Trắc nghiệm Toán 7 kết nối tri thức học kì II (P1)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Toán 7 kết nối tri thức học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hình hộp chữ nhật, hình lập phương không có chung đặc điểm nào dưới đây?

  • A. Các cạnh bằng nhau
  • B. Các mặt đáy song song
  • C. Các cạnh bên song song với nhau
  • D. Có 8 đỉnh

Câu 2: Đại lượng y tỉ lệ nghịch với đại lượng x nếu:

  • A. x = ay với hằng số a ≠ 0                  
  • B. $y=\frac{a}{x}$ với hằng số a ≠ 0
  • C. y = ax với hằng số a ≠ 0                
  • D. $y=\frac{x}{a}$ với hằng số a ≠ 0

Câu 3: Các mặt của hình lập phương đều là

  • A. Hình vuông
  • B. Hình lập phương
  • C. Hình chữ nhật
  • D. Hình thoi

Câu 4: Khẳng định nào sau đây là đúng?

  • A. Trong một tam giác, cạnh đối diện với góc lớn hơn là cạnh nhỏ hơn           
  • B. Trong một tam giác, góc đối diện với cạnh nhỏ hơn là góc lớn hơn
  • C. Trong một tam giác vuông, cạnh huyền là cạnh nhỏ nhất             
  • D. Trong một tam giác tù, cạnh đối diện với góc tù là cạnh lớn nhất

Câu 5: Từ đẳng thức 2.15 = 6.5 lập được tỉ lệ thức nào sau đây?

  • A. $\frac{5}{15}=\frac{6}{2}$
  • B. $\frac{2}{5}=\frac{6}{15}$
  • C. $\frac{2}{15}=\frac{5}{6}$
  • D. $\frac{5}{6}=\frac{15}{2}$

Câu 6: Khẳng định nào sau đây không đúng?

  • A. Xác suất của một biến cố là một số nằm từ 0 đến 1
  • B. Các biến cố đồng khả năng có xác suất bằng nhau
  • C. Biến cố có xác suất càng lớn càng dễ xảy ra
  • D. Xác suất của biến cố chắc chắn bằng 0

Câu 7: Trong các biểu thức sau, biểu thức nào là biểu thức số?

  • A. 3$^{2}$ − 4
  • B. x – 6 + y
  • C. x$^{2}$ + x
  • D. $\frac{1}{x}+x+1$

Câu 8: Biểu thức đại số biểu thị “Lập phương của hiệu của hai số x và y” là

  • A. x3 – y3
  • B. (x – y)3
  • C. x3 + y3
  • D. (x + y)3

Câu 9: Giá trị x = ‒ 1 là nghiệm của đa thức nào sau đây?

  • A. M(x) = x – 1
  • B. N(x) = x + 1
  • C. P(x) = x
  • D. Q(x) = – x

Câu 10: Cho tam giác ABC có AM là đường phân giác đồng thời cũng là đường cao, khi đó tam giác ABC là tam giác gì?

  • A. Tam giác vuông
  • B. Tam giác cân
  • C. Tam giác đều
  • D. Tam giác vuông cân

Câu 11: Giá trị nào của x thỏa mãn $\frac{x-1}{6}=\frac{x-5}{7}$ ?

  • A. x = –27
  • B. x = –23
  • C. x = 23
  • D. x = 27

Câu 12: Ba cạnh của tam giác có độ dài là 9cm; 15cm; 12cm. Góc nhỏ nhất là góc

  • A. đối diện với cạnh có độ dài 9cm
  • B. đối diện với cạnh có độ dài 15cm
  • C. đối diện với cạnh có độ dài 12cm
  • D. Ba cạnh có độ dài bằng nhau

Câu 13: Cho ∆ABC có AB > BC > AC. Chọn khẳng định sai:

  • A. AB < BC – AC
  • B. AB > BC – AC
  • C. AC > AB – BC
  • D. AC < AB + BC

Câu 14: Cho x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau và khi x = –12 thì y = 8. Khi x = 3 thì y bằng:

  • A. –32
  • B. 32
  • C. –2
  • D. 2

Câu 15: Cho hai biểu thức: E = 2(a + b) – 4a + 3 và F = 5b – (a – b).

Khi a = 5 và b = –1. Chọn khẳng định đúng:

  • A. E = F
  • B. E > F
  • C. E < F
  • D. E ≈ F

Câu 16: Hệ số tự do của đa thức M = -8x2 – 4x + 3 – 2x là

  • A. -2
  • B. 4
  • C. 3
  • D. 5

Câu 17: Rút một chiếc thẻ trong một hộp đựng 10 chiếc thẻ (được đánh số từ 1 đến 10). Tập hợp các kết quả làm cho biến cố A: “Chiếc thẻ được rút ra ghi số chia cho 2 dư 1” xảy ra là:

  • A. {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10};
  • B. {3; 5; 7; 9};
  • C. {1; 3; 5; 7; 9};
  • D. {2; 4; 6; 8; 10}.

Câu 18: Cho tam giác ABC. Ba đường trung trực của tam giác ABC cùng đi qua một điểm M. Khẳng định nào sau đây là đúng?

  • A. M cách đều ba đỉnh của tam giác ABC
  • B. M cách đều ba cạnh của tam giác ABC
  • C. M là trọng tâm tam giác ABC
  • D. M là trực tâm tam giác ABC

Câu 19: Giá trị của x thỏa mãn $\frac{x+1}{8}=\frac{18}{16}$ là:

  • A. 4
  • B. 5
  • C. 7
  • D. 8

Câu 20: Cho tam giác ABC, hai đường trung tuyến AM, BN cắt nhau tại G. Biết CG = 4, độ dài đường trung tuyến xuất phát từ C bằng

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 6
  • D. 8

Câu 21: Cho biết x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch, biết x = 5 thì y = 10. Vậy khi x = 2 thì y bằng bao nhiêu?

  • A. 2
  • B. 25
  • C. 10
  • D. 20

Câu 22: Trong một phép thử, bạn An xác định được biến cố M, biến cố N có xác suất lần lượt là $\frac{1}{3}$ và $\frac{1}{2}$ . Hỏi biến cố nào có khả năng xảy ra thấp hơn?

  • A. Biến cố M                
  • B. Biến cố N              
  • C. Cả hai biến cố M và N đều có khả năng xảy ra bằng nhau         
  • D. Không thể xác định được

Câu 23: Một hộp sữa tươi dạng hình hộp chữ nhật với các kích thước của đáy là 4 cm, 5 cm và chiều cao là 10 cm. Thể tích của hộp sữa đó là

  • A. 90 cm$^{3}$
  • B, 100 cm$^{3}$
  • C. 180 cm$^{3}$
  • D. 200 cm$^{3}$

Câu 24: Cho hình vẽ sau, em hãy chọn đáp án sai.

Cho hình vẽ sau, em hãy chọn đáp án sai.

  • A. MA > MH
  • B. HB < HC
  • C. MA = MB
  • D. MC < MA

Câu 25: Cho tam giác ABC biết  AB = 2cm; BC = 7cm và cạnh AC là một số tự nhiên lẻ. Chu vi ABC là

  • A. 17cm
  • B. 18cm
  • C. 19cm
  • D. 16cm

Câu 26: Trong trò chơi gieo 2 đồng xu, các kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của đồng xu là 4. Nếu k là số kết quả thuận lợi cho biến cố thì xác suất của biến cố đó bằng 

  • A. k                                   
  • B. 2k                                 
  • C. $\frac{k}{4}$
  • D. $\frac{4}{k}$

Câu 27: Đâu không phải tính chất của tam giác ABC cân tại C?

  • A. Trung tuyến AM và BN của tam giác ABC bằng nhau
  • B. $\widehat{A}<90^{o}$
  • C. AC > AB
  • D. $\widehat{A}=\widehat{B}$

Câu 28: Gieo một con xúc xắc 6 mặt cân đối. Tính xác suất của biến cố “Gieo được mặt có số chấm nhiều hơn 6”.

  • A. 0
  • B. 0.2
  • B. 0.4
  • D. 1

Câu 29: Cho tam giác ABM có $\widehat{B}=100^{o}$. Khẳng định nào dưới đây là đúng?

  • A. AM > AB
  • B. AM < AB
  • C. AM = AB
  • D. AM < BM

Câu 30: Trong chuyến du lịch tại Đà Nẵng, Nhi quen được một người bạn mới cũng là người Việt Nam nhưng lại quên quê hương của người bạn ấy. Hỏi có tất cả bao nhiêu tỉnh thành có thể là quê hương của người bạn mới đó?

  • A. 43
  • B. 54
  • C. 63
  • D. 72

Câu 31: Cho tam giác ABC vuông tại A. Khẳng định nào dưới đây là đúng?

  • A. A là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.     
  • B. A là trọng tâm tam giác ABC.                               
  • C. A là trực tâm tam giác ABC.                                 
  • D. A là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC.

Câu 32: Giá trị của biểu thức x$^{2}$ – 2x + 1 tại x = 0,5 là

  • A. $\frac{-1}{4}$
  • B. $\frac{1}{4}$
  • C. – 1
  • D. 1

Câu 33: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai?

  • A. Hình lăng trụ đứng tam giác có 4 mặt, 6 đỉnh
  • B. Hình lăng trụ đứng tam giác có 5 mặt, 6 đỉnh
  • C. Công thức tính diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng tứ giác và tam giác là Sxq = C.h
  • D. Hình lăng trụ đứng tứ giác là lăng trụ đứng tứ giác có các mặt bên là các hình chữ nhật

Câu 34: Một hình hộp chữ nhật có diện tích xung quanh là 180 cm$^{2}$, độ dài hai cạnh đáy là 8 cm và 10 cm. Chiều cao của hình hộp chữ nhật đó là

  • A. 2 cm
  • B. 4 cm
  • C. 5 cm
  • D. 10 cm

Câu 35: Cho hai đa thức P(x) = 6x3 − 3x− 2x + 4 và G(x) = 5x2 − 7x + 9. Giá trị P(x) − G(x) bằng

  • A. x− 9x + 13
  • B. 6x3 − 8x2 + 5x − 5
  • C. x3 − 8x2 + 5x − 5
  • D. 5x3 − 8x2 + 5x + 13

Câu 36: Bộ ba nào trong các bộ ba đoạn thẳng có độ dài dưới đây là ba cạnh của tam giác?

  • A. 3 cm, 2 cm, 9 cm
  • B. 1 cm, 5 cm, 7 cm
  • C. 4 cm, 6 cm, 10 cm
  • D. 5 cm, 4 cm, 2 cm

Câu 37: Bạn An có 7 viên kẹo vị hoa quả và 6 viên kẹo vị chocolate. An lấy ngẫu nhiên 1 viên kẹo cho vào hộp để tặng em gái. Cho biến cố G: “Viên kẹo lấy ra có vị hoa quả” và biến cố H: “Viên kẹo lấy ra có vị chocolate”. Kết luận nào sau đây đúng?

  • A. P(G) = P(H);
  • B. P(G) < P(H);
  • C. P(G) > P(H);
  • D. Không thể so sánh được P(G) và P(H).

Câu 38: Cho tam giác MNP có: $\widehat{N}=70^{o};\widehat{P}=55^{o}$. Khẳng định nào sau đây là đúng ?

  • A. NP < MN
  • B. NP = MN
  • C. NP > MN
  • D. Không đủ dữ kiện so sánh

Câu 39: Cho hai đa thức $f(x)=-x^{5}+2x^{4}-x^{2}-1;g(x)=-6+2x-3x^{3}-x^{4}+3x^{5}$. Giá trị của $h(x)=f(x)-g(x)$ tại x = -1 là:

  • A. -8
  • B. -12
  • C. 10
  • D. 8

Câu 40: Diện tích xung quanh của khối gỗ có kích thước như sau:

Diện tích xung quanh của khối gỗ có kích thước như sau:

  • A. 22 cm$^{2}$
  • B. 44 cm$^{2}$
  • C. 220 cm$^{2}$
  • D. 440 cm$^{2}$

Xem thêm các bài Trắc nghiệm toán 7 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm toán 7 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

Xem Thêm

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.