Trắc nghiệm sinh học 9 bài 8: Nhiễm sắc thể (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 9 bài 8: Nhiễm sắc thể (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Một NST có dạng điển hình gồm các thành phần nào?

  • A. Tâm động, cromatit, thể kèm, eo thứ nhất, eo thứ hai, sợi cơ bản, sợi nhiễm sắc.
  • B. Tâm động, cromatit, thể kèm, eo thứ nhất, eo thứ hai, sợi cơ bản.
  • C. Tâm động, cromatit, thể kèm, eo thứ nhất, eo thứ hai.
  • D. Tâm động, cromatit, eo thứ nhất, eo thứ hai, sợi cơ bản, sợi nhiễm sắc.

Câu 2: Trong cặp NST tương đồng, 2 NST có nguồn gốc từ đâu?

  • A. Từ bố.
  • B. Từ mẹ.
  • C. Một từ bố, một từ mẹ.
  • D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 3: Tâm động là gì?

  • A. Tâm động là nơi chia NST thành 2 cánh.
  • B. Tâm động là điểm dính NST với sợi tơ trong thoi phân bào.
  • C. Tâm động là nơi có kích thước nhỏ nhất của NST.
  • D. Tâm động là điểm dính NST với protein histon.

Câu 4: NST là gì?

  • A. NST là cấu trúc nằm trong nhân tế bào.
  • B. NST là cấu trúc nằm ngoài nhân tế bào, dễ bắt màu khi được nhuộm bằng dung dịch thuốc nhuộm mang tính kiềm.
  • C. NST là cấu trúc nằm trong nhân tế bào, dễ bắt màu khi được nhuộm bằng dung dịch thuốc nhuộm mang tính kiềm.
  • D. NST là cấu trúc nằm ngoài nhân tế bào.

Câu 5: NST là cấu trúc có ở:

  • A. Bên ngoài tế bào
  • B. Trong các bào quan
  • C. Trong nhân tế bào
  • D. Trên màng tế bào

Câu 6: Vai trò của NST đối với sự di truyền các tính trạng là gì?

  • A. NST là cấu trúc mang gen quy định tính trạng. Do đó những biến đổi về cấu trúc và số lượng NST sẽ gây ra biến đổi các tính trạng di truyền.
  • B. NST có đặc tính tự nhân đôi do đó các tính trạng di truyền được sao chép qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
  • C. NST là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN.
  • D. Cả A và B.

Câu 7: Loại tế bào nào sau đây không mang cặp NST tương đồng?

  • A. Tế bào sinh dưỡng của ong đực.
  • B. Trong các tế bào đa bội và trong tế bào của thể song nhị bội.
  • C. Tế bào hợp tử.
  • D. Tế bào sinh dưỡng, tế bào sinh dục có 2n.

Câu 8: Vật chất di truyền ở cấp độ tế bào là

  • A. NST.
  • B. Axit nucleic.
  • C. Nucleotide.
  • D. Ncleosome.

Câu 9: Thế nào là cặp NST tương đồng?

  • A. Cặp NST tương đồng là cặp NST chỉ tồn tại trong tế bào sinh dưỡng
  • B. Cặp NST tương đồng gồm hai chiếc giống nhau về hình dạng, kích thước, trong đó một chiếc có nguồn gốc từ bố, một chiếc có nguồn gốc từ mẹ
  • C. Cặp NST tương đồng là cặp NST được hình thành sau khi NST tự nhân đôi 
  • B. Cả A và B

Câu 10: Trong quá trình nguyên phân, có thể quan sát rõ nhất hình thái NST ở vào kì:

  • A. Vào kì trung gian
  • B. Kì đầu
  • C. Kì giữa
  • D. Kì sau

Câu 11: Khi chưa nhân đôi, mỗi NST bao gồm:

  • A. một crômatit
  • B. một NST đơn
  • C. một NST kép
  • D. cặp crômatit

Câu 12: NST tồn tại trong tế bào có vai trò?

  • A. Lưu giữ thông tin di truyền.
  • B. Bảo quản thông tin di truyền.
  • C. Truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ.
  • D. Tất cả các chức năng trên.

Câu 13: Cấu trúc hiển vi của NST được mô tả ở kỳ nào của phân chia tế bào?

  • A. Kỳ đầu.
  • B. Kỳ giữa.
  • C. Kỳ sau.
  • D. Kỳ cuối.

Câu 14: Loại tế bào nào có bộ nhiễm sắc thể đơn bội :

  • A. Hợp tử 
  • B. Giao tử     
  • C. Tế bào sinh dục 
  • D. Tế bào sinh dưỡng    

Câu 15: Bộ Nhiễm sắc thể chứa các cặp NST tương đồng là bộ NST

  • A. tứ bôi (4n).
  • B. đơn bội (n).        
  • C. tam bội (3n). 
  • D. lưỡng bội (2n).

Câu 16: Một khả năng của NST đóng vai trò rất quan trọng trong sự di truyền là:

  • A. Biến đổi hình dạng
  • B. Tự nhân đôi
  • C. Trao đổi chất
  • D. Co, duỗi trong phân bào

Câu 17: Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành

  • A. từng cặp tương đồng (giống nhay về hình thái, kích thước).
  • B. từng cặp không tương đồng.
  • C. từng chiếc riêng rẽ.
  • D. từng nhóm.

Câu 18: Tính đặc trưng của nhiễm sắc thể là gì ?

  • A. NST biến đổi qua các kì của quá trình phân bào
  • B. Bộ NST đặc trưng được duy trì ổn định qua cạc thế hệ.
  • C. Tế bào của mỗi loài sinh vật có một bộ NST đặc trưng (với số lượng và hình thái xác định)
  • D. Câu A và B đúng.

Câu 19: Nhiễm sắc tử chị em có

  • A. Nguồn gốc khác nhau: 1 từ bố, 1 từ mẹ
  • B. Là 2 phần của phân tử ADN ban đầu.
  • C. Có trình tự gen gần giống nhau, chỉ khác 1 số điểm nhỏ 
  • D. Giống nhau hoàn toàn

Câu 20: Chọn câu đúng trong các câu sau:

1. Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng, do đó số lượng NST sẽ luôn chẵn gọi là bộ lưỡng bội.

2. Số lượng NST trong tế bào nhiều hay ít không phản ánh mức độ tiến hoá của loài.

3. NST là sợ ngắn, bắt màu kiềm tính, thấy được dưới kính hiển vi khi phân bào.

4. Các loài khác nhau luôn có bộ NST lưỡng bội với số lượng không bằng nhau.

5. Trong tế bào sinh dục chỉ chứa một NST của mỗi cặp tương đồng.

  • A. 1, 2, 3 và 5.
  • B. 2, 3 và 5.
  • C. 3 và 4.
  • D. 2,3 và 4.

Câu 21: Bộ phận nào sau đây của NST là vị trí quan trọng mà sợi tơ của thoi phân bào sẽ bám vào và kéo về các cực trong qúa trình phân bào?

  • A. Tâm động.
  • B. Eo cấp 1.
  • C. Hai cánh.
  • D. Eo cấp 2.

Câu 22: Cặp nhiễm sắc thể tương đồng là cặp nhiễm sắc thể:

  • A. giống nhau về hình thái, kích thước
  • B. giống nhau về kích thước
  • C. giống nhau về nguồn gốc
  • D. giống nhau về màu sắc

Câu 23: Sau khi nhân đôi mỗi NST gồm

  • A. Hai NST kép
  • B. Hai NST đơn
  • C. Hai crômatit giống hệt nhau, dính nhau ở tâm động
  • D. Hai crômatit có nguồn gốc khác nhau

Câu 24: Trong quá trình nguyên phân thoi vô sắc là nơi:

  • A. Gắn nhiễm sắc thể 
  • B. Hình thành màng nhân và nhân con cho các tế bào con
  • C. Tâm động của nhiễm sắc thể bám và trượt về các cực của tế bào 
  • D. Xảy ra quá trình tự nhân đôi của nhiễm sắc thể

Câu 25: Trong quá trình phân bào, NST được quan sát rõ nhất dưới kính hiển vi ở kỳ nào, vì sao?

  • A. Kỳ giữa, vì lúc này NST đóng xoắn tối đa
  • B. Kỳ sau, vì lúc này NST phân ly nên quan sát được rõ hơn các kỳ sau
  • C. Kỳ trung gian, vì lúc này ADN đã tự nhân đôi xong
  • D. Kỳ trước vì lúc này NST đóng xoắn tối đa

Xem thêm các bài Trắc nghiệm sinh học 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm sinh học 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

HỌC KỲ

DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

CHƯƠNG I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENDEN

CHƯƠNG II: NHIỄM SẮC THỂ

CHƯƠNG III: ADN VÀ GEN

CHƯƠNG IV: BIẾN DỊ

CHƯƠNG V: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI

CHƯƠNG VI: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.