Câu 1: Đông Nam Bộ có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài, nguyên nhân không phải vì
- A. Vị trí địa lí thuận lợi cho giao thương trong nước và quốc tế.
- B. Dân cư đông, có tay nghề cao; cơ sở hạ tầng – kĩ thuật khá đồng bộ.
- C. Chính sách mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài.
-
D. Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời nhất cả nước
Câu 2: Duyên hải Nam Trung Bộ có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất cho việc?
-
A. phát triển tổng hợp kinh tế biển.
- B. hình thành vùng trọng điểm lương thực của cả nước.
- C. hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm.
- D. phát triển mô hình nông – lâm kết hợp.
Câu 3: Nhóm đất có giá trị lớn nhất, thích hợp cho phát triển sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Cửu Long là
- A. Đất mặn.
- B. Đất phèn.
-
C. Đất phù sa ngọt
- D. Đất feralit.
Câu 4: Khó khăn của việc phát triển kinh tế cửa khẩu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ trong giai đoạn hiện nay không phải là
- A. Địa hình miền núi hiểm trở, giao thông qua lại khó khăn.
- B. Cơ sở hạ tầng vật chất các vùng cửa khẩu còn yếu kém.
-
C. Mâu thuẫn, tranh chấp ở vùng biên giới phía Bắc diễn ra liên tục
- D. Tình trạng buôn lậu hàng hóa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc.
Câu 5: Đặc điểm dân cư – xã hội không đúng với Đông Nam Bộ là
- A. là vùng đông dân.
-
B. mật độ dân số cao nhất cả nước.
- C. người dân năng động, sáng tạo.
- D. có nhiều di tích lịch sử, văn hóa.
Câu 6: Một trong những khó khăn lớn nhất về tự nhiên ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân vùng Bắc Trung Bộ là
- A. cơ sở hạ tầng yếu kém.
- B. mật độ dân cư thấp.
- C. tài nguyên thiên nhiên hạn chế.
-
D. thường xuyên xảy ra thiên tai.
Câu 7: Loại hình giao thông giữ vai trò quan trọng trong đời sống và hoạt động giao lưu kinh tế của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long là
- A. Đường ô tô.
-
B. Đường thủy
- C. Đường hàng không.
- D. Đường biển.
Câu 8: Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển mạnh nghề làm muối chủ yếu vì
- A. biển có độ mặn cao nhất cả nước.
- B. lượng mưa rất ít, vị trí sát biển.
-
C. khí hậu khô ráo quanh năm, lượng mưa rất thấp, ít cửa sông.
- D. nhu cầu tiêu thụ muối lớn cho chế biến thủy sản đông lạnh.
Câu 9: Khó khăn về điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng lớn nhất đến đầu ra của sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên là
- A. giao thông vận tải chưa phát triển.
- B. chất lượng các mặt hàng nông sản còn kém.
-
C. sự biến động của giá nông sản.
- D. thị trường tiêu thụ còn hạn chế
Câu 10: Nội dung nào sau đây không thể hiện đúng đặc điểm công nghiệp của Tây Nguyên?
-
A. Chiếm tỉ lệ khá cao trong cơ cấu GDP.
- B. Đang chuyển biến theo hướng tích cực.
- C. Công nghiệp chế biến nông - lâm sản phát triển khá nhanh.
- D. Các nhà máy thủy điện với quy mô lớn đã và đang được triển khai.
Câu 11: Đâu không phải là đặc điểm dân cư – xã hội của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ ?
- A. Địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người.
- B. Trình độ dân cư – xã hội chênh lệch giữa Đông Bắc và Tây Bắc.
-
C. Dân cư đông, mật độ dân số cao
- D. Người dân có nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp
Câu 12: Các ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành ở Đông Nam Bộ là
- A. dệt may, da – giày, gốm – sứ.
- B. dầu khí, phân bón, năng lượng.
- C. chế biến lương thực, cơ khí.
-
D. dầu khí, điện tử, công nghệ cao.
Câu 13: Bình quân sản lượng lương thực theo đầu người ở đồng bằng sông Hồng thấp hơn nhiều so với đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là do?
- A. sản lượng lương thực ít.
- B. năng suất lúa thấp.
-
C. dân số quá đông.
- D. diện tích lúa bị thu hẹp.
Câu 14: Hoạt động vận tải biển nước ta ngày càng được chú trọng phát triển trong những năm gần đây không phải vì
- A. Có ưu điểm chuyên chở được hàng nặng trên quãng đường xa, giá cả hợp lí.
- B. Vận tải biển tạo điều kiện đẩy mạnh giao lưu kinh tế với các nước trên thế giới.
- C. Phù hợp với xu thế hội nhập, toàn cầu hóa kinh tế
-
D. Không yêu cầu đầu tư hệ thống cơ sở vật chất hiện đại và trình độ lao động cao.
Câu 15: Ý nghĩa môi trường của việc trồng và bảo vệ rừng ở Tây Nguyên?
- A. Góp phần ổn định nguồn nước cho các nhà máy thủy điện.
-
B. Hạn chế xói mòn, sạt lở đất ở vùng núi, lũ lụt ở vùng đồng bằng hạ lưu.
- C. Bảo vệ nguồn nước ngầm cho sản xuất và sinh hoạt.
- D. Đảm bảo nguyên liệu gỗ cho công nghiệp chế biến lâm sản, sản xuất giấy
Câu 16: Ngành kinh tế biển nào sau đây ít được chú trọng phát triển nhất ở vùng biển và ven biển đồng bằng sông Hồng?
- A. Đánh bắt thủy sản.
- B. Nuôi trồng thủy sản.
-
C. Khai thác khoáng sản biển.
- D. Phát triển du lịch.
Câu 17: Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu công nghiệp của đồng bằng sông Cửu Long, nguyên nhân chủ yếu vì
- A. Có thế mạnh về nguồn lao động dồi dào, không yêu cầu trình độ cao.
-
B. Nguyên liệu phong phú từ sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp.
- C. Nhu cầu tiêu thụ lớn của thị trường trong và ngoài nước.
- D. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển
Câu 18: Điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là
-
A. Đất badan màu mỡ, khí hậu nhiệt đới cận xích đạo.
- B. Nguồn nước dồi dào, địa hình cao nguyên xếp tầng rộng lớn.
- C. Người dân có nhiều kinh nghiệm canh tác cây cà phê.
- D. Thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước rộng lớn.
Câu 19: Nội dung nào sau đây không thể hiện việc vai trò của hệ thống đê điều ở đồng bằng sông Hồng
- A. Tránh được nguy cơ phá hoại của lũ lụt vào mùa mưa bão.
-
B. Bồi đắp phù sa màu mỡ hằng năm cho vùng đất trong đê.
- C. Giữ gìn và phát triển các di lịch sử, giá trị văn hóa.
- D. Là một phần quan trọng trong mạng lưới giao thông của vùng
Câu 20: Ý nghĩa về mặt an ninh quốc phòng của các đảo và quần đảo là
- A. Là cơ sở để khai thác có hiệu quả các nguồn lợi thủy sản.
- B. Là hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển, hội nhập với thế giới.
- C. Tạo việc làm, nâng cao đời sống của người dân vùng đảo.
-
D. Là cơ sở để khẳng định chủ quyền nước ta trên vùng biển và thềm lục địa