Câu 1: Rối loạn phân li của toàn bộ bộ nhiễm sắc thể trong lần phân bào I của giảm phân. Một tế bào sinh dục 2n sẽ tạo ra:
- A. Giao tử n và 2n.
- B. Giao tử n.
-
C. Giao tử 2n.
- D. Giao tử 2n và 3n.
Câu 2: Giảm phân khác nguyên phân ở điểm nào cơ bản nhất?
- A. Nguyên phân là hình thức sinh sản của tế bào sinh dưỡng; giảm phân là hình thức sinh sản của tế bào sinh dục xảy ra ở thời kì chín của tế bào này.
-
B. Ở giảm phân, tế bào phân chia 2 lần liên tiếp nhưng nhiễm sắc thể tự nhân đôi có một lần; ở nguyên phân, mỗi lần tế bào phân chia là một lần nhiễm sắc thể tự nhân đôi.
- C. Giảm phân có sự tiếp hợp và có thể trao đổi chéo giữa 2 crômatit trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng; nguyên phân không có.
- D. Ở kì sau của giảm phân I các cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực của tế bào; ở kì sau của nguyên phân có sự phân li của các nhiễm sắc thể đơn về hai cực của tế bào.
Câu 3: Hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết được gọi là :
- A. Biến dị có tính quy luật trong sinh sản.
- B. Biến dị không có tính quy luật trong sinh sản.
-
C. Biến dị .
- D. Biến dị tương ứng với môi trường.
Câu 4: Gen cấu trúc là gen qui định:
- A. Cấu trúc của mARN.
-
B. Cấu trúc của 1 loại prôtêin tương ứng.
- C. Cấu trúc của tARN.
- D. Cấu trúc của axít amin.
Câu 5: Một phân tử ADN có 10 chu kì xoắn, thì tổng số nuclêôtit của phân tử là:
- A. 20.
- B. 100.
-
C 200.
- D. 400.
Câu 6: Nhiễm sắc thể ở người có 2n = 46. Một tế bào người đang ở kì sau của giảm phân II có?
- A. 23 nhiễm sắc thể đơn.
- B. 92 nhiễm sắc thể đơn.
-
C. 46 nhiễm sắc thể đơn.
- D. 92 crômatit.
Câu 7: Điểm nào sau đây là của thường biến:
- A. Biến đổi kiểu hình là di truyền cho đời sau.
- B. Biến đổi kiểu gen là di truyền cho đời sau.
-
C. Biến đổi đồng loạt theo hướng xác định, không di truyền được.
- D. Biến đổi kiểu gen và kiểu hình.
Câu 8: Trong một phân tử ADN thì các gen:
- A. Luôn dài bằng nhau.
- B. Chỉ phân bố trên một mạch.
- C. Chỉ nằm ở hai đầu của phân tử ADN, đoạn giữa không có.
-
D. Phân bố dọc theo chiều dài của phân tử ADN.
Câu 9: Phép lai nào sau đây có cặp bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng tương phản?
- A. P: Hạt vàng, vỏ xám x Hạt xanh, vỏ trắng.
- B. P: Hạt vàng, trơn x Hạt xanh, nhăn.
-
C. P: Hoa ở thân x Hoa ở ngọn.
- D. P: Qủa đỏ x Hạt vàng.
Câu 10: Ở người, tính trạng di truyền nào sau đây có liên quan giới tính ?
- A. Tầm vóc cao hoặc tầm vóc thấp.
- B. Bệnh bạch tạng.
- C. Bệnh câm điếc bẩm sinh.
-
D. Bệnh máu khó đông.
Câu 11: Điểm giống nhau trong quá trình hình thành giao tử đực so với quá trình hình thành giao tử cái là:
-
A. Giao tử có nhân mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội n.
- B. Tạo 1 giao tử lớn và ba thể cực thứ 2.
- C. Tạo 4 giao tử có kích thước bằng nhau.
- D. Tạo 4 giao tử có kích thước khác nhau.
Câu 12: Điểm khác nhau giữa bộ NST người bệnh Tơcnơ và bộ NST của người bình thường :
-
A. Cặp NST giới tính của người bệnh Tơcnơ có 1 nhiễm sắc thể X, người bình thường là XX.
- B. Bộ NST trong tế bào sinh dưỡng của bệnh nhân Tơcnơ là 47, người bình thường là 46.
- C. Cặp NST giới tính của bệnh nhân Tơcnơ có 2 nhiễm sắc thể X và 1 nhiễm sắc thể Y, người bình thường là XX.
- D. Người bị bệnh Tơcnơ thừa một NST số 21 so với người bình thường.
Câu 13: Thành phần hóa học của NST gồm :
- A. phân tử prôtêin.
- B. phân tử ADN.
-
C. Prôtêin và phân tử ADN.
- D. axit và bazơ.
Câu 14: Ở người, gen A quy định mắt đen trội hoàn toàn so với gen a quy định mắt xanh. Mẹ và bố phải có kiểu gen và kiểu hình nào trong các trường hợp sau để con sinh ra có người mắt đen, có người mắt xanh.
- A. Mẹ mắt đen (AA) x Bố mắt xanh (aa).
- B. Mẹ mắt đen (Aa) x Bố mắt đen (AA).
-
C. Mẹ mắt đen (Aa) x Bố mắt đen (Aa).
- D. Mẹ mắt xanh (aa) x Bố mắt đen (AA).
Câu 15: Số lượng tế bào sinh tinh là bao nhiêu, nếu số hợp tử tạo thành là 64?
- A. 8 tế bào.
-
B. 16 tế bào.
- C. 32 tế bào.
- D. 64 tế bào.
Câu 16: Vai trò của đột biến gen:
- A. Sự biến đổi cấu trúc gen có thể dẫn đến biến đổi cấu trúc của các prôtêin mà nó qui định.
- B. Biến đổi đột ngột gián đoạn kiểu hình.
- C. làm biến đổi gen.
-
D. Sự biến đổi cấu trúc gen có thể dẫn đến biến đổi cấu trúc của các prôtêin mà nó qui định làm biến đổi kiểu hình.
Câu 17: Có một phân tử ADN tự nhân đôi 3 lần thì số phân tử ADN con được tạo ra sau khi kết thúc quá trình tự nhân đôi là:
- A. 6 phân tử ADN.
-
B. 8 phân tử ADN.
- C. 5 phân tử ADN.
- D. 12 phân tử ADN.
Câu 18: Sự thụ tinh giữa tinh trùng mang NST giới tính nào với trứng để tạo hợp tử phát triển thành con trai?
- A. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + X với trứng 22A + X để tạo hợp tử 44A + XX.
-
B. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + Y với trứng 22A + X để tạo hợp tử 44A + XY.
- C. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + Y với trứng 22A + Y để tạo hợp tử 44A + YY.
- D. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + X với trứng 22A + Y để tạo hợp tử 44A + XY.
Câu 19: Phân tử mARN đóng vai trò gì trong quá trình tổng hợp phân tử prôtêin ở tế bào?
-
A. Là khuôn mẫu quy định trình tự axit amin trong phân tử prôtêin được tổng hợp.
- B. Vận chuyển axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp prôtêin.
- C. Tham gia cấu tạo nên ribôxôm.
- D. Khởi động quá trình tổng hợp prôtêin.
Câu 20: Đặc điểm giống nhau trong tính chất ADN và ARN là:
- A. Có 4 loại đơn phân là: A, U, G, X.
-
B. Có tính đa dạng và đặc thù.
- C. Là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song, xoắn đều quanh một trục từ trái sang phải.
- D. Có kích thước và khối lượng phân tử bằng nhau.
Câu 21: Ruồi giấm có 2n = 8 NST. Có 4 hợp tử của ruồi giấm đều nguyên phân 5 lần bằng nhau. Số NST có trong các tế bào con:
-
A. 1024.
- B. 1026.
- C. 1028.
- D. 1022.
Câu 22: Một đọan gen có chiều dài 3400 Ao và có số nuclêôtit loại G = 300. Khi gen này nhân đôi thì số nuclêôtit từng loại trong môi trường nội bào cung cấp là:
- A. A = X = 300 nuclêôtit; T = G = 700 nuclêôtit.
- B. A = G = 700 nuclêôtit; T = X = 300 nuclêôtit.
- C. A = T = 300 nuclêôtit; G = X = 700 nuclêôtit.
-
D. A = T = 700 nuclêôtit; G = X = 300 nuclêôtit.
Câu 23: Ý nghĩa của phép lai phân tích trong chọn giống là gì?
- A. Phát hiện được thể dị hợp trong thực tế chọn giống.
- B. Phát hiện được tính trạng trội và tính trạng lặn sử dụng trong chọn giống.
-
C. Phát hiện được thể đồng hợp để sử dụng trong chọn giống.
- D. Phát hiện được thể đồng hợp và thể dị hợp sử dụng trong chọn giống.
Câu 24: Khi cho giao phấn giữa cây có quả tròn, chín sớm với cây có quả dài chín muộn, kiểu hình nào ở con lai dưới đây được xem là biến dị tổ hợp :
- A. quả tròn, chín sớm.
- B. quả dài, chín muộn.
-
C. quả tròn, chín muộn.
- D. quả dài, chín muộn và quả tròn, chín muộn.
Câu 25: Bệnh mù màu đỏ và lục do 1 gen kiểm soát. Người vợ bình thường lấy chồng bình thường, sinh được 4 đứa con, trong đó: 3 người con bình thường và 1 người con trai mù màu. Vậy gen quy định bệnh mù màu là gen trội hay lặn, nằm trên NST thường hay NST giới tính?
- A. Gen trội, NST thường.
- B. Gen trội, NST giới tính.
- C. Gen lặn, NST thường.
-
D. Gen lặn, NST giới tính.
Câu 26: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là quá trình:
- A. Thay đổi thành phần prôtêin trong nhiễm sắc thể.
- B. Phá hủy mối liên kết giữa prôtêin và ADN.
-
C. Thay đổi cấu trúc của ADN trên từng đoạn của nhiễm sắc thể.
- D. Biến đổi ADN tại một điểm nào đó trên nhiễm sắc thể.
Câu 27: Ở kì nào của quá trình nguyên phân nhiễm sắc thể có hình dạng và cấu trúc đặc trưng dễ quan sát?
- A. Kì đầu.
- B. Kì cuối.
- C. Kì sau.
-
D. Kì giữa.
Câu 28: Mạch một của gen có các loại nuclêôtit là: A1 = 100 ; T1 = 200 ; G1= 300 ; X1 = 400. Nếu mạch một của gen này là mạch khuôn để tổng hợp phân tử mARN thì từng loại nuclêôtit của mARN là:
- A. A = 100 ; U = 200 ; G = 300 ; X = 400.
- B. A = U = 150 ; G = X = 350.
-
C. A = 200 ; U = 100 ; X = 300 ; G = 400.
- D. A = U = 350 ; G = X = 150.
Câu 29: Vì sao trên mỗi NST phải chứa nhiều gen?
-
A. Số lượng gen thường lớn hơn nhiều so với số lượng NST.
- B. Số lượng NST trong bộ đơn bội thường lớn hơn so với số lượng gen.
- C. Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài thường lớn hơn số lượng NST.
- D. Số gen liên kết của mỗi loài thường nhiều hơn số NST trong bộ đơn bội.
Câu 30: Tại sao Menđen lại chọn các cặp tính trạng tương phản để thực hiện các phép lai?
- A. Để thực hiện phép lai có hiệu quả cao.
- B. Để dễ tác động vào sự biểu hiện các tính trạng.
-
C. Để dễ theo dõi sự biểu hiện của các tính trạng.
- D. Để dễ thống kê số liệu.
Câu 31: Quan sát trường hợp minh họa sau đây và hãy xác định đột biến này thuộc dạng nào?
ABCDEFGH ---> ABCDEFG
-
A. Mất đoạn nhiễm sắc thể.
- B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.
- C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.
- D. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
Câu 32: Thực chất của sự di truyền độc lập các tính trạng là nhất thiết F2 phải có:
- A. tỉ lệ phân li mỗi cặp tính trạng là 3 trội : 1 lặn.
-
B. tỉ lệ của mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.
- C. 4 kiểu hình khác nhau.
- D. xuất hiện 2 kiểu hình mới.
Câu 33: Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Trong nguyên phân 1 tế bào sẽ có bao nhiêu Crômatit ở kì giữa ?
- A. 8.
-
B. 16.
- C. 24.
- D. 32.
Câu 34: Tính đặc thù của mỗi loại ADN do yếu tố nào sau đây quy định?
- A. Hàm lượng ADN trong nhân tế bào.
- B. Số lượng các nuclêôtit.
-
C. Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong phân tử ADN.
- D. Tỉ lệ (A + T)/(G +X ) trong phân tử ADN.
Câu 35: Vì sao tỉ lệ người bị bệnh và tật di truyền bẩm sinh ở vùng nông thôn cao hơn ở thành thị ?
- A. Ở thành thị đời sống vật chất của người dân được nâng cao.
-
B. Ở nông thôn do nhiểm hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc điôxin do chiến tranh Mĩ để lại.
- C. Ở nông thôn ăn uống thiếu vệ sinh.
- D. Ở thành thị không tiếp xúc nhieàu với thuốc bảo vệ thực vật.
Câu 36: Đặc điểm chung về cấu tạo của ADN, ARN, prôtêin là:
-
A. Đại phân tử, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
- B. Có kích thước và khối lượng phân tử bằng nhau.
- C. Đều được cấu tạo từ các nuclêôtit.
- D. Đều được cấu tạo từ các axit amin.
Câu 37: Những loại giao tử có thể tạo ra được từ kiểu gen AaBb là:
-
A. AB, Ab, aB, ab
- B. AB, Ab
- C. Ab, aB, ab
- D. AB, Ab, aB
Câu 38: Một tế bào của ruồi giấm sau một lần nguyên phân tạo ra?
- A. 4 tế bào con.
-
B. 2 tế bào con.
- C. 8 tế bào con.
- D. 6 tế bào con.
Câu 39: Ở người, sự tăng thêm 1 nhiễm sắc thể ở cặp nhiễm sắc thể nào sau đây sẽ gây ra bệnh Đao:
- A. Cặp nhiễm sắc thể số 12.
-
B. Cặp nhiễm sắc thể số 21.
- C. Cặp nhiễm sắc thể số 22.
- D. Cặp nhiễm sắc thể số 23.
Câu 40: Trong thí nghiệm lai hai giống đậu Hà lan thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng của Menden – nguyên nhân xuất hiện 16 hợp tử ở F2 là:
- A. sự kết hợp của giao tử đực và cái
- B. sự kết hợp các cặp gen qua thụ tinh
- C. sự kết hợp của các tính trạng của bố mẹ
-
D. sự kết hợp ngẫu nhiên qua thụ tinh của 4 loại giao tử đực và 4 loại giao tử cái.