Câu 1: Tính chất đặc trưng của NST là gì?
- A. NST biến đổi qua các kì của quá trình phân bào
- B. Bộ NST đặc trưng được duy trì ổn định qua các thế hệ
-
C. Tế bào của mỗi loài sinh vật có một bô NST đặc trưng ( với số lượng và hình thái xác định)
- D. Cả A và B đúng
Câu 2: Cặp NST tương đồng là:
-
A. Hai NST giống hệt nhau về hình thái và kích thước.
- B. Hai NST có cùng 1 nguồn gốc từ bố hoặc mẹ.
- C. Hai crômatit giống hệt nhau, dính nhau ở tâm động.
- D. Hai crômatit có nguồn gốc khác nhau.
Câu 3: Bộ NST đơn bội chỉ chứa
- A. Một NST
-
B. Một NST của mỗi cặp tương đồng
- C. Hai NST
- D. Hai NST của mỗi cặp tương đồng
Câu 4: Ở ruồi giấm(2n=8). Một tế bào sinh trứng thực hiện quá trình giảm phân tạo giao tử. Cho các nhận xét sau
- Ở kì giữa của quá trình giảm phân I có 8 nhiễm sắc thể kép.
- Ở kì sau của quá trình giảm phân I có 16 crômatit.
- Ở kì sau của quá trình giảm phân I có 16 tâm động.
- Ở kì cuối của quá trình giảm phân I, lúc tế bào đang phân chia có 16 nhiễm sắc thể đơn.
- Ở kì đầu của quá trình giảm phân II, mỗi tế bào con có chứa 8 nhiễm sắc thể kép.
- Ở kì giữa của quá trình giảm phân II, mỗi tế bào con có chứa 16 crômatit.
- Ở kì sau của quá trình giảm phân II, mỗi tế bào con có chứa 8 tâm động.
Số ý đúng là:
-
A. 3.
- B. 4.
- C. 5.
- D. 6
Câu 5: Đặc điểm quan trọng nhất của quá trình nguyên phân là sự
-
A. Sao chép bộ NST của tế bào mẹ sang 2 tế bào con.
- B. Phân chia đều chất tế bào cho 2 tế bào con.
- C. Phân chia đều chất nhân cho 2 tế bào con.
- D. Phân chia đồng đều của cặp NST về 2 tế bào con.
Câu 6: Trạng thái của NST ở kì cuối của quá trình nguyên phân như thế nào?
- A. Đóng xoắn cực đại
- B. Bắt đầu đóng xoắn
-
C. Dãn xoắn
- D. Bắt đầu tháo xoắn
Câu 7: Trong giảm phân, sự tự nhân đôi của NST xảy ra ở:
-
A. Kì trung gian của lần phân bào I
- B. Kì giữa của lần phân bào I
- C. Kì trung gian của lần phân bào II
- D. Kì giữa của lần phân bào II
Câu 8: Trong giảm phân I, đặc điểm của kì giữa là:
- A. các NST kép co ngắn, đóng xoắn
-
B. các cặp NST kép tương đồng tập trung và xếp thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
- C. các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập với nhau về hai cực của tế bào
- D. các cặp NST kép nằm gọn trong hai nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội
Câu 9: Có một tế bào sinh dục sơ khai cái nguyên phân 6 lần. Tất cả tế bào con đều trở thành tế bào sinh trứng. Các trứng tạo ra đều tham gia thụ tinh. Biết hiệu suất thụ tinh của trứng bằng 18,75% và của tinh trùng là 6,25%. Số hợp tử được tạo thành và số tế bào giao tử đực tham gia thụ tinh là:
- A. 10 và 192.
- B. 8 và 128.
- C. 4 và 64.
-
D. 12 và 192.
Câu 10: Các tính trạng di truyền bị biến đổi nếu NST bị biến đổi:
- A. Cấu trúc
- B. Số lượng
-
C. Cấu trúc và số lượng
- D. Hình dạng
Câu 11: Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Trong nguyên phân 1 tế bào sẽ có bao nhiêu Crômatit ở kì giữa ?
- A. 8
- B. 24
-
C. 16
- D. 32
Câu 12: Trong cặp NST tương đồng của tế bào sinh dưỡng gồm:
- A. hai NST có nguồn gốc từ bố
- B. một NST có nguồn gốc từ mẹ và 1 NST khác
-
C. một NST có nguồn gốc từ bố và 1 NST có nguồn gốc từ mẹ
- D. hai NST có nguồn gốc từ mẹ
Câu 13: Nội dung nào sau đây sai về quá trình thụ tinh?
- A. Mỗi tinh trùng kết hợp với một trứng tạo ra một hợp tử
- B. Thụ tinh là quá trình kết hợp bộ NST đơn bội của giao tử đực với giao tử cái để phục hồi bộ NST lưỡng bội cho hợp tử
- C. Thụ tinh là quá trình phối hợp yếu tố di truyền của bố và mẹ cho con
-
D. Các tinh trùng sinh ra qua giảm phân đều thụ tinh với trứng tạo hợp tử
Câu 14: Vì sao nói cặp XY là cặp tương đồng không hoàn toàn?
- A. Vì NST X mang nhiều gen hơn NST Y
-
B. VÌ NST X có đoạn mang gen còn NST Y thì không có gen tương ứng
- C. Vì NST X và Y đều có đoạn mang cặp gen tương ứng
- D. Vì NST X dài hơn NST Y
Câu 15: Câu có nội dung đúng khi nói về sự tạo giao tử ở người là:
- A. Người nữ tạo ra hai loại trứng là X và Y
- B. Người nam chỉ tạo ra 1 loại tinh trùng X
- C. Người nữ chỉ tạo ra một loại trứng Y
-
D. Người nam tạo ra 2 loại tinh trùng là X và Y
Câu 16: Điều nào sau đây không đúng với nhóm gen liên kết?
- A. Các gen nằm trên một NST tạo thành nhóm gen liên kết.
- B. Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số NST trong bộ đơn bội (n) của loài đó.
-
C. Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số NST trong bộ lưỡng bội (2n) của loài đó.
- D. Số nhóm tính trạng di truyền liên kết tương ứng với số nhóm gen liên kết.
Câu 17: Hiện tượng mỗi gen quy định một tính trạng mà kết quả tạo nên một số tính trạng luôn di truyền cùng với nhau. Đó là hiện tượng di truyền:
-
A. Liên kết gen
- B. Hoán vị gen
- C. Phân li độc lập
- D. Liên kết với giới tính
Câu 18: NST có hình dạng và kích thước đặc trưng tại
- A. kì đầu của nguyên phân.
-
B. kì giữa của phân bào.
- C. kì sau của phân bào.
- D. kì cuối của giảm phân.
Câu 19: Nhóm sinh vật nào dưới đây có đôi NST giới tính XY trong tế bào 2n của giới cái?
-
A. Chim, ếch, bò sát
- B. Người, gà, ruồi giấm
- C. Bò, vịt, cừu
- D. Người, tinh tinh
Câu 20: Khi cho các ruồi giấm F1 có thân xám, cánh dài giao phối với nhau, Mocgan thu được tỉ lệ kểu hình ở F2 là:
- A. 3 thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cánh ngắn
-
B. 1 thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cánh ngắn
- C. 3 thân xám, cánh ngắn : 1 thân đen, cánh dài
- D. 1 thân xám, cánh ngắn : 1 thân đen, cánh dài
Câu 21: Có thể sử dụng....(A)....tác động vào các con là cá cái, có thể làm cá cái biến thành cá đực (A) là:
- A. Prôgesterôn
-
B. Ơstrôngen
- C. Mêtyl testôstêrôn
- D. Ôxitôxin
Câu 22: Ruồi giấm có 2n = 8 NST. Có 4 hợp tử của ruồi giấm đều nguyên phân 5 lần bằng nhau. Số NST có trong các tế bào con:
- A. 1024
- B. 1026
-
C. 1028
- D. 1022
Câu 23: Loài dưới đây có cặp NST giới tính XX ở giới đực và XY ở giới cái là:
- A. Ruồi giấm
-
B. Các động vật thuộc lớp Chim
- C. Người
- D. Động vật có vú
Câu 24: Số NST thường trong tế bào sinh dưỡng ở người là:
-
A. 46 chiếc
- B. 23 cặp
- C. 44 chiếc
- D. 24 cặp
Câu 25: Một hợp tử của ruồi giấm nguyên phân liên tiếp 4 lần. Xác định số tế bào con đã được tạo ra?
- A. 4 tế bào con
- B. 8 tế bào con
- C. 2 tế bào con
-
D. 16 tế bào con