Trắc nghiệm sinh học 9 bài 59: Khôi phục môi trường và gìn giữa thiên nhiên hoang dã

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 9 bài 59: Khôi phục môi trường và gìn giữa thiên nhiên hoang dã. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt.

Câu 1: Biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên đất là:

  • A. Trồng cây gây rừng để chống xói mòn đất
  • B. Giữ đất không nhiễm mặn, không bị khô hạn
  • C. Làm tăng lượng mùn và nâng cao độ phì cho đất
  • D. Cả 3 biện pháp nêu trên đều đúng

Câu 2: Để bảo vệ rừng và tài nguyên rừng, biện pháp cần làm là:

  • A. Không khai thác sử dụng nguồn lợi từ rừng nữa
  • B. Tăng cường khai thác nhiều hơn nguồn thú rừng
  • C. Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên và các vườn quốc gia
  • D. Chặt phá các khu rừng già để trồng lại rừng mới

Câu 3: Để góp phần bảo vệ rừng, điều không nên là:

  • A. Chấp hành tốt các qui định về bảo vệ rừng
  • B. Tiếp tục trồng cây gây rừng, chăm sóc rừng hiện có
  • C. Khai thác sử dụng nhiều hơn cây rừng và thú rừng
  • D. Kết hợp khai thác hợp lí với qui hoạch phục hồi và làm tái sính rừng

Câu 4: Để bảo vệ thiên nhiên hoang dã, cần ngăn chặn hoạt động nào dưới đây?

  • A. Trồng cây, gây rừng để tạo môi trường sống cho động vật hoang dã
  • B. Săn bắt thú hoang dã, quí hiếm
  • C. Xây dựng các khu bảo tồn, rừng đầu nguồn
  • D. Bảo vệ rừng già, rừng đầu nguồn

Câu 5: Đối với những vùng đất trồng, đồi núi trọc thì biện pháp chủ yếu và cần thiết nhất là:

  • A. Trồng cây, gây rừng
  • B. Tiến hành chăn thả gia súc
  • C. Cày xới để làm nương, rẫy sản xuất cây lương thực
  • D. Làm nhà ở

Câu 6: Gìn giữ thiên nhiên hoang dã là

  • A. Bảo vệ các loài sinh vật
  • B. Bảo vệ rừng đầu nguồn
  • C. Bảo vệ môi trường sống của sinh vật
  • D. Bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng

Câu 7: Biện pháp dưới đây góp phần vào việc bảo vệ nguồn tài nguyên hoang dã là:

  • A. Không cày xới đất để làm ruộng nương trên sườn đồi dốc để tránh sạt lở, xói mòn
  • B. Đẩy mạnh việc thuần hoá động, thực vật, lai tạo các dạng động, thực vật mới có chất lượng và chống chịu tốt
  • C. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên
  • D. Các biện pháp trên đều đúng

Câu 8: Để bảo vệ thiên nhiên hoang dã, cần ngăn chặn hoạt động nào dưới đây?

  • A. Trồng cây gây rừng để tạo môi trường sống cho động vật hoang dã.
  • B. Săn bắn thú hoang dã, quý hiếm
  • C. Xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia
  • D. Bảo vệ rừng già, rừng đầu nguồn

Câu 9: Để bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp, biện pháp cần làm là:

  • A. Không lạm dụng thuốc trừ sâu trên đồng ruộng
  • B. Tăng cường bón thật nhiều phân bón hoá học cho cây trồng
  • C. Dùng thuốc diệt cỏ để phòng trừ cỏ dại
  • D. Cả 3 biện pháp nêu trên

Câu 10: Hệ sinh thái lớn nhất trên quả đất là:

  • A. Rừng mưa vùng nhiệt đới
  • B. Các hệ sinh thái hoang mạc
  • C. Các hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng
  • D. Biển

Câu 11: Hiện tượng nào sau đây không gây ô nhiễm môi trường?

  • A. Khí thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt
  • B. Nước thải công nghiệp, khí thải của các loại xe
  • C. Tiếng ồn của các loại động cơ
  • D. Trồng rau sạch, sử dụng phân vi sinh

Câu 12: Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến ô nhiễm nguồn nước?

  • A. Nước thải không được xử lí
  • B. Khí thải của các phương tiện giao thông
  • C. Tiếng ồn của các loại động cơ
  • D. Động đất

Câu 13: Vì sao việc giữ gìn thiên nhiên hoang dã là góp phần giữ cân bằng sinh thái?

  • A. Bảo vệ các loại động vật hoang dã
  • B. Bảo vệ môi trường sống của sinh vật
  • C. Bảo vệ tài nguyên thực vật rừng
  • D. Giữ gìn thiên nhiên hoang dã là bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ được các loài sinh vật hoang dã và môi trường sống của chúng, là cơ sở để duy trì cân bằng sinh thái

Câu 14: Chọn câu sai trong các câu sau đây:

  • A. Việc bảo vệ rừng và cây xanh có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đất, nước và các tài nguyen sinh vật khác
  • B. Thảm thực vật có tác dụng chống xói mòn đất, giữ ẩm cho đất. Thực vật còn là thức ăn và nơi ở cho nhiều loài sinh vật khác nhau
  • C. Mọi người và mọi quốc gia đều có trách nhiệm trong việc giữ gìn và cảI tạo thiên nhiên
  • D. Giữ gìn và cải tạo thiên nhiên chỉ là trách nhiệm của chính phủ các nước

Câu 15: Trên Trái đất có nhiều loại môi trường khác nhau. Các môi trường này khác nhau ở những đặc tính nào?

  • A. Đặc tính vật lí, đặc tính hoá học
  • B. Đặc tính sinh học, đặc tính hoá học
  • C. Đặc tính vật lí, đặc tính sinh học
  • D. Đặc tính vật lí, đặc tính hoá học và đặc tính sinh học

Câu 16: Biện pháp xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia có hiệu quả chính nào sau đây?

  • A. Phục hồi các hệ sinh thoái đã bị thoái hoá
  • B. Góp phần bảo vệ các hệ sinh thái quan trọng, giữ cân bằng sinh thái, bảo vệ nguồn gen sinh vật
  • C. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của người dân
  • D. Tăng cường công tác trồng rừng

Xem thêm các bài Trắc nghiệm sinh học 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm sinh học 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

HỌC KỲ

DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

CHƯƠNG I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENDEN

CHƯƠNG II: NHIỄM SẮC THỂ

CHƯƠNG III: ADN VÀ GEN

CHƯƠNG IV: BIẾN DỊ

CHƯƠNG V: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI

CHƯƠNG VI: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.