Câu 1: Axit nuclêic là từ chung dùng để chỉ cấu trúc:
- A. Prôtêin và axit amin
- B. Prôtêin và ADN
-
C. ADN và ARN
- D. ARN và prôtêin
Câu 2: Một gen dài $5100 A^{0}$ tiến hành phiên mã 5 lần. Tính lượng ribonucleotit mà môi trường nội bào cung cấp cho quá trình trên?
- A. 15000 ribonucleotit
-
B. 7500 ribonucleotit
- C. 8000 ribonucleotit
- D. 14000 ribonucleotit
Câu 3: Yếu tố tạo nên tính đa dạng và tính đặc thù của prôtêin là:
-
A. Thành phần, số lượng và trật tự của các axit amin
- B. Thành phần, số lượng và trật tự của các nuclêôtit
- C. Thành phần, số lượng của các cặp nuclêôtit trong ADN
- D. Cả 3 yếu tố trên
Câu 4: Tại sao ADN được xem là cơ sở vật chất di truyền ở cấp phân tử?
-
A. ADN có khả năng tự sao theo đúng khuôn mẫu
- B. ADN có trình tự các cặp nucleotit đặc trưng cho loài
- C. Số lượng và khối lượng ADN không thay đổi qua giảm phân và thụ tinh
- D. Cả A và B
Câu 5: Chiều xoắn của phân tử ADN là:
-
A. Chiều từ trái sang phải
- B. Chiều từ phải qua trái
- C. Cùng với chiều di chuyển của kim đồng hồ
- D. Xoắn theo mọi chiều khác nhau
Câu 6: Một gen có 480 ađênin và 3120 liên kết hiđrô. Gen đó có số lượng nuclêôtit là
- A. 1200 nuclêôtit
-
B. 2400 nuclêôtit
- C. 3600 nuclêôtit.
- D. 3120 nuclêôtit.
Câu 7: Nguyên tắc bán bảo tồn trong cơ chế nhân đôi của ADN là
- A. Hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, hoàn toàn giống nhau và giống với ADN mẹ ban đầu.
- B. Hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, có một ADN giống với ADN mẹ còn ADN kia có cấu trúc đã thay đổi.
-
C. Trong 2 ADN mới, mỗi ADN gồm có một mạch cũ và một mạch mới tổng hợp
- D. Sự nhân đôi xảy ra trên 2 mạch của ADN trên hai hướng ngược chiều nhau.
Câu 8: Trong mỗi phân tử ADN con được tạo ra từ sự nhân đôi thì:
- A. Cả 2 mạch đều nhận từ ADN mẹ
- B. Cả 2 mạch đều được tổng hợp từ nuclêôtit môi trường
-
C. Có 1 mạch nhận từ ADN mẹ
- D. Có nửa mạch được tổng hợp từ nuclêôtit môi trường
Câu 9: Đặc điểm chung về cấu tạo của ADN, ARN và prôtêin là:
-
A. Là đại phân tử, có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
- B. Có kích thước và khối lượng bằng nhau
- C. Đều được cấu tạo từ các nuclêôtit
- D. Đều được cấu tạo từ các axit amin
Câu 10: Bản chất mối liên hệ giữa protein và tính trạng là gì?
- A. Protein tham gia vào các hoạt động sinh lí của tế bào, trên cơ sở đso tính trạng được biểu hiện
-
B. Protein tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng
- C. Protein là thành phần cấu trúc của tế bào, trên cơ sở đó tính trạng được biểu hiện
- D. Protein đóng vai trò xúc tác cho mọi quá trình sinh lí của tế bào và cơ thể, tạo điều kiện cho tính trạng được biểu hiện
Câu 11: Một gen có chiều dài 3570 Å. Hãy tính số chu kì xoắn của gen.
- A. 210
- B. 119
-
C. 105
- D. 238
Câu 12: Trong nhân đôi ADN thì nuclêôtittự do loại T của môi trường đến liên kết với:
- A. T mạch khuôn
- B. G mạch khuôn
-
C. A mạch khuôn
- D. X mạch khuôn
Câu 13: Mỗi chu kì xoắn của ADN cao $34A^{0}$ gồm 10 cặp nuclêôtit. Vậy chiều dài của mỗi cặp nuclêôtit tương ứng sẽ là:
- A. $340A^{0}$
-
B. $3,4A^{0}$
- C. $17A^{0}$
- D. $1,7A^{0}$
Câu 14: Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của ADN dẫn đến hệ quả:
- A. A = X, G = T
- B. A + T = G + X
-
C. A + G = T + X
- D. A + X + T = X + T + G
Câu 15: Một phân tử ADN có tổng số nuclêôtit là 1.200.000, biết loại T = 200.000. Vậy số nuclêôtit loại X là bao nhiêu?
- A. X = 1.000.000
- B. X = 500.000
-
C. X = 400.000
- D. X = 800.000
Câu 16: Trâu, bò, ngựa, thỏ, … đều ăn cỏ nhưng lại có prôtêin và các tính trạng khác nhau do
- A. bộ máy tiêu hoá của chúng khác nhau.
-
B. chúng có ADN khác nhau về trình tự sắp xếp các nuclêôtit.
- C. cơ chế tổng hợp prôtêin khác nhau.
- D. có quá trình trao đổi chất khác nhau.
Câu 17: Tính đa dạng của prôtêin do yếu tố nào sau đây quy định ?
- A. Số lượng axit amin, trình tự sắp xếp axit amin.
- B. Thành phần axit amin, số lượng axit amin.
- C. Thành phần axit amin, số lượng axit amin, trình tự sắp xếp axit amin.
-
D. Trình tự sắp xếp axit amin, thành phần axit amin.
Câu 18: Nếu trên một mạch đơn của phân tử ADN có trật tự là: – A – T – G – X – A – thì trật tự của đoạn mạch bổ sung tại vị trí đó là:
-
A. – T – A – X – G – T –
- B. – T – A – X – A – T –
- C. – A - T – G – X – A –
- D. – A – X – G – T – A –
Câu 19: Một gen có số nuclêôtit loại A = 350, loại G = 400. Khi gen này tự nhân đôi thì số nuclêôtit từng loại trong các gen con sau khi kết thúc quá trình tự nhân đôi là:
- A. A = T = 350 nuclêôtit; G = X = 400 nuclêôtit
- B. A = X = 350 nuclêôtit; G = T = 400 nuclêôtit
-
C. A = T = 700 nuclêôtit; G = X = 800 nuclêôtit
- D. A = X = 700 nuclêôtit; G = T = 800 nuclêôtit
Câu 20: Quá trình tự nhân đôi của phân tử ADN xảy ra ở kì nào trong nguyên phân?
-
A. Kì trung gian
- B. Kì đầu
- C. Kì sau
- D. Kì cuối
Câu 21: ADN vừa có tính đa dạng, vừa có tính đặc thù vì:
- A. Cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N, P.
- B. Cấu trúc theo nguyên tắc đa phân, mà đơn phân là các axit amin
- C. Cấu trúc theo nguyên tắc bán bảo toàn, có kích thước lớn và khối lượng lớn
-
D. Cấu trúc theo nguyên tắc đa phân với 4 loại đơn phân: A, T, G, X