Trắc nghiệm sinh học 9 học kì I (P4)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 9 học kì I (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

 Câu 1: Tính đa dạng của ADN do yếu tố nào sau đây quy định?

  • A. Trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong cấu trúc của ADN.
  • B. Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong cấu trúc của ADN.
  • C. Hàm lượng ADN trong nhân tế bào.
  • D. Số lượng các nuclêôtit.

Câu 2: NST mang gen và tự nhân đôi vì nó chứa:

  • A. protêin
  • B. ADN
  • C. prôtêin và ADN
  • D. chứa gen

Câu 3: Nếu trên một  mạch đơn của phân tử ADN có trật tự là – A – T – G – X – A – thì trật tự của đoạn mạch bổ sung tại vị trí đó là:

  • A. – A – X – G – T – A – 
  • B. – T – A – X – A – T –
  • C. – A  - T – G – X – A – 
  • D. – T – A – X – G – T –

Câu 4: Trong quá trình phát sinh giao tử cái, quan sát thấy có 30 thể cực thứ hai. Vậy số tế bào sinh trứng là bao nhiêu?

  • A. 10 tế bào sinh trứng.
  • B. 20 tế bào sinh trứng.
  • C. 15 tế bào sinh trứng. 
  • D. 30 tế bào sinh trứng.

Câu 5: Trong phép lai 2 cặp tính trạng của Menden ở cây đậu Hà lan, khi phân tích từng cặp tính trạng thì F2 tỉ lệ mỗi cặp tính trạng là:

  • A. 9 : 3 : 3 : 1
  • B. 3 : 1
  • C. 1 : 1
  • D. 1 : 1 : 1 : 1

Câu 6: Một prôtêin có cấu trúc bậc 4 gồm hai chuỗi axit amin tạo thành. Chuỗi A có 300 axit amin, chuỗi B có 450 axit amin.Khi tổng hợp prôtêin này, cần bao nhiêu nuclêôtit tự do để tổng hợp mARN.

  • A. 4500 nuclêôtit.
  • B. 750 nuclêôtit.
  • C. 1500 nuclêôtit.
  • D. 2250 nuclêôtit.

Câu 7: Khi lai phân tích cơ thể có 2 cặp gen dị hợp tử, di truyền liên kết, F­ có tỉ lệ kiểu hình và kiểu gen nào? 

  • A. 1: 2: 1
  • B. 1:1
  • C. 1:1: 1: 1
  • D. 2: 1: 2

Câu 8: Sự tự nhân đôi của nhiễm sắc thể diễn ra ở kì nào của chu kì tế bào?

  • A. Kì đầu.
  • B. Kì trung gian.
  • C. Kì giữa.
  • D.  Kì sau và kì cuối.

Câu 9: Các loại đơn phân giống nhau giữa ARN với ADN là:

  • A. Guanin, Timin, Xitôzin
  • B. Ađênin, Uraxin, Timin
  • C. Ađênin, Guanin, Xitôzin
  • D. Timin, Xitôzin, Urazin

Câu 10: Một hợp tử của ruồi giấm nguyên phân liên tiếp 4 lần. Xác định số tế bào con đã được tạo ra?

  • A. 4 tế bào con.
  • B. 8 tế bào con.
  • C. 2 tế bào con.
  • D. 16 tế bào con.

Câu 11: Gen và prôtêin có mối quan hệ thông qua:

  • A. mARN.
  • B. tARN.
  • C. rARN.
  • D. Nuclêôtit

Câu 12: Kết quả được biểu hiện trong quy luật phân li là:

  • A. Con lai thuộc các thế hệ phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn.
  • B. F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ và F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ 2 trội : 1 lặn.
  • C. F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn.
  • D. F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn.

Câu 13: Quan sát trường hợp minh họa sau đây và hãy xác định đột biến này thuộc dạng nào?

                         ABCDEFGH -------> ADCBEFGH 

  • A. Mất đoạn nhiễm sắc thể.
  • B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.
  • C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.
  • D. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể.

Câu 14: Diễn biến của các nhiễm sắc thể ở kì sau của giảm phân I :

  • A. Các cặp nhiễm sắc thể kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
  • B. Các cặp nhiễm sắc thể kép phân li độc lập với nhau về hai cực của tế bào.
  • C. Các cặp nhiễm sắc thể kép phân li đồng đều về hai cực của tế bào.
  • D. Từng cặp nhiễm sắc thể kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 nhiễm sắc thể đơn phân li về  2 cực của tế bào. 

Câu 15: Khi lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản phân li độc lập thì ở F2 kiểu hình mang 2 tính trội có tỉ lệ là :

  • A. 56,25%
  • B. 18,75%
  • C. 50%
  • D. 6,25%

Câu 16: Cà độc dược có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Vậy  thể (2n – 1) cây cà có số lượng nhiễm sắc thể là:

  • A. 22
  • B. 24
  • C. 23
  • D.25

Câu 17: Nguyên nhân phát sinh đột biến gen là

  • A. Do rối loạn trong quá trình tự sao chép của ADN.
  • B. Dưới ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và môi trường ngoài cơ thể.
  • C. Do ảnh hưởng của khí hậu.
  • D. Do rối loạn trong quá trình tự sao chép của ADN, dưới ảnh hưởng phức tạp của  môi trường trong và môi trường ngoài cơ thể.

Câu 18: Ở P, khi cho giống thuần chủng hoa phấn màu đỏ tự thụ phấn, F1 thu được:

  • A. Đều là hoa màu trắng.
  • B. Đều là hoa màu hồng.
  • C. Đều là hoa màu đỏ.
  • D. Có cả hoa màu đỏ, hoa màu hồng và hoa màu trắng.

Câu 19: Rối loạn phân li của toàn bộ bộ nhiễm sắc thể 2n trong giảm phân sẽ làm xuất hiện dòng tế bào nào?

  •  A. 4n
  • B. 2n
  • C. 3n
  • D. 2n + 1

Câu 20: ADN vừa có tính đa dạng, vừa có tính đặc thù vì:

  • A. Cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N, P.
  • B. Cấu trúc theo nguyên tắc đa phân, mà đơn phân là các axit amin.
  • C. Cấu trúc theo nguyên tắc bán bảo toàn, có kích thước lớn và khối lượng lớn.
  • D. Cấu trúc theo nguyên tắc đa phân với 4 loại đơn phân: A, T, G, X.

Câu 21: Trong quá trình nguyên phân, có thể quan sát rõ nhất hình thái NST ở vào kì :

  • A. Kì trung gian
  • B. Kì đầu
  • C. Kì giữa
  • D. Kì sau

Câu 22: Một gen có số nuclêôtit  loại A = 350, loại G = 400. Khi gen này tự nhân đôi thì số nuclêôtit từng loại trong các gen con sau khi kết thúc quá trình tự nhân đôi là:

  • A. A = T = 350 nuclêôtit; G = X = 400 nuclêôtit
  • B. A = X = 350 nuclêôtit; G = T = 400 nuclêôtit
  • C. A = T = 700 nuclêôtit; G = X = 800 nuclêôtit
  • D. A = X = 700 nuclêôtit; G = T = 800 nuclêôtit

Câu 23: Đặc điểm cấu tạo nào sau đây là của prôtêin bậc 2:

  • A. Một chuỗi axit amin không xoắn cuộn.
  • B. Hai chuỗi axit amin xoắn lò xo.
  • C. Hai chuỗi axit amin không xoắn cuộn.
  • D.  Một chuỗi axit amin xoắn lò xo.

Câu 24: Quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái là đúng hay sai, tại sao?

  • A. Sai .Vì việc sinh con trai hay con gái là do sự kết hợp ngẫu nhiên  của các giao tử giao tử.
  • B. Sai. Vì mẹ chỉ tạo ra 1 loại trứng, bố tạo ra 2 loại tinh trùng. Nếu tinh trùng Y của bố kết hợp với trứng mới tạo hợp tử phát triển thành con trai, còn nếu tinh trùng X của bố kết hợp với trứng tạo hợp tử phát triển thành con gái.
  • C. Sai. Vì mẹ tạo ra 2 loại trứng  X và Y, bố tạo ra 1 loại tinh trùng. Nếu tinh trùng của bố kết hợp với trứng X sẽ  tạo con trai, còn nếu tinh  trùng của bố kết hợp với trứng  Y mới tạo con gái.
  • D. Sai. Vì sinh con trai hay con gái là do cả bố và mẹ quyết định.

Câu 25: Cho các yếu tố sau: 

1. Người sinh sản chậm và ít con

2. Không thể sử dụng phương pháp lai và gây đột biến ở người

3. Do các quan niệm và tập quán xã hội

4. Do bản năng cuûa con người

Việc nghiên cứu di truyền ở người khó khăn hơn việc nghiên cứu di truyền ở động vật do những yếu tố nào sau đây :

  • A. 1, 2, 3
  • B. 1, 2, 3, 4
  • C. 1, 2, 4
  • D. 2, 3, 4

Câu 26: Gen cấu trúc đã tổng hợp ra loại ARN nào?

  • A. rARN.
  • B. mARN.
  • C. tARN.
  • D. rARN, mARN và tARN.

Câu 27: Thoi phân bào có vai trò gì trong quá trình phân chia tế bào?

  • A. Nơi xảy ra sự tự nhân đôi của ADN.
  • B. Nơi xảy ra sự tự nhân đôi của trung tử.
  • C. Nơi nhiễm sắc thể bám và phân li về hai cực của tế bào.
  • D. Nơi hình thành nhân con.

Câu 28: Quan niệm hiện đại về vai trò của thường biến đối với sự tiến hóa của loài:

  •  A. Không có vai trò gì vì thường biến là biến dị không di truyền.
  •  B. Có vai trò chủ yếu trong việc cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc.
  •  C. Có vai trò giúp quần thể tồn tại ổn định lâu dài.
  •  D. Có vai trò gián tiếp trong việc cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn lọc.

Câu 29: Một đoạn ADN có 600 cặp nuclêôtit. Sau 2 lần tự nhân đôi thì cần bao nhiêu nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào?

  • A. 2400 nuclêôtit 
  • B. 4800 nuclêôtit
  • C. 3600 nuclêôtit 
  • D. 1800 nuclêôtit

Câu 30: Thể (2n +1) dùng để chỉ cơ thể sinh vật có bộ nhiễm sắc thể trong nhân tế bào mang đặc điểm:

  • A. Mỗi cặp nhiễm sắc thể trong nhân tế bào đều có 3 nhiễm.
  • B. Cặp nhiễm sắc thể nào đó trong tế bào sinh dưỡng nhận thêm 3 nhiễm.
  • C. Cặp nhiễm sắc thể nào đó trong tế bào sinh dưỡng nhận thêm 1 nhiễm.
  • D.  Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào bị mất đi 3 nhiễm.

Câu 31: Cho biết tính trạng thân cao (B) là trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp (b). Lai cây thân cao thuần chủng với cây thân thấp thu được F1. Lai phân tích F1 thì tỉ lệ kiểu gen ở con lai tạo ra là:

  • A. 1 BB : 2 Bb : 1bb
  • B. 1 BB : 1bb
  • C. 1 Bb : 1bb
  • D. 100% Bb

Câu 32: Dạng đột biến nào của nhiễm sắc thể làm giảm vật chất di truyền?

  • A. Mất đoạn nhiễm sắc thể.
  • B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.
  • C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.
  • D. Đảo đoạn và mất đoạn nhiễm sắc thể.

Câu 33: Trong giảm phân nhiễm sắc thể được nhân đôi ở thời điểm nào?

  • A. Kì trung gian trước giảm phân I.
  • B. Kì đầu của giảm phân I.
  • C. Kì trung gian của giảm phân II.
  • D. Kì đầu của giảm phân II.

Câu 34: Ở gà, có 2n = 78. Một con gà mái đẻ được18 trứng, trong đó có15 trứng được thụ tinh, nhưng khi ấp chỉ nở được 13 gà con. Vậy các trứng được thụ tinh nhưng không nở cóbộ NST là bao nhiêu?

  • A. 39 NST.
  • B. 78 NST.
  • C. 156 NST.
  • D. 117 NST.

Câu 35: Thế nào là giống thuần chủng?

  • A. Giống có đặc tính di truyền đồng nhất ở thế hệ F1.
  • B. Giống có đặc tính di truyền các tính trạng tốt cho thế hệ sau.
  • C. Giống có đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định.Các thế hệ sau giống các thế hệ trước.
  • D. Giống có biểu hiện các tính trạng trội có lợi trong sản xuất.

Câu 36: Nguồn nguyên liệu chủ yếu trong chọn giống là gì?

  • A. Biến dị tổ hợp.
  • B. Đột biến gen.
  • C. Đột biến NST.
  • D. Đột biến Gen và đột biến NST.

Câu 37: Một phân tử ADN có số nuclêôtit loại A = 650.000, số nuclêôtit loại G bằng 2 lần số nuclêôtit loại A. Vậy số nuclêôtit loại X là bao nhiêu?

  • A. 650.000
  • B. 2.600.000
  • C. 1.300.000
  • D. 325.000

Câu 38: Kiểu gen dưới đây tạo được hai loại giao tử là:

  • A. AaBb
  • B. AaBB
  • C. AABB
  • D. aabb

Câu 39: Đặc điểm nào dưới đây không phải là sự giống nhau giữa prôtêin và axit nuclêic?

  • A. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
  • B. Các đơn phân đều chứa các nguyên tố C,H,O,N.
  • C. Đều được tổng hợp từ khuôn mẫu ADN.
  • D. Đều có tính đa dạng và đặc thù.

Câu 40: Ở ruồi giấm 2n = 8 có số lượng nhiễm sắc thể kép ở kì đầu của giảm phân II là bao nhiêu?

  • A. 4.
  • B. 8.
  • C. 0.
  • D. 16.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm sinh học 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm sinh học 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

HỌC KỲ

DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

CHƯƠNG I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENDEN

CHƯƠNG II: NHIỄM SẮC THỂ

CHƯƠNG III: ADN VÀ GEN

CHƯƠNG IV: BIẾN DỊ

CHƯƠNG V: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI

CHƯƠNG VI: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.