Trắc nghiệm sinh học 9 bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 9 bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Trong chọn giống, ứng dụng đột biến nào để loại bỏ những gen không mong muốn?

  • A. Mất 1 cặp nucleotit.
  • B. Lặp đoạn.
  • C. Mất đoạn nhỏ.
  • D. Thêm 1 cặp nucleotit.

Câu 2: Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi:

  • A. liên quan đến một hoặc một số cặp nuclêôtit
  • B. về cấu trúc NST
  • C. về số lượng NST
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 3: Các dạng đột biến cấu trúc của NST là:

  • A. Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn
  • B. Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn
  • C. Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn, lặp đoạn
  • D. Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn

Câu 4: Dạng đột biến cấu trúc NST nào thường gây hậu quả lớn nhất?

  • A. Đảo đoạn
  • B. Mất đoạn
  • C. Lặp đoạn
  • D. Chuyển đoạn

Câu 5: Những đột biến nào thường gây chết?

  • A. Mất đoạn NST và lặp đoạn
  • B. Chuyển đoạn trên 1 NST và lặp đoạn
  • C. Mất đoạn NST và chuyển đoạn
  • D. Đảo đoạn và chuyển đoạn tương hỗ

Câu 6: Nhận định nào không đúng khi nói đến đột biến mất đoạn?

  • A. Xảy ra trong quá trình nguyên phân hoặc giảm phân.
  • B. Đoạn bị mất có thể ở đầu mút, giữa cánh hoặc mang tâm động.
  • C. Đoạn bị mất không chứa tâm động sẽ bị thoái hoá.
  • D. Do một đoạn nào đó của NST bị đứt gãy, không nối lại được.

Câu 7: Đột biến NST là gì?

  • A. Là sự biến đổi về số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng hay tế bào sinh dục.
  • B. Là sự phân li không đồng đều của NST về hai cực tế bào.
  • C. Là sự thau đổi liên quan đến một hay một vài đoạn trên NST.
  • D. Là những biến đổi về cấu trúc hay số lượng NST

Câu 8: Những dạng đột biến cấu trúc làm giảm số lượng gen trên 1 NST là

  • A. Mất đoạn, lặp đoạn
  • B. Đảo đoạn, chuyển đoạn
  • C. Mất đoạn và chuyển đoạn không tương hỗ
  • D. Chuyển đoạn tương hỗ và chuyển đoạn không tương hỗ

Câu 9: Dạng đột biến nào làm tăng cường hoặc giảm bớt mức biểu hiện của tính trạng

  • A. Lặp đoạn NST
  • B. Mất đoạn NST
  • C. Thể dị bội
  • D. Đảo đoạn NST

Câu 10: Trong các nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào dẫn đến đột biến NST?

1. Sự phá huỷ hoặc không xuất hiện thoi vô sắc trong phân bào.

2. ADN nhân đôi sai ở một điểm nào đó trên NST.

3. Do đứt gãy, đoạn này kết hợp với một NST khác.

4. Sự trao đổi chéo xảy ra ở giảm phân I.

  • A. 1, 2, 3 và 4.
  • B. 1 và 3.
  • C. 1, 3 và 4.
  • D. 2 và 4.

Câu 11: Ở người, mất đoạn NST số 21 hoặc 22 sẽ mắc bệnh gì?

  • A. Hồng cầu lưỡi liềm.
  • B. Bệnh Down.
  • C. Ung thư máu.
  • D. Hội chứng Tơcnơ.

Câu 12: Nguyên nhân chủ yếu tạo ra đột biến cấu trúc NST là:

  • A. Các tác nhân vật lí của ngoại cảnh
  • B. Các tác nhân sinh học của ngoại cảnh
  • C. Các tác nhân vật lí và hoá học của ngoại cảnh
  • D. Hoạt động co xoắn và tháo xoắn của NST trong phân bào

Câu 13: Cho NST có trình tự các gen như sau, xác định dạng đột biến:

Trắc nghiệm sinh học 9 bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (P2)

  • A. đảo đoạn
  • B. lặp đoạn
  • C. chuyển đoạn không tương hỗ
  • D. chuyển đoạn tương hỗ

Câu 14: Trong các dạng đột biến cấu trúc NST, dạng đột biến nào được sử dụng để xác định vị trí gen trên nhiễm sắc thể?

  • A. Mất đoạn NST
  • B. Đảo đoạn NST
  • C. Lặp đoạn NST
  • D. Chuyển đoạn NST

Câu 15: Dạng đột biến cấu trúc NST thường gây hậu quả lớn nhất là:

  • A. đảo đoạn
  • B. mất đoạn
  • C. lặp đoạn
  • D. chuyển đoạn

Câu 16: Dạng đột biến dưới đây được ứng dụng trong sản xuất rượu bia là:

  • A. Lặp đoạn NST ở lúa mạch làm tăng hoạt tính enzimamilaza thuỷ phân tinh bột.
  • B. Đảo đoạn trên NST của cây đậu Hà Lan.
  • C. Lặp đoạn trên NST X của ruồi giấm làm thay đổi hình dạng của mắt.
  • D. Lặp đoạn trên NST của cây đậu Hà Lan.

Câu 17: Một hội chứng ung thư máu ở người là biểu hiện của một dạng đột biến NST. Đó là dạng đột biến cấu trúc NST nào dưới đây?

  • A. Lặp đoạn
  • B. Mất đoạn
  • C. Đảo đoạn
  • D. Chuyển đoạn

Câu 18: Cho 2 NST có trình tự các gen như sau, xác định dạng đột biến:

Trắc nghiệm sinh học 9 bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (P2)

  • A. đảo đoạn
  • B. lặp đoạn
  • C. chuyển đoạn không tương hỗ
  • D. chuyển đoạn tương hỗ

Câu 19: Trong chọn giống, con người đã ứng dụng đột biến mất đoạn để:

  • A. Tăng cường mức biểu hiện của một gen
  • B. Tổ hợp các gen mong muốn vào một nhóm liên kết
  • C. Chuyển gen của sinh vật khác vào
  • D. Loại bỏ những gen không mong muốn

Câu 20: Quan sát trường hợp minh họa sau đây và hãy xác định đột biến này thuộc dạng nào?

ABCDEFGH → ABCDEFG

  • A. Mất đoạn nhiễm sắc thể
  • B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.
  • C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể
  • D. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể.

Xét 3 NST I, II, III, IV:

ABCDEF.GHIK → ABCD.GHIK → ABCDBCD.GHIK → DCBABCD.GHIK

           I                         II                            III                             IV

Sử dụng dữ liệu trên, trả lời các câu 21 đến 25.

Câu 21: Đặc điểm chung của các đột biến là

  • A. Xuất hiện ngẫu nhiên, không định hướng, không di truyền được.
  • B. Xuất hiện ngẫu nhiên, định hướng, di truyền được.
  • C. Xuất hiện đồng loạt, định hướng, di truyền được.
  • D. Xuất hiện đồng loạt, không định hướng, không di truyền được.

Câu 22: Từ NST III sang NST IV là đột biến gì?

  • A. Đảo đoạn.
  • B. Mất đoạn.
  • C. Lặp đoạn.
  • D. Cả A và B.

Câu 23: Từ NST I sang NST II là đột biến gì?

  • A. Đảo đoạn.
  • B. Mất đoạn.
  • C. Lặp đoạn.
  • D. Cả A và B.

Câu 24: Từ NST II sang NST IV là đột biến gì?

  • A. Đảo đoạn.
  • B. Mất đoạn.
  • C. Lặp đoạn.
  • D. Cả A và C.

Câu 25: Từ NST II sang NST III là đột biến gì?

  • A. Đảo đoạn.
  • B. Mất đoạn.
  • C. Lặp đoạn.
  • D. Cả A và B.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm sinh học 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm sinh học 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

HỌC KỲ

DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

CHƯƠNG I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENDEN

CHƯƠNG II: NHIỄM SẮC THỂ

CHƯƠNG III: ADN VÀ GEN

CHƯƠNG IV: BIẾN DỊ

CHƯƠNG V: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI

CHƯƠNG VI: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.