Câu 1: Ý nghĩa của đột biến gen trong trồng trọt và chăn nuôi:
- A. Gây đột biến nhân tạo về đột biến gen.
- B. Tạo những giống có lợi cho nhu cầu của con người.
- C. Làm cơ quan sinh dưỡng có kích thước lớn.
-
D. Gây đột biến nhân tạo về đột biến gen để tạo ra những giống có lợi cho nhu cầu con người.
Câu 2: Cơ thể đa bội có thể được phát hiện bằng phương pháp nào dưới đây là chính xác nhất ?
- A. Quan sát kiểu hình
-
B. Quan sát và đếm số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào
- C. Đánh giá khả năng sinh sản
- D. Thời gian sinh trưởng của cây kéo dài
Câu 3: Mức độ gây hại của alen đột biến đối với thể đột biến phụ thuộc vào
- A. tác động của các tác nhân gây đột biến.
- B. điều kiện môi trường sống của thể đột biến
- C. tổ hợp gen mang đột biến.
-
D. môi trường sống và tổ hợp gen mang đột biến
Câu 4: Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X thì số liên kết hiđrô trong gen sẽ
- A. giảm 1.
- B. giảm 2.
-
C. tăng 1.
- D. tăng 2.
Câu 5: Đột biến gen thường gây hại cho cơ thể mang đột biến vì?
- A. làm gen bị biến đổ dẫn tới không kế tục vật chất di truyền qua các thế hệ
-
B. làm sai lệch thông tin di truyền dẫn tới làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp protein
- C. làm ngừng trệ quá trình phiên mã, không tổng hợp được protein
- D. làm biến đổi cấu truc NST dẫn tới cơ thể sinh vật không kiểm soát được quá trình tái bản của gen
Câu 6: Dạng đột biến cấu trúc NST thường gây hậu quả lớn nhất đó là:
-
A. Đảo đoạn
- B. Mất đoạn
- C. Lặp đoạn
- D. Chuyển đoạn
Câu 7: Nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc NST là:
- A. Do NST thường xuyên co xoắn trong phân bào
-
B. Do tác động của các tác nhân vật lí, hóa học của ngoại cảnh
- C. Hiện tượng tự nhân đôi của NST
- D. Sự tháo xoắn của NST khi kết thúc phân bào
Câu 8: Thể 1 nhiễm là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có hiện tượng:
- A. Thừa 2 NST ở một cặp tương đồng nào đó
- B. Thừa 1 NST ở một cặp tương đồng nào đó
- C. Thiếu 2 NST ở một cặp tương đồng nào đó
-
D. Thiếu 1 NST ở một cặp tương đồng nào đó
Câu 9: Thể 3 nhiễm (2n+ 1= 25) có thể tìm thấy ở loài nào sau đây?
- A. Lúa nước
- B. Cà độc dược
- C. Cà chua
-
D. Cả 3 loài nêu trên
Câu 10: Thể đa bội không có đặc điểm nào sau đây?
- A. Sinh trưởng mạnh, phát triển nhanh
- B. Năng suất cao, phẩm chất tốt
-
C. Những cá thể đa bội lẻ có khả năng sinh sản hữu tính
- D. Rất ít gặp ở động vật
Câu 11: Trong mối quan hệ giữa kiểu gen, kiểu hình và môi trường được ứng dụng vào sản xuất thì kiểu hình được hiểu là:
- A. Các biện pháp và kỹ thuật sản xuất
- B. Một giống ở vật nuôi hoặc cây trồng
-
C. Năng suất thu được
- D. Điều kiện về thức ăn và nuôi dưỡng
Câu 12: Bộ nhiễm sắc thể của người bị bệnh Đao thuộc dạng:
- A. 2n – 2
-
B. 2n + 1
- C. 2n – 1
- D. 2n + 2
Câu 13: Các thể đột biến nào sau đây ở người là hậu quả của đột biến dị bội dạng 2n - 1:
- A. bạch tạng
- B. Câm điếc bẩm sinh
-
C. tơcnơ
- D. đao
Câu 14: Thể (2n +1) dùng để chỉ cơ thể sinh vật có bộ nhiễm sắc thể trong nhân tế bào mang đặc điểm:
- A. Mỗi cặp nhiễm sắc thể trong nhân tế bào đều có 3 nhiễm
- B. Cặp nhiễm sắc thể nào đó trong tế bào sinh dưỡng nhận thêm 3 nhiễm
- C. Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào bị mất đi 3 nhiễm
-
D. Cặp nhiễm sắc thể nào đó trong tế bào sinh dưỡng nhận thêm 1 nhiễm
Câu 15: Tác nhân nào được sử dụng phổ biến để gây đột biến đa bội:
- A. Tia gamma
- B. Hóa chất EMS
-
C. Cônsixin
- D. Hóa chất NMU
Câu 16: Thể đa bội trên thực tế được gặp chủ yếu ở nhóm sinh vật nào?
- A. động, thực vật bậc thấp
- B. động vật
- C. cơ thể đơn bào
-
D. thực vật
Câu 17: Phát biểu nào sau đây là không đúng:
- A. Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen
-
B. Tính trạng số lượng rất ít hoặc không chịu ảnh hưởng của môi trường
- C. Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường
- D. Bố mẹ truyền đạt cho con kiểu gen chớ không truyền cho con tính trạng có sẵn