Đề ôn thi trắc nghiệm môn địa lí 9 lên 10 (đề 7)

Đề ôn thi trắc nghiệm môn địa lí 9 lên 10 (đề 7). Học sinh luyện đề bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, các em click vào "xem đáp án" để biết được số lượng đáp án đúng của mình.

Câu 1: Nét Văn hóa riêng của mỗi dân tộc được thể hiện ở những mặt.

  • A. Ngôn ngữ, trang phục, phong tục tập quán.
  • B. Kinh nghiệm lao động sản xuất, ngôn ngữ.
  • C. Các nghề truyền thống của mỗi dân tộc,trang phục.
  • D. Ngôn ngữ, trang phục, đia bàn cư trú.

Câu 2: Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta năm 1999 là :

  • A. 1,52%
  • B. 1,12%
  • C. 1,43%
  • D. 1,37%

Câu 3: Để tăng cường sức cạnh tranh sản phẩm cây công nghiệp trên thị truờng thế giới nhà nước ta cần trú trọng.

  • A. Hoàn thiện công nghệ chế biến, đầu tư máy móc hiện đại.
  • B. Tăng cường các giống cây trồng cho năng suất cao.
  • C. Nâng cao năng lực các cơ sở chế biến, tạo ra chất lượng sản phẩm cao.
  • D. Đổi mới mẫu mã, tạo ra chất luợng sản phẩm cao.

Câu 4: Việt Nam hiện là nước có tốc độ phát triển điện thoại đứng :

  • A. Thứ hai trên thế giới
  • B. Thứ nhất trên thế giới
  • C. Thứ ba trên thế giới
  • D. Thứ tư trên thế giới

Câu 5: Dân tộc có số dân đông nhất là:

  • A. Tày
  • B. Việt (Kinh)
  • C. Chăm
  • D. Mường

Câu 6: Yếu tố nào không phải là nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ lao động thiếu việc làm ở nông thôn nước ta còn khá cao?

  • A. Tính chất mùa vụ của sản xuất nông nghiệp
  • B. Tâm lí ưa nhàn hạ, thoải mái của nông dân
  • C. Sự phát triển ngành nghề còn hạn chế
  • D. Tính chất tự cung, tự cấp của nông nghiệp nước ta.

Câu 7: Dân số đông và tăng nhanh gây ra hậu quả.

  • A. Sức ép đối với kinh tế, xã hội và môi trường.
  • B. Chất lượng cuộc sống của người dân giảm.
  • C. Hiện tượng ô nhiễm môi trường gia tăng.
  • D. Tài nguyên ngày càng cạn kiệt, xã hội bất ổn.

Câu 8: Số dân nước ta năm 2003 là :

  • A. 76,6 triệu người
  • B. 79,7 triệu người
  • C. 80,9 triệu người
  • D. 76,3 triệu người

Câu 9: Đặc trưng của quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta là.

  • A. Tăng quyền quản lí thị trường của nhà nước.
  • B. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
  • C. Nền kinh tế nhiều thành phần bị thu hẹp.
  • D. Mở rộng nền kinh tế đối ngoại.

Câu 10: Việc tăng cường xây dựng thủy lợi ở nước ta nhằm mục đích.

  • A. Tăng cường nguồn nước tưới vào mùa khô.
  • B. Tăng năng xuất và sản lượng cây trồng.
  • C. Phát triển nhiều giống cây trồng mới.
  • D. Dễ dàng áp dụng cơ giới hóa trong nông nghiệp.

Câu 11: Đông Nam Bộ là địa bàn có sức hút nguồn đầu tư nước ngoài:

  • A. Mạnh
  • B. Mạnh nhất
  • C. Khá mạnh
  • D. Tương đối mạnh

Câu 12: Loại hình giao thông vận tải đường biển nước ta phát triển khá nhanh vì.

  • A. Ngành đóng tàu biển của Việt Nam đang phát triển.
  • B. Nhiều cảng biển được xây dựng hiện đại.
  • C. Đường biển ngày càng hoàn thiện hơn.
  • D. Nền ngoại thương Việt Nam phát triển khá nhanh.

Câu 13: Chỉ số tăng trưởng đàn gia súc nước ta từ 1990 – 2002 nhanh nhất là:

  • A. Đàn trâu
  • B. Đàn bò
  • C. Đàn lợn
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 14: Loại cây trồng nào sau đây không được xếp vào nhóm cây công nghiệp?

  • A. Đậu tương
  • B. Ca cao
  • C. Mía
  • D. Đậu xanh.

Câu 15: Hiện nay, do nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế ngày càng cao, ngành công nghiệp luyện đồng, chì – kẽm, nhôm ở nước ta:

  • A. Đang phát triển mạnh, cung cấp đủ nhu cầu trong nước
  • B. Vẫn trong tình trạng thăm dò và khai thác thủ công
  • C. Đã bắt đầu xây dựng nhiều trung tâm luyện kim lớn
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 16: Việc khai thác thế mạnh của vùng đồng bằng Sông Hồng cần phải kết hợp.

  • A. Phát triển công nghiệp chế biến gắn với sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa.
  • B. Nâng cao tay nghề lao động, phát huy kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.
  • C. Giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên, công nghiệp hóa trong sản xuất nông nghiệp.
  • D. Xây dựng các công trình thủy lợi, nâng cao năng xuất cây trồng.

Câu 17: Cây chè ở Trung du và miền núi Bắc Bộ chiếm tỉ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước là do :

  • A. Thổ nhưỡng và khí hậu rất phù hợp
  • B. Các vùng khác trong nước không thích hợp trồng chè
  • C. Ngoài cây chè không trồng được bất kì cây nào khác
  • D. Người tiêu dùng trong nước chỉ ưa chuộng chè của Trung du và miền núi Bắc Bộ

Câu 18: Để góp phần đưa Việt Nam nhanh chóng hội nhập nền kinh tế thế giới ngành dịch vụ có vai trò quan trọng nhất là.

  • A. Bưu chính viễn thông.
  • B. Giao thông vận tải.
  • C. Khách sạn, nhà hàng.
  • D. Tài chính tín dụng.

Câu 19: Ý nghĩa của vị trí địa lí vùng Bắc Trung Bộ:

  • A. Phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng.
  • B. Cầu nối giữa các vùng kinh tế phía Bắc và phía Nam của đất nước.
  • C. Thuận lợi khai thác kinh tế biển đảo.
  • D. Phát huy thế mạnh của các cửa khẩu sang đất nước Lào.

Câu 20: Vùng Bắc Trung Bộ có tiềm năng để phát triển các ngành kinh tế.

  • A. Khai thác chế biến khoáng sản.
  • B. Phát triển kinh tế đa ngành.
  • C. Phát triển ngành du lịch.
  • D. Đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản.

Câu 21: Nguyên nhân dẫn tới sự chênh lệch về dân sư và xã hội của tiều vùng Tây Bắc so với tiểu vùng Đông Bắc là do:

  • A. Địa hình chia cắt sâu sắc, giao thông khó khăn
  • B. Thời tiết diễn biến thất thường. Tài nguyên rừng bị cạn kiệt
  • C. Diện tích đất nông nghiệp ít, diện tích đất chưa sử dụng lớn
  • D. Tài nguyên khoáng sản chưa đánh giá và khai thác không có biển
  • E. Tất cả các ý kiến trên

Câu 22: Về mùa đông khu vực Đông Bắc lạnh hơn Tây Bắc là do:

  • A. Gió mùa, địa hình.
  • B. Núi cao, nhiều sông.
  • C. Thảm thực vật, gió mùa.
  • D. Vị trí ven biển và đất.

Câu 23: Nước ta có thể trồng từ 2 đến 3 vụ lúa và rau trong môt năm là nhờ:

  • A. Có nhiều diện tích đất phù sa.
  • B. Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
  • C. Có mạng lưới sông ngòi, ao, hồ dày đặc.
  • D. Có nguồn sinh vật phong phú.

Câu 24: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đã khai thác tiềm năng kinh tế biển đó là.

  • A. Đánh bắt nuôi trồng thủy hải san, phát triển du lịch biển đảo.
  • B. Khai thác tài nguyên dàu khí ở vùng thềm lục địa.
  • C. Xây dựng nhiều cảng biển, khai thác muối.
  • D. Xây dựng các cơ sở đóng tàu biển phục vụ đánh bắt thủy sản.

Câu 25: Diện tích ĐBSCL gần 4 triệu ha, gồm các loại đất:

  • A. Đất cát, đất mặn, đất phèn, đất xám
  • B. Đất phù sa mới, đất chua mặn, đất cát, đất phù sa cổ
  • C. Đất mặn, đất phèn, đất pha cát, đất chua
  • D. Đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn và một số đất khác

Câu 26: Hệ thống công nghiệp của nước ta hiện nay gồm có:

  • A. Các trung tâm công nghiệp có quy mô rất lớn, lớn, trung bình và nhỏ.
  • B. Các cơ sở nhà nước, ngoài nhà nước và các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài.
  • C. Các cơ sở chế biến, các nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất.
  • D. Có nhiều ngành công nghiệp trọng điểm, các ngành xuất khẩu chủ lực.

Câu 27: Quốc lộ 1A là quốc lộ:

  • A. Chạy từ Lạng Sơn đến Cà Mau.
  • B. Chạy từ Lạng Sơn đến TP. Hồ Chí Minh.
  • C. Chạy từ Hà Giang đến Cà Mau.
  • D. Chạy từ Hà Giang đến Hà Nội.

Câu 28: Khí hậu có tính chất cận nhiệt và đất Feralit màu mỡ của vùng Trung du và miền núi phía Bắc thích hợp với các loại cây đặc sản:

  • A. Chè, hồi, quế, dược liệu, rau quả ôn đới    
  • B. Đậu tương,ngô
  • C. Cây côn nghiệp lâu năm
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 29: Nguồn lao động nước ta còn có hạn chế về:

  • A. Thể lực, trình độ chuyên môn và tác phong lao động.
  • B. Nguồn lao động bổ sung hàng năm lớn.
  • C. Kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.
  • D. Khả năng tiếp thu khoa học – kỹ thuật.

Câu 30: Cho bảng số liệu sau:

Những chỉ số phát triển nào ở Tây Bắc cao hơn Đông Bắc?

  • A. Mật độ dân số
  • B. Tỷ lệ gia tăng dân số và hộ nghèo
  • C. Thu nhập và tỷ lệ biết chữ
  • D. Tuổi thọ, tỷ lệ thị dân

Câu 31: Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích khoảng:

  • A. 20 000km2
  • B. 30 000km2
  • C. 40 000km2
  • D. 50 000km2

Câu 32: Quốc gia đông dân nhất thế giới là:

  • A. Hoa Kỳ
  • B. Trung Quốc
  • C. Liên Bang Nga
  • D.  Canađa.

Câu 33: Tên gọi hành chính nào sau đây không thuộc loại hình quần cư đô thị

  • A. Khu phố
  • B. Khóm
  • C. Phường
  • D.  Quận.

Câu 34: Than đá trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ khai thác không nhằm mục đích:

  • A. Làm nhiên liệu nhiệt điện
  • B. Xuất khẩu
  • C. Tiêu dùng trong nước
  • D. Làm đồ trang sức

Câu 35: Ngành thuỷ sản là một trong những thế mạnh của vùng nhờ:

  • A. Bờ biển dài
  • B. Ít thiên tai
  • C. Nhiều ngư trường đánh bắt, các bãi tôm cá
  • D. Tàu thuyền nhiều.

Câu 36: Ý nào sau đây không đúng khi nói về nhiệm vụ của các dự án để sự phát triển công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ bền vững

  • A. Tăng cường đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng
  • B. Hạn chế sản xuất nhỏ, tăng cường sản xuất công nghiệp của nhà nước
  • C. Bảo vệ môi trường, phát triển công nghiệp cân đối trên địa bàn toàn vùng
  • D. Tăng cường xuất khẩu khoáng sản thô

Câu 37: Năm 2002, GDP 3 vùng kinh tế trọng điểm của cả nước đạt 289 500 tỉ đồng, chiếm bao nhiêu % GDP của cả nước? (biết rằng năm 2002, GDP của cả nước là 534 375 tỉ đồng).

  • A. 54,17%.
  • B. 184,58%.
  • C. 541,7%.
  • D. 5,41%.

Câu 38: Ngành công nghiệp ở Đông Nam Bộ tập trung chủ yếu ở:

  • A. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Bình Dương.
  • B. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu.
  • C. TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai.
  • D. Biên Hòa, Vũng Tàu, Bình Dương.

Câu 39: Thế mạnh nào sau đây không có từ vùng biển của vùng duyên hải Nam Trung Bộ

  • A. Nước mắm, làm muối
  • B. Khai thác dầu khí
  • C. Giao thông, vận tải
  • D.  Du lịch biển.

Câu 40: Tại sao Nam Trung Bộ có sản lượng khai thác thuỷ sản cao hơn Bắc Trung Bộ?

  • A. Có bờ biển dài hơn
  • B. Nhiều tàu thuyền hơn
  • C. Nhiều ngư trường hơn
  • D. Khí hậu thuận lợi hơn

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lí 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lí 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 9

HỌC KỲ

ĐỊA LÍ DÂN CƯ

ĐỊA LÍ KINH TẾ

SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.