Trắc nghiệm sinh học 9 học kì I (P5)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 9 học kì I (P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Lợn con có đầu và chân sau dị dạng thuộc dạng đột biến nào sau đây?

  • A. Đột biến gen.
  • B. Đột biến cấu trúc NST.
  • C. Đột biến thể dị bội.
  • D. Đột biến thể đa bội.

Câu 2: Một phân tử ADN có tổng số nuclêôtit là N, chiều dài L của phân tử ADN đó bằng:

  • A. L = N. 3,4A­­o­­­­­
  • B. L = $\frac{N}{2}$.3,4.A­
  • C. ­­­­­­­L = $\frac{N}{3,4}$
  • D. L = 2. N. 3,4A­­­

Câu 3: Hình thức sinh sản tạo ra nhiều biến dị tổ hợp ở sinh vật là:

  • A. sinh sản vô tính
  • B. sinh sản hữu tính
  • C. sinh sản sinh dưỡng
  • D. sinh sản nẩy chồi

Câu 4: Đặc điểm nào không đúng khi nói về thường biến là:

  •  A. Các biến dị đồng loạt theo cùng một hướng.
  •  B. Thường biến là những biến đổi tương ứng với điều kiện sống.
  •  C. Thường biến có thể có lợi hoặc có hại.
  •  D. Thường biến xảy ra đối với một nhóm cá thể sống trong cùng một điều kiện sống giống nhau.

Câu 5: Ở đậu Hà Lan, F2 là thế hệ được sinh ra từ F1 do:

  • A. Sự tự thụ phấn hoặc giao phấn giữa các F1.
  • B. Sự giao phấn giữa F1 với một trong hai cơ thể bố mẹ ở P.
  • C. Sự giao phấn giữa cơ thể Fmang kiểu hình trội với cơ thể mang kiểu hình lặn.
  • D. Sự giao phấn giữa F1 với một cơ thể nào khác.

Câu 6: Phát biểu nào dưới đây về hoạt động của các nhiễm sắc thể trong giảm phân I là đúng?

  • A. Các nhiễm sắc thể tự nhân đôi ở kì trung gian.
  • B. Các nhiễm sắc thể kép tương đồng tiếp hợp nhau dọc theo chiều dài của chúng ở kì đầu.
  • C. 2n nhiễm sắc thể kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
  • D. Mỗi tế bào con có bộ 2n nhiễm sắc thể đơn.

Câu 7: Tế bào của mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về:

  • A. số lượng
  • B. số lượng, hình dạng, cấu trúc
  • C. số lượng, cấu trúc
  • D.  số lượng và hình dạng

Câu 8: Ở ruồi giấm gen A quy định thân xám, gen a quy định thân đen, gen B quy định cánh dài, gen b quy định cánh cụt. Hai cặp gen quy định màu sắc thân và kích thước cánh cùng nằm trên một NST thường và liên kết hoàn toàn. Ruồi giấm đực có kiểu gen $\frac{AB}{ab}$ tạo giao tử:

  • A. AB, Ab, aB, aa
  • B. Ab, aB
  • C. AB, ab
  • D. aB, ab

Câu 9: Phép lai nào dưới đây là phép lai phân tích hai cặp tính trạng?

  • A. P: AaBb x  Aabb.
  • B. P: AaBb x  aabb
  • C. P: aaBb  x  AABB
  • D. P: AaBb x  aaBB

Câu 10: Tại sao ADN được xem là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ phân tử?

  • A. ADN có khả năng tự sao theo đúng khuôn mẫu.
  • B. ADN có trình tự các cặp nuclêôtit đặc trưng cho loài.
  • C. Số lượng và khối lượng ADN không thay đổi qua giảm phân và thụ tinh.
  • D. ADN nằm trong bộ nhiễm sắc thể đặc trưng và ổn  định của mỗi loài sinh vật.

Câu 11: Ở ruối giấm 2n = 8, một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II, tế bào đó có bao nhiêu nhiễm sắc thể đơn? 

  • A. 2 NST
  • B. 4 NST
  • C. 8 NST
  • D. 16 NST

Câu 12: Bệnh máu khó đông do gen nào qui định?

  • A. Gen trội
  • B. Gen trội và gen lặn đều qui định
  • C. Gen lặn
  • D. Do gen trội ở thể dị hợp qui định

Câu 13: Tương quan trội - lặn có ý nghĩa gì trong sản xuất?

  • A. Tập trung nhiều gen trội quý vào một kiểu gen để tạo ra giống có giá trị kinh tế cao.
  • B. Dễ theo dõi sự di truyền của mỗi cặp tính trạng qua nhiều thế hệ.
  • C. Biết được tính trạng trội là những tính trạng tốt, tính trạng lặn là những tính trạng xấu.
  • D. Tự thụ phấn ở thực vật để tạo ra các dòng thuần chủng.

Câu 14: Prôtêin thực hiện được chức năng chủ yếu ở những bậc cấu trúc nào sau đây ?

  • A. Cấu trúc bậc 1
  • B. Cấu trúc bậc 1 và cấu trúc bậc 2
  • C. Cấu trúc bậc 2 và cấu trúc bậc 3
  • D. Cấu trúc bậc 3 và cấu trúc bậc 4 

Câu 15: Trong thực tế đột biến thể dị bội có số lượng NST ít hơn 2n = 46 xảy ra ở đối tượng nào nhiều hơn:

  • A. Người thường xuyên vận chuyển hoá chất bảo vệ thực vật.
  • B. Người làm nghề kiểm dịch hoá chất bảo vệ thực vật.
  • C. Người trực tiếp làm ruộng ở những vùng sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật.
  • D. Người làm ở những ngành nghề khác.

Câu 16: Trong nguyên phân ở kì nào các nhiễm sắc thể bắt đầu đóng xoắn ?

  • A. Kì sau 
  • B. Kì giữa
  • C. Kì đầu
  • D. Kì cuối

Câu 17: Một gen có 1800 nuclêôtit. Hỏi một prôtêin do gen này qui định có bao nhiêu axit amin trong thành phần cấu tạo?

  • A. 600 axit amin
  • B. 900 axit amin
  • C. 300 axit amin
  • D. 450 axit amin

Câu 18: Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là:

  • A. Sự kết hợp theo nguyên tắc: Một giao tử đực với một giao tử cái.
  • B. Sự kết hợp nhân của hai giao tử đơn bội.
  • C. Sự tổ hợp bộ nhiễm sắc thể của giao tử đực và giao tử cái.
  • D. Sự tạo thành hợp tử.

Câu 19: Theo Menđen, nhân tố di truyền quy định:

  • A. Tính trạng nào đó đang được nghiên cứu.
  • B. Các đặc điểm về hình thái, cấu tạo của một cơ thể.
  • C. Các đặc điểm về sinh lí của một cơ thể.
  • D. Các tính trạng của sinh vật.

Câu 20: Trong tế bào sinh dưỡng, thể (2n - 1) của người có số lượng nhiễm sắc thể là: 

  • A. 1
  • B. 24
  • C. 45
  • D. 47

Câu 21: Yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính trong đời cá thể?  

  • A. Các nhân tố của môi trường trong (hoocmon sinh dục) và ngoài (nhiệt độ, ánh sáng) tác động vào những giai đoạn sớm trực tiếp hay gián tiếp lên sự phát triển của cá thể.
  • B. Sự kết hợp các NST trong hình thành giao tử và hợp tử lúc cơ thể đang hình thành.
  • C. Sự chăm sóc, nuôi dưỡng của bố mẹ vào những giai đoạn sớm lên sự phát triển của cá thể.
  • D. Chất nhân của giao tử khi hình thành cá thể

Câu 22: Số nuclêôtit trong 1 chu kì xoắn của phân tử ADN là:

  • A. 20.
  • B. 10.
  • C. 40.
  • D. 80.

Câu 23: Gen B trội không hoàn toàn so với gen b. Nếu đời P là BB x bb thì ở F2 có tỉ lệ kiểu hình:

  • A. 1 trung gian : 1 lặn
  • B. 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn
  • C. 3 trung gian : 1 lặn
  • D. 100% kiểu hình trung gian 

Câu 24: Phát biểu nào sau đây về gen là không đúng?

  • A. Gen nằm trên nhiễm sắc thể.
  • B. Gen là một đoạn của phân tử ADN có chức năng di truyền.
  • C. Trung bình mỗi gen có khoảng 600 – 1500 cặp nuclêôtit có trình tự xác định.
  • D. Mỗi tế bào của mỗi loài có thể có từ một đến nhiều gen.

Câu 25: Diễn biến nào dưới đây của nhiễm sắc thể là phù hợp với kì cuối của giảm phân II?

  • A. Các nhiễm sắc thể đơn nằm gọn trong  nhân mới được tạo thành ở mỗi tế bào con.
  • B. Các nhiễm sắc thể kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội (kép).
  • C. Màng nhân và nhân con lại hình thành.
  • D. Thoi phân bào tiêu biến.

Câu 26: Mạch một của gen có các loại nuclêôtit  A1 = 250 ; T1 = 150 ; G1 = 400 ; X1 = 200 . Nếu mạch hai của gen này làm mạch khuôn để tổng hợp mARN thì từng loại nuclêôtit của mARN là: 

  • A. A = 150 ; U = 250 ; G = 200 ; X = 400
  • B. A = U = 300 ; G = X = 200 
  • C. A = U = 200 ; G = X = 300
  • D.  A = 250 ; U = 150 ; G = 400 ; X = 200

Câu 27: Gen A : thân cao trội hoàn toàn so với gen a : thân thấp

Gen B : quả tròn trội hoàn toàn so với gen b : quả dài

Cho giao phấn giữa cây thuần chủng thân cao, quả dài với cây thuần chủng thân thấp, quả tròn, thu được F1,  có kiểu hình F1 là : 

  • A. thân cao, quả tròn
  • B. thân cao, quả dài
  • C. thân thấp, quả tròn
  • D. thân thấp, quả dài

Câu 28: Tương quan về số lượng axít amin và nuclêôtít của mARN khi ở trong ribôxôm là: 

  • A. 3 nuclêôtít ứng với 1 axít amin.
  • B. 1 nuclêôtít ứng với 3 axít amin.
  • C. 2 nuclêôtít ứng với 1 axít amin.
  • D. 1 nuclêôtít ứng với 2 axít amin. 

Câu 29: Ý nghĩa của nguyên phân là gì?

  • A. Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào và sự lớn lên của cơ thể.
  • B. Nguyên phân duy trì sự ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng qua các thế hệ tế bào.
  • C. Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào.
  • D. Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào và sự lớn lên của cơ thể, đồng thời duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng qua các thế hệ tế bào.

Câu 30: Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh có vai trò gì trong nghiên cứu di truyền ?

  • A. Biết tính trạng nào chủ yếu phụ thuộc vào kiểu gen, tính trạng nào dễ biến đổi do tác động của môi trường.
  • B. Cho biết tương tác giữa kiểu gen và môi trường làm thay đổi tính trạng.
  • C. Cho biết kiểu gen của những tính trạng chất lượng.
  • D. Cho biết kiểu gen của những tính trạng số lượng.

Câu 31: Đặc điểm của NST trong các tế bào sinh dưỡng là :

  • A. luôn tồn tại từng chiếc riêng rẽ
  • B. luôn tồn tại từng cặp tương đồng
  • C. luôn luôn co ngắn lại
  • D. luôn luôn duỗi ra

Câu 32: Bệnh câm điếc bẩm sinh là do:

  • A. Đột biến gen lặn trên NST thường
  • B. Đột biến gen trội trên NST thường
  • C. Đột biến gen lặn trên NST giới tính
  • D. Đột biến gen trội trên NST giới tính

Câu 33: Trong quaù trình phát sinh giao tử, từ 4 tế bào sinh trứng sẽ tạo ra:

  • A. 8 trứng và 8 thể cực thứ hai.
  • B. 4 trứng và 8 thể cức thứ hai. 
  • C. 4 trứng và 4 thể cực thứ hai.
  • D. 4 trứng và 12 thể cực thứ hai.

Câu 34: Yếu tố quan trọng dẫn đến thành công của Menđen là gì?

  • A. Chọn đậu Hà Lan làm đối tượng thuận lợi trong nghiên cứu.
  • B. Chọn lọc và kiểm tra độ thuần chủng của các dạng bố mẹ trước khi đem lai. 
  • C. Có phương pháp nghiên cứu đúng đắn.
  • D. Sử dụng toán thống kê để xử lí kết quả.

Câu 35: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường gây hậu quả nghiêm trọng nhất là:

  • A. Lặp đoạn Nhiễm sắc thể
  • B. Đảo đoạn Nhiễm sắc thể
  • C. Mất đoạn Nhiễm sắc thể
  • D. Chuyển đoạn Nhiễm sắc thể

Câu 36: Cơ thể 3n hình thành do kết quả của đột biến rối loạn phân li của toàn bộ nhiễm sắc thể xảy ra ở:

  •  A. Tế bào xôma.
  •  B. Giai đoạn tiền phôi.
  •  C. Quá trình giảm phân của tế bào sinh dục.
  •  D. Trong quá trình giảm phân của một trong hai loại tế bào sinh dục đực và cái.

Câu 37: Qua thí nghiệm lai một cặp tính trạng, Menđen cho rằng các tính trạng không trộn lẫn vào nhau do: 

  • A. F1 đồng nhất  tính trạng.
  • B. F2 phân li tính trạng.
  • C. F1 đều mang tính trạng trội, tính trạng lặn xuất hiện ở F2.
  • D. Đổi vị trí giống làm cây bố và cây mẹ kết quả thu được như nhau.

Câu 38: Ở gà, có 2n = 78. Một con gà mái đẻ được 18 trứng, trong đó có 15 trứng được thụ tinh, Vậy các trứng không được thụ tinh có  bộ NST là bao nhiêu?

  • A. 39 NST
  • B. 78 NST
  • C. 156 NST
  • D. 117 NST

Câu 39: Ở lúa nước 2n = 24 một tế bào đang ở kì sau của nguyên phân có số lượng nhiễm sắc thể là bao nhiêu? 

  • A. 48
  • B. 12
  • C. 24
  • D. 96

Câu 40: Phân tử ADN có số nucleotit loại A là 20%. Vậy trường hợp nào sau đây là đúng ?

  • A. %A + %G = 60%
  • B. %A + %T = 50%
  • C. %X =  %G = 80%
  • D. %G = % X = 30%

Xem thêm các bài Trắc nghiệm sinh học 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm sinh học 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

HỌC KỲ

DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

CHƯƠNG I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENDEN

CHƯƠNG II: NHIỄM SẮC THỂ

CHƯƠNG III: ADN VÀ GEN

CHƯƠNG IV: BIẾN DỊ

CHƯƠNG V: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI

CHƯƠNG VI: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.