Trắc nghiệm sinh học 9 bài 7: Bài tập chương 1 (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 9 bài 7: Bài tập chương 1 (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Với 2 alen A và a nằm trên nhiễm sắc thể thường, gen trội là trội hoàn toàn. Để cho thế hệ sau đồng loạt có kiểu hình lặn, thì sẽ có bao nhiêu phép lai giữa các kiểu gen nói trên?

  • A. 4 phép lai
  • B. 3 phép lai
  • C. 2 phép lai
  • D. 1 phép lai

Câu 2: Ở đậu Hà Lan gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt lục, B: hạt trơn, b: hạt nhăn. Hai cặp gen này di truyền phân ly độc lập với nhau. Phép lai nàp dưới đây sẽ cho kiểu gen và kiểu hình ít nhất:

  • A. AABB x AaBb
  • B. AABb x Aabb
  • C. Aabb x aaBb
  • D. AABB x AABb

Câu 3: Trong thí nghiệm hai cặp tính trạng, Menđen cho F1:

  • A. lai với bố mẹ.
  • B. lai với vàng, nhăn.
  • C. tự thụ phấn.
  • D. lai với xanh, nhăn.

Câu 4: Phép lai nào sau đây tạo ra được tỉ lệ kiểu hình là: 9 : 3 : 3 : 1?

  • A. DdBb X DdBb
  • B. Ddbb X ddBb
  • C. ddBB X DDBB
  • D. DDBb X DdBB

Câu 5: Trong trường hợp trội hoàn toàn, tỷ lệ phân li kiểu hình 1 : 1 : 1 : 1 xuất hiện ở phép lai nào sau đây? 

1. BbDd × bbdd. 

2. Bbdd × bbDd 

3. BbDd × bbDd.

 4. BbDD × bbDd. 

Phương án đúng là:

  • A. 1,2
  • B. 2,4
  • C. 1,3,4
  • D. 1, 2, 3, 4

Câu 6: Phép lai nào cho tỉ lệ kiểu hình ở con lai là: 3 : 3 : 1 : 1?

  • A. AaBb x AaBB
  • B. AaBb x aaBb
  • C. AaBB x Aabb
  • D. Cả 3 phép nêu trên

Câu 7: Cơ thể có kiểu gen AaBbddEe qua giảm phân sẽ cho số loại giao tử là:

  • A. 6
  • B. 8
  • C. 12
  • D. 16

Câu 8: Ở gà:

Gen A: chân cao, a: chân thấp; 

Gen B: lông đen, b: lông vàng 

Cho gà trống và gà mái giao phối với nhau thu được ở Fl có kết quả như sau: 

75 gà chân cao, lông đen : 75 gà chân cao, lông vàng 

25 gà chân thấp, lông đen : 25 gà chân thấp, lông vàng 

Biết dạng chân và màu sắc lông di truyền độc lập với nhau. Kiểu gen của P phải như thế nào?

  • A. AABb X aabb
  • B. AABB X Aabb
  • C. AaBb X AaBb
  • D. AaBb X Aabb

Câu 9: Biến dị tổ hợp xuất hiện do:

  • A. sự phân li độc lập của các cặp tính trạng.
  • B. sự tổ hợp lại các tính trạng.
  • C. sự phân li độc lập của các cặp tính trạng đã đưa đến sự tổ hợp lại các tính trạng của bố mẹ.
  • D. cả A và B

Câu 10: Phép lai dưới đây có khả năng tạo nhiều biến dị tổ hợp nhất là:

  • A. AaBbDD x AaBbdd.
  • B. AaBbDd x Aabbdd.     
  • C. AaBbDd x AaBbD
  • D. AabbDd x aaBbDd.

Câu 11: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ, a quy định quả vàng; B quy định quả tròn, b quy định quả bầu dục. Khi cho lai hai giống cà chua quả đỏ, dạng bầu dục và quả vàng, dạng tròn với nhau được F1 đều cho cà chua quả đỏ, dạng tròn. F1 giao phấn với nhau được F2 có 901 cây quả đỏ, tròn; 299 cây quả đỏ, bầu dục; 301 cây quả vàng, tròn; 103 cây quả vàng, bầu dục. 

Hãy chọn kiểu gen của P phù hợp với phép lai trên trong các trường hợp sau:

  • A. P : AABB × aabb
  • B. P : Aabb × aaBb 
  • C. P : AaBB × AABb
  • D. P : AAbb × aaBB

Câu 12: Cơ thể bố mẹ có kiểu gen AaBb, khi giảm phân (nếu có sự phân li tổ hợp tự do của các gen) thì cho ra mấy loại giao tử?

  • A. 3 loại
  • B. 4 loại     
  • C. 6 loại
  • D. 9 loại

Câu 13: Ở một loài thực vật. Gen T - thân thấp; gen t: thân cao. Gen V: hoa vàng; gen v: hoa tím. 

Thực hiện phép lai P người ta thu được kết quả như sau: 

   90 cây có thân thấp, hoa vàng : 90 cây có thân thấp, hoa tím. 

   30 cây có thân cao, hoa vàng : 30 cây có thân cao, hoa tím. 

Hai cặp tính trạng trên di truyền độc lập. Kiểu gen của P sẽ là:

  • A. p : TtVV X Ttvv (thân thấp, hoa vàng X thân thấp, hoa tím)
  • B. p : TtVv X Ttvv (thân thấp, hoa vàng X thân thấp, hoa tím)
  • C. p : TTVV X ttvv (thân thấp, hoa vàng X thân cao, hoa tím)
  • D. p : TTvv X ttvv (thân thấp, hoa tím X thân cao, hoa vàng)

Câu 14: Ở đậu Hà Lan gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt lục, B: hạt trơn, b: hạt nhăn. Hai cặp gen này di truyền phân ly độc lập với nhau: Cây mọc từ hạt vàng, nhăn giao phối với cây mọc từ hạt lục, trơn cho hạt vàng, trơn và lục trơn với tỉ lệ 1:1, kiểu gen của 2 cây bố mẹ sẽ là:

  • A. Aabb x aabb
  • B. AAbb x aaBB
  • C. Aabb x aaBb
  • D. Aabb x aaBB

Câu 15: Cho phép lai P: AaBb x aabb. F1 sẽ thu được mấy loại kiểu hình? (Cho biết A trội so với a, B trội so với b).

  • A. 1 loại kiểu hình   
  • B. 2 loại kiểu hỉnh
  • C. 3 loại kiểu hình   
  • D. 4 loại kiểu hình

Câu 16: Phép lai giữa 2 cá thể có kiểu gen AaBBDd x AaBbdd với các gen trội là trội hoàn toàn. Số kiểu hình và kiểu gen ở thế hệ sau là bao nhiêu?

  • A. 8 kiểu hình : 8 kiểu gen
  • B. 8 kiểu hình : 12 kiểu gen
  • C. 4 kiểu hình : 12 kiểu gen
  • D. 4 kiểu hình : 8 kiểu gen

Câu 17: Ở chó, lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài. Cho 2 con lông ngắn không thuần chủng lai với nhau, kết quả ở F1 như thế nào?

  • A. Toàn lông dài.
  • B. 3 lông ngắn : 1 lông dài.
  • C. 1 lông ngắn : 1 lông dài.
  • D. Toàn lông ngắn.

Câu 18: Ở người mắt nâu (N) là trội đối với mắt xanh (n): Bố mắt nâu, mẹ mắt nâu sinh con trai mắt nâu, bố mẹ có kiểu gen:

  • A. Đều có gen NN
  • B. Đều có gen Nn
  • C. Bố có kiểu gen NN, mẹ có kiểu gen Nn hoặc ngược lại
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 19: Lai cặp bố mẹ thuần chủng, bố có kiểu hình hạt vàng trơn, mẹ có kiểu hình hạt lục nhăn, ở F1 được toàn kiểu hình hạt vàng trơn, sau đó cho F1 tự thụ. Giả sử mỗi tính trạng chỉ do 1 cặp gen quy định, các gen trội là trội hoàn toàn. Ở F2, kiểu hình vàng trơn chiếm tỉ lệ:

  • A. 3/4         
  • B. 9/16       
  • C. 1/2
  • D. 1/8

Câu 20: 

B: Hoa kép

b: Hoa đơn. 

DD: Hoa đỏ      

Dd: Hoa hồng 

dd: Hoa trắng. 

Phép lai nào không xuất hiện hoa đơn, màu trắng ở thế hệ sau?

  • A. BbDd × Bbdd
  • B. BBDD × bbdd; BBDD × BBdd
  • C. Bbdd × bbdd
  • D. bbDd × Bbdd.

Câu 21: Ở một loài thực vật, gen A qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so yới gen a qui định hoa trắng. Gen B qui định khả năng tổng hợp được diệp lục trội hoàn toàn so với gen b qui định cây không có khả năng này, cây có kiểu gen đồng lợp lặn bb bị chêt ở giai đoạn mầm. Hai cặp gen này nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau. Cho cơ thể dị hợp 2 cặp gen trên tự thụ. Tỷ lệ kiểu hình ở đời con lai là:

  • A. 1 đỏ : 1 trắng.
  • B. 2 đỏ : 1 trắng,
  • C. 3 đỏ : 1 trắng
  • D. 100% hoa đỏ.

Câu 22: Ở chuột Côbay, tính trạng màu lông và chiều dài lông do 2 cặp gen A, a và B, b di truyền phân ly độc lập và tác động riêng rẽ quy định. Tiến hành lai giữa 2 dòng chuột lông đen, dài và lông trắng, ngắn ở thế hệ sau thu được toàn chuột lông đen, ngắn. Có thể kết luận điều gì về kiểu gen của 2 dòng chuột bố mẹ?

  • A. Chuột lông đen, dài có kiểu gen đồng hợp
  • B. Chuột lông trắng, ngắn có kiểu gen đồng hợp
  • C. Cả 2 chuột bố mẹ đều có kiểu gen đồng hợp
  • D. Cả 2 chuột bố mẹ đều có kiểu gen dị hợp

Câu 23: Ở bí: Gen A - quả tròn; a - quả dài; Gen B - hoa vàng; b - hoa trắng. 

Khi cho lai hai giống bí quả tròn, hoa trắng và quả dài, hoa vàng với nhau thu được F1 đều cho cà chua quả tròn, hoa vàng. Cho F1 lai phấn tích được 25% quả tròn, hoa vàng; 25% quả tròn, hoa trắng; 25% quả dài, hoa vàng; 25% quả dài, hoa trắng. Kiểu gen của p phải như thế nào?

  • A. P: AABB X aabb.
  • B. P: AAbb X aaBB.
  • C. P: AaBB X AABb
  • D. P: Aabb X aaBB.

Câu 24: Với 2 gen alen A và a nằm trên nhiễm sắc thể thường, A quy định tính trạng hoa vàng, a quy định tính trạng hoa trắng, gen trội là trội hoàn toàn. Tiến hành lai giữa cây hoa vàng với cây hoa trắng ở F1 được toàn cây hoa vàng với cây hoa trắng, sau đó cho các cây F1 tạp giao ở F2 sẽ thu được tỉ lệ phân tính như thế nào?

  • A. 15 cây hoa vàng : 1 cây hoa trắng
  • B. 9 cây hoa trắng : 7 cây hoa vàng
  • C. 3 cây hoa vàng : 1 cây hoa trắng
  • D. 1 cây hoa trắng : 1 cây hoa vàng

Câu 25: Phép lai giữa 2 cá thể có kiểu gen AaBBDd x AaBbdd với các gen trội là trội hoàn toàn. Kiểu gen AABBDD ở F1 chiếm tỉ lệ:

  • A. 1/4 
  • B. 0          
  • C. 1/2
  • D. 1/8

Câu 26: Điểm độc đáo nhất trong phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen là:

  • A. Cặp tính trạng đem lai phải tương phản.
  • B. Theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng qua các thế hệ lai.
  • C. Theo dõi sự di truyền của tất cả các tính trạng qua các thế hệ lai.
  • D. Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được trong thí nghiệm.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm sinh học 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm sinh học 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

HỌC KỲ

DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

CHƯƠNG I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENDEN

CHƯƠNG II: NHIỄM SẮC THỂ

CHƯƠNG III: ADN VÀ GEN

CHƯƠNG IV: BIẾN DỊ

CHƯƠNG V: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI

CHƯƠNG VI: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.