Câu 1: Các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta là
- A. năng lượng, chế biến lương thực thực phẩm, dệt may.
- B. luyện kim, hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng.
- C. luyện kim màu, khai thác than, dệt may.
-
D. hóa chất, luyện kim, chế biến lâm sản
Câu 2: Ở nước ta, chăn nuôi chiếm tỉ trọng thấp trong nông nghiệp nguyên nhân chủ yếu do
- A. Nước ta có khí hậu thất thường, nhiều thiên tai nên chăn nuôi khó phát triển.
- B. Không có nhiều đồng cỏ, nguồn thức ăn còn thiếu.
-
C. Giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao còn ít, chất lượng thấp.
- D. Cơ sở vật chất cho chăn nuôi còn yếu kém
Câu 3: Quy mô dân số, sức mua của nhân dân tăng lên và sự phát triển kinh tế có tác động gì đến hoạt động thương mại nước ta?
-
A. Tạo nên mức độ tập trung khác nhau.
- B. Cán cân thương mại dương.
- C. Giá trị xuất khẩu tăng nhanh chóng.
- D. Thị trường ngoài nước được mở rộng.
Câu 4: Ý nào sau đây không phải là biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta?
- A. Chuyển dịch cơ cấu ngành.
- B. Chuyển dịch cơ cấu thành phần.
- C. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ.
-
D. Chuyển dịch cơ cấu theo tuổi.
Câu 5: Việc tạo ra các thế mạnh công nghiệp khác nhau của từng vùng trên lãnh thổ nước ta là do
- A. nhiều loại tài nguyên khác nhau.
-
B. sự phân bố của tài nguyên.
- C. chính sách phát triển.
- D. cơ sở vật chất – kĩ thuật.
Câu 6: Đặc điểm thuận lợi của tài nguyên khoáng sản nước ta để phát triển công nghiệp?
- A. Phân bố chủ yếu ở miền núi.
- B. Chủ yếu là các mỏ vừa và nhỏ.
- C. Đang ngày càng cạn kiệt.
-
D. Đa dạng.
Câu 7: Cây lương thực ở nước ta bao gồm:
-
A. lúa, ngô, khoai, sắn.
- B. lạc, khoai, sắn, mía.
- C. lúa, ngô, đậu tương, lạc.
- D. mía, đậu tương, khoai, sắn.
Câu 8: Mặt hàng nào sau đây không phải là hàng xuất khẩu phổ biến nước ta ?
- A. Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp.
- B. Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản.
-
C. Tư liệu sản xuất ( máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu).
- D. Hàng nông – lâm – thủy sản.
Câu 9: Ở nước ta đất feralit thích hợp nhất để trồng:
-
A. cây công nghiệp lâu năm.
- B. cây rau đậu.
- C. hoa màu.
- D. cây lương thực.
Câu 10: Tài nguyên du lịch tự nhiên của nước ta gồm
- A. các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, văn hóa, dân gian.
- B. các lễ hội truyền thống, làng nghề truyền thống.
- C. vườn quốc gia, di tích lịch sử, phong cảnh.
-
D. phong cảnh, bãi tắm đẹp, khí hậu tốt, vườn quốc gia.
Câu 11: Vai trò quan trọng nhất của rừng phòng hộ là
- A. cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến.
- B. đem lại mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
-
C. hạn chế thiên tai, lũ lụt; chắn cát, chắn sóng ven biển.
- D. tạo việc làm, đem lại thu nhập cho người dân.
Câu 12: Những loại hình vận tải nào sau đây phát triển sẽ thúc đẩy mạnh mẽ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta?
- A. Vận tải đường bộ và đường biển.
- B. Vận tải đường sắt và đường biển.
- C. Vận tải đường hàng không và đường sắt.
-
D. Vận tải đường hàng không và đường biển
Câu 13: Rừng phòng hộ ở nước ta không bao gồm?
- A. rừng đầu nguồn các con sông.
- B. dải rừng ngập mặn ven biển.
- C. rừng chắn cát ven biển miền Trung.
-
D. rừng nguyên liệu giấy.
Câu 14: Sau đổi mới, cơ cấu ngành kinh tế nước ta có sự chuyển dịch theo hướng?
- A. tăng nhanh tỉ trọng khu vực dịch vụ.
- B. giảm tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng.
-
C. giảm tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp.
- D. khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao và có xu hướng giảm.
Câu 15: Để phát triển công nghiệp hóa, ngành công nghiệp nào sau đây cần đi trước một bước so với các ngành khác?
- A. Công nghiệp điện tử.
- B. Công nghiệp hóa chất.
- C. Công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm.
-
D. Công nghiệp năng lượng
Câu 16: Đâu không phải là nhân tố khiến Đồng bằng sông Cửu Long có ngành nuôi trồng thủy sản phát triển nhất:
-
A. Các ngư trường lớn với nhiều bãi tôm bãi cá.
- B. Nhiều vùng trũng ngập nước, bãi triều, rừng ngập mặn, sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
- C. Thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định.
- D. Lao động dồi dào có nhiều kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản.
Câu 17: Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm phân bố rộng khắp cả nước, nguyên nhân chủ yếu do
-
A. Nguyên liệu từ nông – lâm – ngư nghiệp phong phú, rộng khắp.
- B. Lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- C. Cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển đồng bộ.
- D. Cung cấp nhiều mặt hàng xuất khẩu có giá trị
Câu 18: Chính sách quan trọng nào của nước ta đã giúp nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế và từng bước phát triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa vào cuối thế kỉ XX?
- A. Chính sách dân số.
-
B. Công cuộc Đổi mới.
- C. Chính sách giao đất, giao rừng cho người dân.
- D. Chính sách xuất khẩu lao động.
Câu 19: Ba vùng kinh tế trọng điểm của nước ta là
- A. Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ.
- B. Phía Bắc, miền Trung và phía Nam.
-
C. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long
- D. Bắc Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.
Câu 20: Sự phân bố của ngành dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào
- A. lao động trình độ cao.
- B. tài nguyên thiên nhiên.
- C. đường lối chính sách.
-
D. phân bố dân cư.
Câu 21: Biện pháp quan trọng hàng đầu nhằm đảm bảo nguồn nước tưới cho vùng chuyên canh cây công nghiệp ở nước ta là?
- A. Xây dựng hệ thống đê điều.
-
B. Phát triển hệ thống thủy lợi, hồ chứa.
- C. Trồng rừng.
- D. Trồng các giống cây chịu hạn, ưa đất khô.
Câu 22: Đâu không phải là vai trò của hoạt động dịch vụ đối với các ngành sản xuất
- A. cung cấp nguyên liệu.
-
B. trực tiếp tạo ra vật tư sản xuất.
- C. tạo ra các mối liên hệ giữa các ngành sản xuất.
- D. tiêu thụ sản phẩm.
Câu 23: Đặc điểm nào của tài nguyên nước có tác động tích cực đến sự phát triển và phân bố ngành nông nghiệp?
-
A. Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa.
- B. Chế độ nước theo mùa.
- C. Chủ yếu là sông nhỏ, ngắn và dốc.
- D. Tài nguyên nước đang ngày càng bị ô nhiễm.
Câu 24: Cho bảng số liệu:
Năm | Tổng diện tích rừng ( triệu ha) | Diện tích rừng tự nhiên ( triệu ha) | Diện tích rừng trồng( triệu ha) | Độ che phủ rừng (%) |
1993 | 14,0 | 6,8 | 7,2 | 22,0 |
2005 | 22,9 | 10,2 | 12,7 | 38,0 |
2010 | 23,7 | 10,3 | 13,4 | 39,5 |
2014 | 23,9 | 10,1 | 13,8 | 44,4 |
Chọn loại biểu đồ thích hợp để thể hiện diện tích và độ che phủ rừng của nước ta giai đoạn 1993 – 2014.
- A. Tròn.
- B. Miền.
- C. Đường.
-
D. Kết hợp.
Câu 25: Lãnh thổ nước ta kéo dài theo chiều Bắc – Nam có ý nghĩa gì đối với phát triển giao thông vận tải nước ta?
- A. Hạn chế cho việc phát triển đầy đủ các loại hình giao thông vận tải.
- B. Hệ thống giao thông vận tải của cả nước bị chia cắt thành hai miền.
-
C. Phát triển các tuyến giao thông vận tải Bắc – Nam.
- D. Phát triển các tuyến giao thông vận tải Đông – Tây.