Trắc nghiệm sinh học 9 bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 9 bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái tới sinh vật là:

  • A. không phụ thuộc vào mức độ tác động của chúng.
  • B. tỉ lệ thuận vào mức độ tác động của chúng
  • C. tỉ lệ nghịch vào mức độ tác động của chúng
  • D. tùy thuộc vào mức độ tác động của chúng.

Câu 2: Cho các phát biểu sau:

1. Các nhân tố sinh thái thay đổi theo từng mức độ và thời gian.

2. Nhân tố sinh thái được chia thành hai nhóm: nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố sinh thái hữu sinh, con người không phải là nhân tố sinh thái.

3. Cây xanh là môi trường sống của vi sinh vật và nấm ký sinh.

4. Con người là một nhân tố sinh thái riêng.

Trong các phát biểu trên. Các phát biểu sai là:

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D.4

Câu 3: Các nhân tố sinh thái:

  • A. chỉ ảnh hưởng gián tiếp lên sinh vật
  • B. thay đổi theo từng môi trường và thời gian
  • C. chỉ gồm nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố sinh thái con người
  • D. gồm nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố sinh thái hữu sinh, con người thuộc nhóm nhân tố sinh thái vô sinh.

Câu 4: Nhân tố sinh thái được chia thành:

  • A. nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố sinh thái hữu sinh.
  • B. nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố sinh thái con người.
  • C. nhân tố sinh thái hữu sinh và nhân tố sinh thái con người.
  • D. nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố sinh thái hữu sinh, trong đó nhân tố sinh thái con người thuộc nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh.

Câu 5: Da người có thể là môi trường sống của loài nào?

  • A. Giun đũa kí sinh
  • B. Chấy, rận, nấm
  • C. Sâu
  • D. Thực vật bậc thấp

Câu 6: Các loại môi trường chủ yếu của sinh vật là:

  • A. Đất, nước, trên mặt đất- không khí
  • B. Đất, trên mặt đất- không khí
  • C. Đất, nước và sinh vật
  • D. Đất, nước, trên mặt đất - không khí và sinh vật

Câu 7: Yếu tố ánh sáng thuộc nhóm nhân tố sinh thái nào?

  • A. Vô sinh
  • B. Hữu sinh
  • C. Vô cơ
  • D. Chất hữu cơ 

Câu 8: Sinh vật sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất ở vị trí nào trong giới hạn sinh thái?

  • A. Gần điểm gây chết dưới.
  • B. Gần điểm gây chết trên
  • C. Ở điểm cực thuận
  • D. Ở trung điểm của điểm gây chết dưới và điểm gây chết trên

Câu 9: Vì sao nhân tố con người có tác động mạnh mẽ tới môi trường thiên nhiên?

  • A. Vì con người có tư duy, có lao động
  • B. Vì con người tiến hóa nhất so với các loài động vật khác
  • C. Vì hoạt động của con người khác với các sinh vật khác, con người có trí tuệ nên vừa khai thác tài nguyên thiên nhiên vừa cải tạo được thiên nhiên.
  • D. Vì con người có khả năng điều khiển thiên nhiên

Câu 10: Môi trường sống của cây xanh là:

  • A. Đất và không khí
  • B. Đất và nước
  • C. Không khí và nước
  • B. Đất

Câu 11: Hãy lựa chọn đáp án đúng về khái niệm Môi trường?

  • A. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm các nhân tố sinh thái vô sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh vật.
  • B. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống sinh vật.
  • C. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm các nhân tố sinh thái vô sinh hoặc hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh vật.
  • D. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm các nhân tố sinh thái hữu sinh ảnh hưởng gián tiếp đến đời sống sinh vật.

Câu 12: Lựa chọn phát biểu đúng:

  • A. Ánh sáng, nhiệt độ thuộc nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh.
  • B. Con người thuộc nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh.
  • C. Chỉ có ba loại môi trường sống chủ yếu là môi trường nước, môi trường đất và môi trường không khí.
  • D. Các nhân tố sinh thái chỉ thay đổi phụ thuộc vào thời gian

Câu 13: Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với:

  • A. tất cả các nhân tố sinh thái.
  • B. nhân tố sinh thái hữu sinh.
  • C. nhân tố sinh thái vô sinh.
  • D. một nhân tố sinh thái nhất định.

Câu 14: Điền vào chỗ trống “Nhân tố sinh thái là …  tác động đến sinh vật”.

  • A. nhiệt độ
  • B. các nhân tố của môi trường
  • C. nước
  • D. ánh sáng

Câu 15: Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định được gọi là gì?

  • A. Giới hạn sinh thái
  • B. Tác động sinh thái
  • C. Khả năng cơ thể
  • D. Sức bền của cơ thể

Câu 16: Có thể xếp con người vào nhóm nhân tố sinh thái nào?

  • A. Vô sinh
  • B. Hữu sinh
  • C. Hữu sinh và vô sinh
  • D. Hữu cơ

Câu 17: Cho các phát đúng trong các phát biểu sau.

1. Ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ thuộc nhóm nhân tố sinh thái vô sinh.

2. Sinh vật không thể tồn tại nếu nằm ngoài giới hạn sinh thái.

3. Cá rô phi ở Việt Nam có giới hạn nhiệt độ từ 5C đến 42C, trong đó điểm cực thuận là 32C

4. Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với tất cả các nhân tố sinh thái gọi là giới hạn sinh thái.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:

  • A. 1, 2, 3
  • B. 2, 3
  • C. 1, 3, 4 
  • D. 2, 4

Câu 18: Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái, thì chúng có vùng phân bố như thế nào?

  • A. Có vùng phân bố rộng
  • B. Có vùng phân bố hạn chế
  • C. Có vùng phân bố hẹp.
  • D. Không xác định được vùng phân bố.

Câu 19: Cá chép có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 2 độ C đến 44 độ C. điểm cực thuận là 28 độ C. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 50 độ C đến 42 độ C. điểm cực thuận là 30 độ C. Nhận định nào sau đây là đúng?

  • A. Vùng phân bố cá chép hẹp hơn cá rô phi vì có điểm cực thuận thấp hơn.
  • B. Vùng phân bố cá rô phi rộng hơn cá chép vì có giới hạn dưới cao hơn.
  • C. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn.
  • D. Cá chép có vùng phàn bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn dưới thấp hơn.

Câu 20: Đối với mỗi nhân tố sinh thái, khoảng thuận lợi (khoảng cực thuận) là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật:

  • A. có sức sống trung bình.
  • B. phát triển thuận lợi nhất.
  • C. có sức sống giảm dần.
  • D. chết hàng loạt.

Câu 21: Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái sau: mức độ ngập nước (1), nhiệt độ không khí (2), kiến (3), ánh sáng (4), rắn hổ mang (5), cây gỗ (6), gỗ mục (7), sâu ăn lá cây (8). Những nhân tố nào thuộc nhóm nhân tố sinh thái vô sinh?

  • A. (1), (2), (4), (7)
  • B. (1), (2), (4), (5), (6)
  • C. (1), (2), (5), (6)
  • D. (3), (5), (6), (8)

Câu 22: Yếu tố nào dưới đây là nhân tố hữu sinh?

  • A. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm
  • B. Chế độ khí hậu, nước, ánh sáng
  • C. Con người và các sinh vật khác
  • D. Các sinh vật khác và ánh sáng

Câu 23: Cá rô phi Việt Nam chịu lạnh đến 5,6 độ C dưới nhiệt độ này cá chết, chịu nóng đến 42 độ C, trên nhiệt độ này cá chết, các chức năng sống được biểu hiện tốt nhất từ 20 – 35 độ C Khoảng nhiệt độ 20 – 35 độ C được gọi là:

  • A. Khoảng thuận lợi
  • B. Khoảng gây chết trên
  • C. Khoảng gây chết dưới
  • D. Giới hạn chịu đựng

Câu 24: Khi chuyển sinh vật ra khỏi nơi sống quen thuộc thì khả năng sống của sinh vật sẽ như thế nào?

  • A. Khả năng sống của sinh vật giảm
  • B. Nhiều khi sinh vật không thể sống được
  • C. Sinh vật có thể sống ở nơi mới
  • D. Khả năng sống của sinh vật giảm, nhiều khi không thể sống được

Câu 25: Nhân tố con người được tách ra thành một nhóm nhân tố sinh thái riêng vì:

  • A. con người có tư duy, có lao động.
  • B. con người tiến hoá nhất so với các loài động vật khác.
  • C. hoạt động của con người khác với các sinh vật khác, con người có trí tuệ nên vừa khai thác tài nguyên thiên nhiên lại vừa cải tạo thiên nhiên.
  • D. con người có khả năng làm chủ thiên nhiên.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm sinh học 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm sinh học 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

HỌC KỲ

DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

CHƯƠNG I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENDEN

CHƯƠNG II: NHIỄM SẮC THỂ

CHƯƠNG III: ADN VÀ GEN

CHƯƠNG IV: BIẾN DỊ

CHƯƠNG V: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI

CHƯƠNG VI: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.