Câu 1: Tỉ lệ dân số thành thị ở Đông Nam Bộ đã vượt quá mức:
-
A. 50 %
- B. 40 %
- C. 30 %
- D. 10 %
Câu 2: Chỉ số phát triển dân cư, xã hội ở Đông Nam Bộ thấp hơn trung bình cả nước là:
- A. Tỉ lệ người lớn biết chữ
- B. Tỉ lệ dân số thành thị
-
C. Tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị
- D. Tuổi thọ trung bình
Câu 3: Các di tích lịch sử, văn hóa ở Đông Nam Bộ là:
-
A. Bến Cảng Nhà Rồng, Địa đạo Củ Chi, Nhà Tù Côn Đảo.
- B. Bến Cảng Nhà Rồng, Địa đạo Củ Chi, Thánh địa Mỹ Sơn.
- C. Địa đạo Củ Chi, Nhà Tù Côn Đảo, Phố cổ Hội An.
- D. Nhà Tù Côn Đảo, Phố cổ Hội An, Bến Cảng Nhà Rồng.
Câu 4: Khoáng sản quan trọng nhất ở Đông Nam Bộ là:
- A. Than
-
B. Dầu khí
- C. Boxit
- D. Đồng
Câu 5: Thành phố có sức thu hút lao động nhất cả nước ở Đông Nam Bộ là:
- A. Biên Hòa
- B. Thủ Dầu Một
-
C. TP. Hồ Chí Minh
- D. Bà Rịa – Vũng Tàu
Câu 6: Cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ là:
- A. Điều
- B. Cà phê
-
C. Cao su
- D. Hồ tiêu
Câu 7: Vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc đẩy mạnh thâm canh cây trồng ở Đông Nam Bộ là:
-
A. Thủy lợi
- B. Phân bón
- C. Bảo vệ rừng đầu nguồn
- D. Phòng chống sâu bệnh
Câu 8: Tỷ lệ dầu thô khai thác ở Đông Nam Bộ so với cả nước chiếm:
- A. 30 %
- B. 45 %
- C. 90 %
-
D. 100 %
Câu 9: Năm 2002, GDP 3 vùng kinh tế trọng điểm của cả nước đạt 289 500 tỉ đồng, chiếm bao nhiêu % GDP của cả nước? (biết rằng năm 2002, GDP của cả nước là 534 375 tỉ đồng).
-
A. 54,17%.
- B. 184,58%.
- C. 541,7%.
- D. 5,41%.
Câu 10: Vấn đề bức xúc nhất hiện nay ở Đông Nam Bộ là:
- A. Nghèo tài nguyên
- B. Dân đông
- C. Thu nhập thấp
-
D. Ô nhiễm môi trường
Câu 11: Cây trồng nào sau đây không được trồng ở vùng Đông Nam Bộ
- A. Cao su
-
B. Chè
- C. Cà phê
- D. Điều
Câu 12: Cây cao su được trồng nhiều nhất ở những tỉnh:
- A. Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương.
- B. Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương.
-
C. Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai.
- D. Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu
Câu 13: Ngành công nghiệp ở Đông Nam Bộ tập trung chủ yếu ở:
- A. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Bình Dương.
-
B. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu.
- C. TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai.
- D. Biên Hòa, Vũng Tàu, Bình Dương.
Câu 14: Đầu mối giao thông vận tải hàng đầu của Đông Nam Bộ và cả nước là:
- A. Vũng Tàu
-
B. TP Hồ Chí Minh
- C. Đà Lạt
- D. Nha Trang
Câu 15: Những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động là:
-
A. Dệt may
- B. Điện
- C. Hoá chất
- D. Khai thác dầu.
Câu 16: Mặt hàng không phải xuất khẩu hàng đầu của Đông Nam Bộ là:
- A. Dầu thô
- B. Thực phẩm chế biến
-
C. Than đá
- D. Hàng nông sản
Câu 17: Khó khăn của vùng đối với phát triển kinh tế là :
- A. Chỉ có hai tỉnh và thành phố giáp biển (TP HCM và Bà Rịa – Vũng Tàu)
- B. Đất đai kém màu mỡ, thời tiết thất thường
-
C. Ít khoáng sản, rừng và tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường.
- D. Tài nguyên sinh vật hạn chế và có nguy cơ suy thoái
Câu 18: Đặc điểm không đúng với vùng ĐNB là :
- A. Dân cư đông đúc, mật độ dân số khá cao
-
B. Thị trường tiêu thụ hạn chế do đời sống nhân dân ở mức cao
- C. Lực lượng lao động dồi dào, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- D. Có sức hút mạnh mẽ với lao động cả nước.
Câu 19: Các thành phố tạo thành tam giác công nghiệp mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là:
-
A. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu.
- B. TP. Hồ Chí Minh, Thủ dầu Một, Vùng Tàu.
- C. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Bình Dương.
- D. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Đồng Nai.
Câu 20: Các tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ nhưng không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là:
- A. Bà Rịa - Vũng Tàu
- B. Đồng Nai
- C. Bình Dương
-
D. Tây Ninh
Câu 21: Tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nhưng không thuộc vùng Đông Nam Bộ là:
- A. Đồng Nai
- B. Bình Phước
-
C. Long An
- D. Bình Dương
Câu 22: Các dân tộc ít người sinh sống ở Đồng bằng sông Cửu Long là:
- A. Tày, Nùng, Thái.
- B. Gia Rai, Ê Đê, Ba Na.
-
C. Khơ me, Chăm, Hoa.
- D. Giáy, Dao, Mông.
Câu 23: Đồng bằng sông Cửu Long được tạo nên bởi phù sa của sông?
- A. Đồng Nai.
-
B. Mê Công.
- C. Thái Bình.
- D. Sông Hồng.
Câu 24: Chỉ số phát triển nào Đồng bằng Sông Cửu Long cao hơn bình quân chung cả nước?
-
A. Thu nhập bình quân
- B. Tỷ lệ hộ nghèo
- C. Thu nhập bình quân
- D. Tỉ lệ người lớn biết chữ
Câu 25: Loại hình giao thông vận tải phát triển nhất vùng là:
-
A. Đường sông
- B. Đường sắt
- C. Đường bộ
- D. Đường biển.
Câu 26: Có một chợ đặc trưng của vùng đồng bằng Sông Cửu Long:
- A. Chợ đêm
- B. Chợ gỗ
-
C. Chợ nổi
- D. Chợ phiên.
Câu 27: Trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp ở ĐBSCL, chiếm tỉ trọng lớn nhất là ngành
- A. Sản xuất vât liệu xây dựng
- B. Sản xuất hàng tiêu dung.
- C. Công nghiệp cơ khí
-
D. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
Câu 28: Sản phẩm công nghiệp nào của Đông Nam Bộ chiếm tỉ trọng cao nhất cả nước?
- A. Điện.
- B. Hóa chất.
-
C. Dầu thô.
- D. Dệt may.
Câu 29: Trong cơ cấu công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, ngành công nghiệp nào chiếm tỉ trọng cao nhất?
- A. Cơ khí nông nghiệp.
-
B. Chế biến lương thực, thực phẩm.
- C. Vật liệu xây dựng.
- D. Khai khoáng.
Câu 30: Vùng nào là vùng thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất nước ta?
- A. Đồng bằng sông Hồng.
- B. Đồng bằng sông Cửu Long.
- C. Tây Nguyên.
-
D. Đông Nam Bộ.
Câu 31: Một cơn bão xuất hiện ở Biển Đông Việt Nam cách bờ biển Quảng Trị 15 hải lí. Vậy vị trí tâm bão cách bờ biển Quảng Trị bao nhiêu Km?
- A. 28,870
- B. 27,870
- C. 28,780
-
D. 27,780
Câu 32: Loại hình giao thông vận tải phát triển nhất vùng Đồng bằng Sông Cửu Long là:
-
A. Đường sông
- B. Đường sắt
- C. Đường bộ
- D. Đường biển
Câu 33: Cây trồng nào sau đây không phải là thế mạnh của vùng Đông Nam Bộ
- A. Cây công nghiệp lâu năm
-
B. Cây lương thực
- C. Cây công nghiệp hàng năm
- D. Cây ăn quả
Câu 34: Trong nền văn hóa Việt Nam, nền văn hóa của các dân tộc thiểu số có vị trí.
- A. Bổ sung làm hoàn chỉnh nền văn hóa Việt Nam.
- B. Làm cho nền văn hóa Việt Nam muôn màu, muôn vẻ.
-
C. Góp phần quan trọng trong sự hình thành nền văn hóa Việt Nam.
- D. Trở thành bộ phận riêng của nền văn hóa Việt Nam.
Câu 35: Nghề thủ công của các dân tộc Thái, Tày là.
- A. Làm đồ gốm.
-
B. Dệt thổ cẩm.
- C. Khảm bạc.
- D. Trạm trổ.
Câu 36: Nét Văn hóa riêng của mỗi dân tộc được thể hiện ở những mặt.
-
A. Ngôn ngữ, trang phục, phong tục tập quán.
- B. Kinh nghiệm lao động sản xuất, ngôn ngữ.
- C. Các nghề truyền thống của mỗi dân tộc,trang phục.
- D. Ngôn ngữ, trang phục, đia bàn cư trú.
Câu 37: Dân số đông và tăng nhanh gây ra hậu quả.
-
A. Sức ép đối với kinh tế, xã hội và môi trường.
- B. Chất lượng cuộc sống của người dân giảm.
- C. Hiện tượng ô nhiễm môi trường gia tăng.
- D. Tài nguyên ngày càng cạn kiệt, xã hội bất ổn.
Câu 38: Số dân nước ta năm 2003 là :
- A. 76,6 triệu người
- B. 79,7 triệu người
-
C. 80,9 triệu người
- D. 76,3 triệu người
Câu 39: Chất lượng cuộc sống ở nước ta đang được nâng cao, biểu hiện nào sau đây sai :
- A. Tỉ lệ người lớn biết chữ nâng lên
-
B. Cơ cấu sử dụng lao động thay đổi theo hướng tích cực
- C. Thu nhập bình quân đầu người tăng
- D. Người dân được hưởng các dịch vụ xã hội tốt hơn
Câu 40: Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta năm 1999 là :
- A. 1,52%
- B. 1,12%
-
C. 1,43%
- D. 1,37%