Trắc nghiệm sinh học 9 bài 12: Cơ chế xác định giới tính (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 9 bài 12: Cơ chế xác định giới tính (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: NST thường và NST giới tính khác nhau ở

  • A. số lượng trong tế bào.
  • B. khả năng phân li trong phân bào.
  • C. hình thái và chức năng.
  • D. Cả A và C.

Câu 2: Chọn phát biểu đúng.

  • A. NST thường và NST giới tính đều có khả năng nhân đôi, phân li, tổ hợp và biến đổi hình thái trong quá trình phân bào.
  • B. NST thưởng và NST giới tính luôn tồn tại thành từng cặp.
  • C. NST chỉ có ở động vật.
  • D. Cặp NST giới tình ở giới cái tồn tại thành cặp tương đồng còn ở giới đực thì không.

Câu 3: Trong tế bào sinh dưỡng của đa số các loài, số NST giới tính bằng:

  • A. Một chiếc
  • B. Hai chiếc
  • C. Ba chiếc
  • D. Bốn chiếc

Câu 4: Tỉ lệ nam và nữ xấp xỉ 1 : 1 là do:

  • A. tinh trùng Y khoẻ hơn tinh trùng X.
  • B. tinh trùng Y khoẻ như tinh trùng X.
  • C. giới đồng giao chỉ cho một loại giao tử.
  • D. tỉ lệ giao tử ở giới dị giao là 1 : 1.

Câu 5: Trường hợp cá thể cái thuộc giới dị giao tử, cá thể đực thuộc giới đồng giao tử xuất hiện ở:

  • A. Vượn
  • B. Bướm tằm
  • C. Ruồi giấm
  • D. Mèo

Câu 6: Vai trò của việc nghiên cứu di truyền giới tính là gì?

  • A. Giải thích cơ sở phân hoá giứoi tính của sinh vật.
  • B. Điều chỉnh tỉ lệ đực : cái theo ý muốn.
  • C. Cơ sở để chuyển đổi giới tính.
  • D. Cả A và B.

Câu 7: Câu có nội dung đúng dưới đây khi nói về sự tạo giao tử ở người là:

  • A. Người nữ tạo ra 2 loại trứng là X và Y.
  • B. Người nam chỉ tạo ra 1 loại tinh trùng X.
  • C. Người nữ chỉ tạo ra 1 loại trứng Y.
  • D. Người nam tạo 2 loại tinh trùng là X và Y.

Câu 8: Có thể sử dụng…..(A)….tác động vào các con cá, có thể làm cá cái biến thành cá đực. (A) là:

  • A. Hoocmôn sinh dục
  • B. Nhiệt độ
  • C. Ánh sáng đơn sắc
  • D. Êxitôxin

Câu 9: Chọn câu trả lời đúng khi nói về đặc điểm của NST giới tính.

  • A. Chỉ có ở tế bào động vật.
  • B. Luôn luôn chỉ có 1 cặp.
  • C. Mang gen quy định các tính trạng liên quan và không liên quan với giới tính.
  • D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 10: Loài dưới đây có cặp NST giới tính XX ở giới đực và XY ở giới cái là:

  • A. Ruồi giấm
  • B. Các động vật thuộc lớp chim
  • C. Người
  • D. Động vật có vú

Câu 11: Cơ sở tế bào học của sự di truyền giới tính là gì?

  • A. sự phân li và tổ hợp cặp NST giới tính trong quá trình giảm phân và thụ tinh.
  • B. sự phân li cặp NST giới tính trong quá trình giảm phân.
  • C. sự tổ hợp cặp NST giới tính trong quá trình thụ tinh.
  • D. sự phân li và tổ hợp cặp NST giới tính trong quá trình nguyên phân và thụ tinh.

Câu 12: Tại sao tỉ lệ con trai : con gái xấp xỉ 1 : 1?

  • A. Tỉ lệ tinh trùng mang NST X bằng Y.
  • B. Tinh trùng tham gia thụ tinh với xác suất như nhau.
  • C. Do quá trình tiến hoá của loài.
  • D. Cả A và B.

Câu 13: Ở những loài mà giới đực là giới dị giao tử thì trường hợp nào trong các trường hợp sau đây đảm bảo tỉ lệ đực : cái xấp xỉ 1 : 1?

  • A. Hai loại giao tử mang NST X và NST Y có số lượng tương đương, xác suất thụ tinh của 2 loại giao tử đực (mang NST X và NST Y) với giao tử cái tương đương.
  • B. Số giao tử đực bằng số giao tử cái
  • C Số cá thể đực và số cá thể cái trong loài vốn đã bằng nhau.
  • D. Số giao tử X của cá thể đực bằng số giao tử X của cá thể cái

Câu 14: Con người đã có thể chủ động điều chỉnh được tỉ lệ (đực : cái) ở vật nuôi cho phù hợp với mục đích sản xuất bằng cách nào ?

  • A. Biến đổi nhiễm sắc thể giới tính ở cơ thể vật nuôi (từ X thành Y và ngược lại).
  • B. Thay thế nhiễm sắc thể của cơ thể vật nuôi
  • C. Dùng hoocmôn tác động vào giai đoạn sớm trong sự phát triển cá thể.
  • D. Cả A, B và C.

Câu 15: Con trai phải nhận loại tinh trùng mang NST giới tính nào từ bố?

  • A. X
  • B. Y
  • C. XX
  • D. XY

Câu 16: Sự phát triển giới tính của cá thể phụ thuộc vào yếu tố nào?

  • A. kiểu gen của hợp tử.
  • B. môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển của hợp tử.
  • C. cặp NST giới tính của hợp tử.
  • D. Cả 3 yếu tố trên.

Câu 17: Yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính động vật ?

  • A. Sự kết hợp các NST trong hình thành giao tử và hợp tử
  • B. Các nhân tố môi trường trong và ngoài tác động trực tiếp hay gián tiếp lên sự phát triển cá thể
  • C. Sự chăm sóc, nuôi dưỡng của bố mẹ
  • D. Cả B và C

Câu 18: Trong tế bào sinh dưỡng của mỗi loài sinh vật thì NST giới tính:

  • A. Luôn luôn là một cặp tương đồng.
  • B. Luôn luôn là một cặp không tương đồng.
  • C. Là một cặp tương đồng hay không tương đồng tuỳ thuộc vào giới tính.
  • D. Có nhiều cặp, đều không tương đồng.

Câu 19: Loài dưới đây có cặp NST XX ở giới cái và cặp NST XY ở giới đực là:

  • A. Tinh tinh
  • B. Bò sát
  • C. Ếch nhái
  • D. Bướm tằm

Câu 20: Hiện tượng nào sau đây cho thấy giới tính của sinh vật phụ thuộc vào môi trường sống?

  • A. Dùng thức ăn có chứa hoocmôn kích thích giới tính đực để tạo ra giống rô phi đơn tính đực
  • B. Trứng cá sấu được ấp ở nhiệt độ trên 33 độ C, trứng sau đó sẽ nở thành cá sấu đực. Ở các mức nhiệt độ thấp hơn, trứng chỉ nở thành cá sấu cái.
  • C. Ở gia súc có sừng và loẹn, nếu cho ăn thức ăn thô sẽ sinh con với tỉ lệ cá thể đực cao hơn cá thể cái.
  • D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 21: Ở người sự thụ tinh giữa tinh trùng mang NST giới tính nào với trứng để tạo hợp tử phát triển thành con trai?

  • A. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + Y với trứng 22A + X để tạo hợp tử 44A + XY
  • B. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + X với trứng 22A + X để tạo hợp tử 44A + XX
  • C. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + Y với trứng 22A + Y để tạo hợp tử 44A + YY
  • D. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + X với trứng 22A + Y để tạo hợp tử 44A + XY

Câu 22: Ở người, "giới đồng giao tử" dùng để chỉ:

  • A. Người nữ
  • B. Người nam
  • C. Cả nam lẫn nữ
  • D. Nam vào giai đoạn dậy thì

Câu 23: Số NST thường trong tế bào sinh dưỡng của loài tinh tinh (2n = 48) là bao nhiêu?

  • A. 47 chiếc
  • B. 24 chiếc
  • C. 32 chiếc
  • D. 23 chiếc

Câu 24: Hiện tượng cân bằng giới tính là gì?

  • A. Tỉ lệ đực : cái xấp xỉ 1 : 1 tính trên số lượng cá thể lớn của một loài động vật phân tính
  • B. Tỉ lệ cá thể đực và cái ngang nhau trong một quần thể giao phối
  • C. Tỉ lệ cá thể đực cái ngang nhau trong một lần sinh sản
  • D. Cơ hội trứng thụ tinh với tinh trùng X và tinh trùng Y ngang nhau

Câu 25: Ở người phụ nữ bình thường, sự phát sinh giao tử sẽ cho ra các loại giao tử như thế nào về nhiễm sắc thể giới tính?

  • A. 100% giao tử X
  • B. 100% giao tử Y.
  • C. 50% giao tử X và 50% giao tử Y.
  • D. 25% giao tử X và 75% giao tử Y.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm sinh học 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm sinh học 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

HỌC KỲ

DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

CHƯƠNG I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENDEN

CHƯƠNG II: NHIỄM SẮC THỂ

CHƯƠNG III: ADN VÀ GEN

CHƯƠNG IV: BIẾN DỊ

CHƯƠNG V: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI

CHƯƠNG VI: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.