Trắc nghiệm sinh học 9 bài 13: Di truyền liên kết

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 9 bài 13: Di truyền liên kết. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt.

Câu 1: Để phát hiện ra hiện tượng liên kết hoàn toàn, Moocgan đã

  • A. cho các con lai F1 của ruồi giấm bố mẹ thuần chủng mình xám, cánh dài và mình đen, cánh cụt giao phối với nhau.
  • B. lai phân tích ruồi cái F1 mình xám, cánh dài với mình đen, cánh cụt.
  • C. lai phân tích ruồi đực F1 mình xám, cánh dài với mình đen, cánh cụt.
  • D. lai hai dòng ruồi thuần chủng mình xám, cánh dài với mình đen, cánh cụt.

Câu 2: Ruồi giấm được xem là đối tượng thuận lợi cho việc nghiên cứu di truyền vì: 

  • A. Dễ dàng được nuôi trong ống nghiệm
  • B. Đẻ nhiều, vòng đời ngắn
  • C. Số NST ít, dễ phát sinh biến dị
  • D. Cả ba đáp án trên

Câu 3: Moocgan theo dõi sự di truyền của hai cặp tính trạng về: 

  • A. Màu hạt và hình dạng vỏ hạt
  • B. Hình dạng và vị của quả
  • C. Màu sắc của thân và độ dài của cánh
  • D. Màu hoa và kích thước của cánh hoa

Câu 4: Cơ sở tế bào học của sự liên kết hoàn toàn là

  • A. sự không phân li của cặp NST tương đồng trong giảm phân.
  • B. các gen trong nhóm liên kết di truyền không đồng thời với nhau.
  • C. sự thụ tinh đã đưa đến sự tổ hợp của các NST tương đồng.
  • D. các gen trong nhóm liên kết cùng phân li với NST trong quá trình phân bào.

Câu 5: Điều nào sau đây không đúng với nhóm gen liên kết?

  • A. Các gen nằm trên một NST tạo thành nhóm gen liên kết.
  • B. Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số NST trong bộ đơn bội (n) của loài đó.
  • C. Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số NST trong bộ lưỡng bội (2n) của loài đó.
  • D. Số nhóm tính trạng di truyền liên kết tương ứng với số nhóm gen liên kết.

Câu 6: Kết quả về mặt di truyền của liên kết gen là:

  • A. Làm tăng biến dị tổ hợp.
  • B. Làm phong phú, đa dạng ở sinh vật.
  • C. Làm hạn chế xuất hiện biến tổ hợp.
  • D. Làm tăng xuất hiện kiểu gen nhưng hạn chế kiểu hình.

Câu 7: Khi cho giao phối ruồi giấm thuần chủng có thân xám, cánh dài với ruồi giấm thuần chủng thân đen, cánh ngắn thì ở F$_{1}$ thu được ruồi có kiểu hình: 

  • A. Đều có thân xám, cánh dài
  • B. Đều có thân đen, cánh ngắn
  • C. Thân xám, cánh dài và thân đen, cánh ngắn
  • D. Thân xám, cánh ngắn và thân đen, cánh dài

Câu 8: Đặc điểm nào sau đây đúng với hiện tượng di truyền liên kết hoàn toàn?

  • A. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau.
  • B. Làm xuất hiện các biến dị tổ hợp, rất đa dạng và phong phú.
  • C. Luôn tạo ra các nhóm gen liên kết quý mới.
  • D. Làm hạn chế sự xuất hiện các biến dị tổ hợp.

Câu 9: Phép lai nào sau đây được xem là phép lai phân tích ở ruồi giấm? 

  • A. Thân xám, cánh dài x Thân xám, cánh dài
  • B. Thân đen, cánh ngắn x Thân đen, cánh ngắn
  • C. Thân xám, cáng ngắn x Thân đen, cánh dài
  • D. Thân xám, cánh dài x Thân đen, cánh ngắn

Câu 10: Ruồi giấm được xem là đối tượng thuận lợi cho việc nghiên cứu di truyền vì:

  • A. Dễ dàng được nuôi trong ống nghiệm.
  • B. Đẻ nhiều, vòng đời ngắn.
  • C. Số NST ít, dễ phát sinh biến dị.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 11: Khi cho giao phối ruồi giấm thuần chủng có thân xám, cánh dài với ruồi giấm thuần chủng thân đen, cánh ngắn thỡ ở F1 thu được ruồi có kiểu hình:

  • A. Đều có thân xám, cánh dài .
  • B. Đều có thân đen, cánh ngắn.
  • C. Thân xám, cánh dài và thân đen, cánh ngắn.
  • D. Thân xám, cánh ngắn và thân đen, cánh dài.

Câu 12: Hiện tượng di truyền liên kết là do:

  • A. Các cặp gen qui định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST khác nhau.
  • B. Các cặp gen qui định các cặp tính trạng nằm trên cung một cặp NST.
  • C. Các gen phân li độc lập trong giảm phân.
  • D. Các gen tự do tổ hợp trong thụ tinh.

Câu 13: Hiện tượng mỗi gen quy định một tính trạng mà kết quả tạo nên một số tính trạng luôn di truyền cùng với nhau. Đó là hiện tượng di truyền: 

  • A. Liên kết gen
  • B. Hoán vị gen 
  • C. Phân li độc lập
  • D. Liên kết với giới tính

Câu 14: Phép lai nào sau đây được xem là phép lai phân tích ở ruồi giấm?

  • A. Thân xám, cánh dài x Thân xám, cánh dài
  • B. Thân xám, cánh ngắn x Thân đen, cánh ngắn
  • C. Thân xám, cánh ngắn x Thân đen, cánh dài
  • D. Thân xám, cánh dài x Thân đen, cánh ngắn

Câu 15: Bằng chứng của sự liên kết gen là

  • A. hai gen không alen cùng tồn tại trong một giao tử.
  • B. hai gen trong đó mỗi gen liên quan đến một kiểu hình đặc trưng.
  • C. hai gen không alen trên một NST phân ly cùng nhau trong giảm phân.
  • D. hai cặp gen không alen cùng ảnh hưởng đến một tính trạng.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm sinh học 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm sinh học 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

HỌC KỲ

DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

CHƯƠNG I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENDEN

CHƯƠNG II: NHIỄM SẮC THỂ

CHƯƠNG III: ADN VÀ GEN

CHƯƠNG IV: BIẾN DỊ

CHƯƠNG V: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI

CHƯƠNG VI: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.