong số các nước có :
- A. Mật độ dân số cao nhất thế giới
- B. Mật độ dân số khá cao trên thế giới
-
C. Mật độ dân số cao trên thế giới
- D. Tất cả đều sai
Câu 3: Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc, có tất cả:
- A. 45 dân tộc
- B. 48 dân tộc
-
C. 54 dân tộc
- D. 58 dân tộc.
Câu 4: Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở đâu?
- A. Trung du
-
B. Cao nguyên và vùng núi
- C. Đồng bằng
- D. Gần cửa sông
Câu 5: Nói Việt Nam là một nước đông dân là vì:
- A. Việt Nam có 79,7 triệu người (2002)
- B. Lãnh thổ đứng thứ 58 về diện tích.
-
C. Dân số đứng thứ 13 trên thế giới
- D. Lãnh thổ hẹp, dân số nhiều.
Câu 6: Việt Nam đã trải qua giai đoạn bùng nổ dân số trong giai đoạn:
- A. Từ 1945 trở về trước
- B. Trừ 1945 đến 1954
-
C. Từ những năm 50 đến hết thế kỷ XX
- D. Từ năm 2000 đến nay.
Câu 7: Trong giai đoạn hiện nay, tỷ lệ sinh giảm là do:
- A. Nhà Nước không cho sinh nhiều
- B. Tâm lý trọng nam khinh nữ không còn
- C. Số phụ nữ trong độ tuổi sinh sản giảm
-
D. Thực hiện tốt kế hoạch hoá gia đình.
Câu 8: Phân theo cơ cấu lãnh thổ, nguồn lao động nước ta chủ yếu phân bố ở:
-
A. Nông thôn
- B. Thành thị
- C. Vùng núi cao
- D. Hải đảo.
Câu 9: Phân theo trình độ, nguồn lao động nước ta chủ yếu là:
- A. Đã qua đào tạo
- B. Lao động trình độ cao
- C. Lao động đơn giản
-
D. Chưa qua đào tạo
Câu 10: Nguồn lao động bao gồm những đối tượng nào?
- A. Dưới tuổi lao động ( Từ 0 – 14 tuổi )
-
B. Trong tuổi lao động (Từ 15 – 59 tuổi)
- C. Quá tuổi lao động ( Từ 59 tuổi trở lên )
- D. Trong và quá tuổi lao động.
Câu 11: Với diện tích 100 965 km2, dân số chiếm 11,5 triệu người (2002) so với cả nước, Trung du và miền núi chiếm khoảng:
-
A. 31% diện tích 15% dân số
- B. 35,1% diện tích 25% dân số
- C. 31,7% diện tích 14,4% dân số
- D. 42,5% diện tích 18,2% dân số
Câu 12: Chiều dài đường bờ biển và diện tích vùng biển của nước ta tương ứng là
- A. 3 160 km và khoảng 0,5 triệu km2
-
B. 3. 260km và khoảng 1 triệu km2
- C. 3. 460 km và khoảng 2 triệu km2
- D. 2. 360 km và khoảng 1,0 triệu km2
Câu 13: Hệ thống đảo ven bờ nước ta phân bố tập trung nhất ở vùng biển thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- A. Thanh Hóa, Đà Nẵng, Bình Định, Cà Mau
- B. Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Sóc Trăng
- C. Thái Bình, Phú Yên, Ninh Thuận, Bạc Liêu
-
D. Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang
Câu 14: Đi từ đất liền ra đến ranh giới vùng biển quốc tế, các bộ phận của vùng biển nước ta lần lượt là
- A. lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, nội thủy, đặc quyền kinh tế
- B. tiếp giáp lãnh hải, lãnh hải, đặc quyền kinh tế, nội thủy
-
C. nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế
- D. đặc quyền kinh tế, nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải
Câu 15: Một trong những hoạt động đang được ưu tiên của ngành thủy sản nước ta hiện nay là
-
A. phát triển khai thác hải sản xa bờ
- B. tập trung khai thác hải sản ven bờ
- C. đầu tư đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
- D. hình thành các cảng cá dọc bờ biển
Câu 16: Du lịch biển của nước ta hiện nay mới chỉ chủ yếu tập trung khai thác hoạt động
- A. thể thao trên biển
-
B. tắm biển
- C. lặn biển
- D. khám phá các đảo
Câu 17: Nước ta có bao nhiêu hòn đảo:
- A. 2000
- B. 3000
-
C. 4000
- D. 5000
Câu 18: Dọc bờ biển nước ta có:
- A. Dưới 100 bãi tắm
- B. 100 – 110 bãi tắm
- C. 110 – 120 bãi tắm
-
D. Trên 120 bãi tắm
Câu 19: Trong cơ cấu kinh tế của vùng, ngành chiếm tỷ trọng nhỏ nhất là:
-
A. Nông – lâm – ngư nghiệp.
- B. Công nghiệp, xây dựng.
- C. Dịch vụ.
- D. Không có ngành nào.
Câu 20: Cây trồng quan trọng nhất của vùng là
- A. Hạt điều
- B. Hồ tiêu
- C. Cà phê
-
D. Cao su
Câu 21: Các ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển ở Đông Nam Bộ là:
- A. Dệt – may, da- giầy, gốm sứ.
- B. Dầu khí, phân bón, năng lượng.
- C. Chế biến lương thực- thực phẩm, cơ khí.
-
D. Dầu khí, điện tử, công nghệ cao.
Câu 22: Cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ là:
- A. Điều
- B. Cà phê
-
C. Cao su
- D. Hồ tiêu
Câu 23: Vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc đẩy mạnh thâm canh cây trồng ở Đông Nam Bộ là:
-
A. Thủy lợi
- B. Phân bón
- C. Bảo vệ rừng đầu nguồn
- D. Phòng chống sâu bệnh
Câu 24: Dân tộc có số dân đông nhất là:
- A. Tày
-
B. Việt (Kinh)
- C. Chăm
- D. Mường
Câu 25: Trong số 54 dân tộc, chiếm số lượng lớn nhất chỉ sau dân tộc Kinh theo thứ tự lần lượt là:
- A. Mường, Khơ –me
- B. Thái, Hoa
-
C. Tày, Thái
- D. Mông, Nùng
Câu 26: Theo điều kiện phát triển hiện nay, dân số nước ta đông, sẽ tạo nên:
- A. Một thị trường tiêu thụ mạnh, rộng.
- B. Nguồn cung cấp lao động lớn
- C. Trợ lực cho việc phát triển sản xuất và nâng cao mức sống.
-
D. Tất cả đều đúng
Câu 27: Sự bùng nổ của dân số nước ta bắt đầu từ các năm của thế kỉ XX là:
- A. Cuối thập kỉ 30
- B. Đầu thập kỉ 50
-
C. Đầu thập kỉ 60
- D. Đầu thập kỉ 70
Câu 28: Qúa trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay có đặc điểm gì?
- A. Trình độ đô thị hóa thấp
- B. Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được tốc độ đô thị hóa
- C. Tiến hành không đồng đều giữa các vùng
-
D. Tất cả các đặc điểm trên
Câu 29: Tình trạng dân cư tập trung ở vùng nông thôn đã không dẫn đến kết quả nào dưới đây:
- A. Đất nông nghiệp bình quân đầu người giảm
-
B. Mức sống dân cư nông thôn tiến gần đến mức sống thành thị.
- C. Tình trạng dư thừa lao động
- D. Nhu cầu giáo dục, y tế căng thẳng
Câu 30: Yếu tố nào không phải là nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ lao động thiếu việc làm ở nông thôn nước ta còn khá cao?
- A. Tính chất mùa vụ của sản xuất nông nghiệp
-
B. Tâm lí ưa nhàn hạ, thoải mái của nông dân
- C. Sự phát triển ngành nghề còn hạn chế
- D. Tính chất tự cung, tự cấp của nông nghiệp nước ta
Câu 31: Từ năm 1999 – 2003 số lao động hoạt động trong ngành kinh tế tăng từ:
- A. 35,1 triệu -> 43,1 triệu
- B. 30 triệu -> 41,3 triệu
-
C. 30,1 triệu -> 41,3 triệu
- D. 30,5 triệu -> 40,3 triệu
Câu 32: Nhìn chung từ năm 1989 đến năm 2003, cơ cấu sử dụng lao động theo ngành ở nước ta đã chuyển theo hướng tích cực, biểu hiện ở:
- A. Số lượng lao động nông nghiệp tăng
- B. Tỉ lệ lao động trong ba ngành đều tăng
-
C. Giảm tỉ lệ lao động nông nghiệp, tăng tỉ lệ trong lao động công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.
- D. Tăng tỉ trọng trong công nghiệp, giảm tỉ lệ trong lao động nông nghiệp và dịch vụ.
Câu 33: Trung tâm du lịch lớn nhất của Đông Nam Bộ và cả nước là:
- A. Vũng Tàu
-
B. TP Hồ Chí Minh
- C. Đà Lạt
- D. Nha Trang
Câu 34: Đông Nam Bộ có thể phát triển nhanh không phải là nhờ:
- A. Là trung tâm kinh tế phía Nam.
- B. Gần nhiều vùng giàu tiềm năng.
- C. Gần trung tâm các nước Đông Nam Á.
-
D. Nền nông nghiệp tiên tiến nhất.
Câu 35: Đầu mối giao thông vận tải hàng đầu của Đông Nam Bộ và cả nước là:
- A. Vũng Tàu
-
B. TP Hồ Chí Minh
- C. Đà Lạt
- D. Nha Trang
Câu 36: Những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động là:
-
A. Dệt may
- B. Điện
- C. Hoá chất
- D. Khai thác dầu.
Câu 37: Mặt hàng không phải xuất khẩu hàng đầu của Đông Nam Bộ là:
- A. Dầu thô
- B. Thực phẩm chế biến
-
C. Than đá
- D. Hàng nông sản
Câu 38: Khó khăn của vùng đối với phát triển kinh tế là :
- A. Chỉ có hai tỉnh và thành phố giáp biển (TP HCM và Bà Rịa – Vũng Tàu)
- B. Đất đai kém màu mỡ, thời tiết thất thường
-
C. Ít khoáng sản, rừng và tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường.
- D. Tài nguyên sinh vật hạn chế và có nguy cơ suy thoái
Câu 39: Đặc điểm không đúng với vùng ĐNB là :
- A. Dân cư đông đúc, mật độ dân số khá cao
-
B. Thị trường tiêu thụ hạn chế do đời sống nhân dân ở mức cao
- C. Lực lượng lao động dồi dào, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- D. Có sức hút mạnh mẽ với lao động cả nước.
Câu 40: Các thành phố tạo thành tam giác công nghiệp mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là:
-
A. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu.
- B. TP. Hồ Chí Minh, Thủ dầu Một, Vùng Tàu.
- C. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Bình Dương.
- D. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Đồng Nai.