Đề ôn thi trắc nghiệm môn địa lí 9 lên 10 (đề 2)

Đề ôn thi trắc nghiệm môn địa lí 9 lên 10 (đề 2). Học sinh luyện đề bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, các em click vào "xem đáp án" để biết được số lượng đáp án đúng của mình.

Câu 1: Phân theo trình độ, nguồn lao động nước ta chủ yếu là:

  • A. Đã qua đào tạo
  • B. Lao động trình độ cao
  • C. Lao động đơn giản
  • D.  Tất cả chưa qua đào tạo.

Câu 2: Nguyên nhân dẫn đến nguồn lao động thất nghiệp nhiều là:         

  • A. Nguồn lao động tăng nhanh 
  • B. Các nhà máy, xí nghiệp còn ít
  • C. Các cơ sở đào tạo chưa nhiều
  • D.  Tất cả các ý trên.

Câu 3: Khó khăn đáng kể về đất để phát triển nông nghiệp ở Duyên hải Nam Trung Bộ là:

  • A. vùng đồng bằng có độ dốc lớn
  • B. quỹ đất nông nghiệp hạn chế
  • C. Đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn
  • D. Đất trống, đồi núi trọc còn nhiều

Câu 4: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế:

  • A. Từ nền kinh tế nhiều thành phần sang nền kinh tế tập trung nhà nước và tập thể.
  • B. Cả nước hình thành 3 vùng kinh tế phía Bắc, miền Trung và phía Nam.
  • C. Chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ.
  • D. Từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực Nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.

Câu 5: Trước đổi mới, thời kì kinh tế nước ta gặp khủng hoảng là:

  • A. Từ 1954 đến 1975.                                                 
  • B. Sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất.
  • C. Sau 1975 đến những năm cuối thập kỉ 80 của thế kỉ XX.        
  • D. Từ sau 1986 đến trước năm 1996.

Câu 6: Trong cơ cấu GDP của nước ta, ngành dịch vụ có đặc điểm:

  • A. Chiếm tỉ trọng thấp nhất nhưng có xu hướng tăng lên.
  • B. Chiếm tỉ trọng cao nhất nhưng có xu hướng giảm xuống.
  • C. chiếm tỉ trọng cao nhưng xu hướng còn biến động.
  • D. Tỉ trọng cao hơn nông –lâm- ngư nghiệp, nhưng còn thấp hơn công nghiệp, xây dựng và ít biến động.

Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về ngành công nghiệp trọng điểm

  • A. Có thế mạnh lâu dài
  • B. Đóng góp ít trong cơ cấu thu nhập quốc dân
  • C. Mang lại hiệu quả kinh tế cao
  • D. Tác động đến các ngành khác

Câu 8: Đường sắt Thống Nhất nối liền tỉnh thành nào sau đây?

  • A. Hà Nội – Hải Phòng.
  • B. Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh.
  • C. Hà Nội – Lào Cai.
  • D. Hà Nội – Huế.

Câu 9: Vận tải đường ống ngày càng phát triển ở nước ta  sự phát ngành dâu khí, đây là phương tiện hiệu quả nhất để chuyên chở:

  • A. dầu mỏ.     
  • B. khí.
  • C.  dầu hóa lỏng
  • D. Cả ba đều đúng

Câu 10: Nước ta có bao nhiêu hòn đảo:

  • A. 2000
  • B. 3000
  • C. 4000
  • D. 5000

Câu 11: Tại sao Nam Trung Bộ có sản lượng khai thác thuỷ sản cao hơn Bắc Trung Bộ?

  • A. Có bờ biển dài hơn
  • B. Nhiều tàu thuyền hơn
  • C. Nhiều ngư trường hơn
  • D. Khí hậu thuận lợi hơn

Câu 12: Loại hình du lịch biển đang đươc khai thác nhiều nhất ở nước ta hiện nay là:

  • A. Lặn biển                
  • B. Ẩm thực                
  • C. Tắm biển               
  • D.  Lướt ván.

Câu 13: Trong các ngành công nghiệp sau, ngành nào của nước ta có thế mạnh đặc biệt và cần đi trước một bước so với các ngành khác:

  • A. Công nghiệp điện tử.                                        
  • B. Công nghiệp hoá chất.
  • C. Công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm.           
  • D.  Công nghiệp năng lượng.

Câu 14: Đông Nam Bộ có thể phát triển nhanh không phải là nhờ:

  • A. Là trung tâm kinh tế phía Nam.
  • B. Gần nhiều vùng giàu tiềm năng.
  • C. Gần trung tâm các nước Đông Nam Á.
  • D. Nền nông nghiệp tiên tiến nhất.

Câu 15: Nước ta hòa mạng internet năm:

  • A. 1995      
  • B. 1996
  • C. 1997      
  • D. 1998

Câu 16: Ở nước ta hiện nay, đã phát triển mấy loại hình giao thông vận tải:

  • A. 4 loại hình
  • B. 5 loại hình
  • C. 6 loại hình
  • D. 7 loại hình

Câu 17: Quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra ở mức độ:

  • A. Rất thấp
  • B. Thấp
  • C. Trung bình
  • D. Cao

Câu 18: Một bác sĩ mở phòng mạch tư thuộc loại hình dịch vụ nào?

  • A. Dịch vụ sản xuất
  • B. Dịch vụ tiêu dùng
  • C. Dịch vụ công cộng
  • D. Không thuộc loại hình nào

Câu 19: Một trong những hoạt động đang được ưu tiên của ngành thủy sản nước ta hiện nay là:

  • A. phát triển khai thác hải sản xa bờ.
  • B. tập trung khai thác hải sản ven bờ.
  • C. đầu tư đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
  • D. hình thành các cảng cá dọc bờ biển.

Câu 20: Đảo lớn nhất Việt Nam là:

  • A. Phú Quý
  • B. Phú Quốc
  • C. Cát Bà
  • D. Côn Đảo

Câu 21: Vụ đông trở thành vụ sản xuất chính ở vùng Đồng bằng sông Hồng là do:

  • A. Tài nguyên đất phù sa màu mỡ
  • B. Hệ thống sông dày đặc, nước dồi dào
  • C. Sinh vật thích nghi tốt với các điều kiện tự nhiên
  • D. Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với mùa đông lạnh

Câu 22: Nhận định nào sau đây không đúng với Đồng bằng Sông Hồng?

  • A. Mật độ dân số cao nhất
  • B. Năng suất lúa cao nhất
  • C. Đồng bằng lớn nhất
  • D. Là một trung tâm kinh tế

Câu 23: Về mùa đông khu vực Đông Bắc lạnh hơn Tây Bắc là do:

  • A. Gió mùa, địa hình.
  • B. Núi cao, nhiều sông.
  • C. Thảm thực vật, gió mùa.
  • D. Vị trí ven biển và đất.

Câu 24: Trung du và miền núi Bắc Bộ bao gồm:

  • A. 11 tỉnh
  • B. 15 tỉnh
  • C. 13 tỉnh
  • D. 14 tỉnh

Câu 25: Nguồn lao động dồi dào, thị trường rộng lớn là cơ sở để phát triển mạnh ngành:

  • A. Công nghiệp dầu khí.
  • B. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
  • C. Công nghiệp cơ khí và hoá chất.
  • D. Công nghiệp điện tử.

Câu 26: Ngành công nghiệp năng lượng phát triển mạnh nhất ở Quảng Ninh là:

  • A. Than
  • B. Hoá dầu
  • C. Nhiệt điện
  • D. Thuỷ điện

Câu 27: Dịch cúm H5N1 đã làm giảm đáng kể số lượng vật nuôi nào của nước ta?

  • A. Đàn trâu.
  • B. Đàn lợn.
  • C. Đàn bò.
  • D. Đàn gà, vịt.

Câu 28: Dịch vụ không phải là ngành?

  • A. gồm dịch vụ sản xuất, dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ công cộng.
  • B. cơ cấu càng đa dạng nền kinh tế càng phát triển.
  • C. trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội.
  • D. đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người.

Câu 29: Ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta không phải là ngành:

  • A. có thế mạnh lâu dài
  • B. mang lại hiệu quả cao
  • C. dựa hoàn toàn vào vốn đầu tư nước ngoài
  • D. tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các ngành kinh tế khác

Câu 30: Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu còn cây trồng và vật nuôi là đối tượng lao động. Đây là:

  • A. đặc điểm quan trọng để phân biệt nông nghiệp với công nghiệp.
  • B. vai trò quan trọng của nông nghiệp đối với đời sống con người.
  • C. các điều kiện cơ bản để tiến hành sản xuất nông nghiệp.
  • D. những hình thức cơ bản của tổ chức sản xuất nông nghiệp.

Câu 31: Công cuộc Đổi mới đã đem lại nhiều thành tựu kinh tế xã hội to lớn, tuy nhiên vẫn còn cần khắc phục, cụ thể là:

  • A. Sản lượng lương thực chưa đáp ứng đủ nhu cầu.
  • B. Nền kinh tế chưa có tích lũy nội bộ.
  • C. Lạm phát chưa được đẩy lùi.
  • D. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm.

Câu 32: Một số ngành công nghiệp trọng điểm nổi bật nước ta là:

  • A. dầu khí, điện, điện tử – tin học, sản xuất hàng tiêu dùng.
  • B. dầu khí, điện, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng.
  • C. dầu khí, điện, điện tử – tin học, chế biến lương thực thực phẩm.
  • D. dầu khí, điện, luyện kim, sản xuất hàng tiêu dùng.

Câu 33: Sự phân bổ của các dân tộc không phải do?

  • A. điều kiện tự nhiên.
  • B. tập quán sinh hoạt và sản xuất.
  • C. nguồn gốc phát sinh
  • D. thể lực của người dân.

Câu 34: Nghề thủ công của các dân tộc Thái, Tày là.

  • A. Làm đồ gốm.
  • B. Dệt thổ cẩm.
  • C. Khảm bạc.
  • D. Trạm trổ.

Câu 35: Nét Văn hóa riêng của mỗi dân tộc được thể hiện ở những mặt.

  • A. Ngôn ngữ, trang phục, phong tục tập quán.
  • B. Kinh nghiệm lao động sản xuất, ngôn ngữ.
  • C. Các nghề truyền thống của mỗi dân tộc,trang phục.
  • D. Ngôn ngữ, trang phục, đia bàn cư trú.

Câu 36: Đối với nền kinh tế - xã hội ngoại thương có tác dụng.

  • A. Giải quyết đầu ra cho sản phẩm, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất đại trà.
  • B. Giải quyết đầu ra cho sản phẩm, cải thiện đời sống nhân dân, đổi mới công nghệ.
  • C. Giải quyết đầu ra cho sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ.
  • D. Giải quyết đầu vào cho sản phẩm, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất đại trà.

Quan sát bảng số liệu: Tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng Sông Hồng (%)

Câu 37: Dựa vào bảng số liệu trên, dạng biểu đồ cần vẽ thích hợp nhất là.

  • A. Biểu đồ miền.    
  • B. Biểu đồ tròn.    
  • C. Biểu đồ đường.    
  • D. Biểu đồ cột

Câu 38: Dựa vào bảng số liệu so sánh sản lượng lương thực và dân số năm 2000 với năm 2002 cho thấy.

  • A. Sản lượng lương thực tăng nhanh hơn dân số.
  • B. Sản lượng lương thực tăng ngang bằng với dân số.
  • C. Sản lượng lương thực tăng chậm hơn dân số.
  • D. Cả sản lượng lương thực và dân số đều tăng rất nhanh.

Câu 39: Dựa vào bảng số liệu ta thấy; khi dân số tăng nhanh làm cho bình quân lương thực theo đầu người từ năm 1996 -> 2002 có xu hướng.

  • A. Tăng rất nhanh.
  • B. Tăng rất chậm.
  • C. Tăng đều giữa các năm.   
  • D. Có xu hướng giảm.

Câu 40: Dựa vào bảng số liệu cho thấy việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số vùng Đồng bằng Sông Hồng có vai trò quan trọng.

  • A. Đảm bảo an ninh lương thực và bình quân lương thực theo đầu người tăng.
  • B. Ổn định tinh hình kinh tế - xã hội, Sản lượng lương thực tăng.
  • C. Đời sống nhân dân ổn định và sản lượng lương thực tăng nhanh.
  • D. Sản lượng lương thực tăng, đời sống nhân dân ổn định.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lí 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lí 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 9

HỌC KỲ

ĐỊA LÍ DÂN CƯ

ĐỊA LÍ KINH TẾ

SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.