Câu 1: Chọn phát biểu ĐÚNG.
- A. Tất cả các sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ 0-50 C.
- B. Người ta chia sinh vật thành hai nhóm sinh vật chịu nhiệt và sinh vật hằng nhiệt.
- C. Sinh vật hằng nhiệt có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào môi trường.
-
D. Các động vật không xương sống, cá, ếch nhái, bò sát có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường.
Câu 2: Cây sống nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng thường có đặc điểm như thế nào?
- A. phiến lá mỏng, bản lá hẹp, mô giậu kém phát triển.
-
B. phiến lá mỏng, bản lá rộng, mô giậu kém phát triển.
- C. phiến lá dày, bản lá hẹp, mô giậu phát triển.
- D. phiến lá dày, bản lá hẹp, mô giậu kém phát triển.
Câu 3: Động vật nào sau đây thuộc nhóm động vật ưa ẩm?
- A. Thằn lằn
- B. Tắc kè
-
C. Ếch nhái
- D. Bọ ngựa
Câu 4: Nhân tố nhiệt độ ảnh hưởng đến?
- A. Sự biến dạng của cây có rễ thở ở vùng ngập nước
- B. Cấu tạo của rễ
- C. Sự dài ra của thân
-
D. Hình thái, cấu tạo, hoạt động sinh lý và sự phân bố của thực vật
Câu 5: Những cây sống ở vùng ôn đới, về mùa đông thường có hiện tượng gì?
- A. Tăng cường hoạt động hút nước và muối khoáng
- B. Hoạt động quang hợp và tạo chất hữu cơ tăng lên
-
C. Cây rụng nhiều lá
- D. Tăng cường ôxi hoá chất để tạo năng lượng giúp cây chống lạnh
Câu 6: Chọn phát biểu ĐÚNG trong các phát biểu sau:
1. Độ ẩm không khí và đất ảnh hưởng ít đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
2. Con người thuộc nhóm động vật hằng nhiệt.
3. Nhóm sinh vật hằng nhiệt có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt của môi trường.
4. Đa số các sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ từ 0-50C.
- A. 1, 2, 3
-
B. 2, 3, 4
- C. 3, 4
- D. 1, 2 4
Câu 7: Động vật nào thuộc nhóm sinh vật hằng nhiệt trong các động vật sau
- A. Giun đất
- B. Thằn lằn
- C. Tắc kè
-
D. Chồn
Câu 8: Những cây sống ở vùng nhiệt đới, để hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao, lá có đặc điểm thích nghi nào sau đây?
-
A. Bề mặt lá có tầng cutin dầy
- B. Số lượng lỗ khí của lá tăng lên
- C. Lá tổng hợp chất diệp lục tạo màu xanh cho nó
- D. Lá tăng kích thước và có bản rộng ra
Câu 9: Dựa vào khả năng thích nghi của thực vật với lượng nước trong môi trường, người ta chia làm hai nhóm thực vật gồm:
- A Thực vật ưa nước và thực vật kị nước
-
B. Thực vật ưa ẩm và thực vật chịu hạn
- C. Thực vật ở cạn và thực vật kị nước
- D. Thực vật ưa ẩm và thực vật kị khô
Câu 10: Động vật nào thuộc nhóm sinh vật biến nhiệt trong các động vật sau
- A. Hổ
-
B. Thằn lằn
- C. Cú mèo
- D. Cừu
Câu 11: Cho các phát biểu sau:
1. Cây sống ở vùng ôn đới, trên bề mặt lá có tầng cutin dày có tác dụng hạn chế thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao.
2. Gấu sống ở vùng Bắc Cực có kích thước rất to, lớn hơn hẳn gấu sống ở vùng nhiệt đới.
3. Sinh vật hằng nhiệt có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường.
4. Con người thuộc nhóm động vật hằng nhiệt.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu sai là:
-
A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
Câu 12: Với các cây xanh sống ở vùng nhiệt đới, chồi cây có các vảy mỏng bao bọc, thân và rễ cây có các lớp bần dày. Những đặc điểm này có tác dụng gì?
- A. Hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao.
-
B. Tạo ra lớp cách nhiệt bảo vệ cây.
- C. Hạn chế ảnh hưởng có hại của tia cực tím với các tế bào lá.
- D. Giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh.
Câu 13: Những cây sống ở nơi khô hạn thường có nhũng đặc điểm thích nghi nào?
- A. Lá biến thành gai, lá có phiến mỏng.
- B. Lá và thân cây tiêu giảm.
- C. Cơ thể mọng nước, bản lá rộng
-
D. Hoặc cơ thể mọng nước hoặc lá tiêu giảm hoặc lá biến thành gai
Câu 14: Thực vật nào sau đây có khả năng chịu hạn kém?
-
A. Cây rêu
- B. Cây xoài
- C. Cây xương rồng
- D. Cây bắp cải
Câu 15: Nhóm động vật nào dưới đây thuộc động vật biến nhiệt?
-
A. Ruồi giấm, ếch, cá
- B. Bò, dơi, bồ câu
- C. Chuột, thỏ, ếch
- D. Rắn, thằn lằn, voi
Câu 16: Cây xanh nào sau đây thuộc nhóm thực vật ưa ẩm?
- A. Xương rồng
-
B. Cây rêu, cây thài lài
- C. Cây mía
- D. Cây hướng dương
Câu 17: Động vật nào dưới đây thuộc nhóm động vật ưa khô?
-
A. Thằn lằn
- B. Ếch, muỗi
- C. Cá sấu, cá heo
- D. Hà mã
Câu 18: Khi nhiệt độ môi trường tăng lên thì ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và tuổi phát dục ở động vật biến nhiệt như thế nào?
-
A. Tốc độ sinh trưởng tăng, thời gian phát dục ngắn
- B. Tốc độ sinh trưởng giảm, thời gian phát dục kéo dài
- C. Tốc độ sinh trưởng giảm, thời gian phát dục ngắn
- D. Tốc độ sinh trưởng tăng, thời gian phát dục kéo dài
Câu 19: Lớp động vật nào có cơ thể hằng nhiệt?
- A. Chim, thú, bò sát
- B. Bò sát, lưỡng cư
- C. Cá, chim, thú
-
D. Chim và thú
Câu 20: Lựa chọn phát biểu ĐÚNG trong các phát biểu sau:
- A. Cây sống ở nơi ẩm ướt nhưng có nhiều ánh sáng như hồ ao có phiến lá hẹp, mô giậu kém phát triển.
-
B. Cây sống ở nơi khô hạn hoặc có cơ thể mọng nước, hoặc lá và thân cây tiêu giảm, lá biến thành gai.
- C. Bò sát có khả năng chống mất nước kém hơn ếch nhái.
- D. Bò sát thích nghi kém với môi trường khô hạn của sa mạc.
Câu 21: Những nhóm sinh vật nào sau đây thuộc nhóm sinh vật biến nhiệt?
-
A. Thực vật, cá, ếch, nhái, bò sát.
- B. Cá, chim, thú, con người.
- C. Chim, thú, con người.
- D. Thực vật, cá, chim, thú.
Câu 22: Động vật nào sau đây thuộc nhóm động vật ưa khô
-
A. Thằn lằn
- B. Hà mã
- C. Giun đất
- D. Hải cẩu
Câu 23: Nhóm sinh vật nào sau đây toàn là động vật ưa ẩm?
-
A. Ếch, ốc sên, giun đất
- B. Ếch, lạc đà, giun đất.
- C. Lạc đà, thằn lằn, kỳ đà.
- D. Ốc sên, thằn lằn, giun đất.
Câu 24: Thực vật nào sau đây có khả năng chịu hạn tốt
- A. Cây thài lài
-
B. Cây nha đam
- C. Cây bắp cải
- D. Cây rêu
Câu 25: Loại sinh vật có khả năng chịu lạnh tốt nhất trong các loài dưới đây là:
- A. Ấu trùng cá
- B. Trứng ếch
-
C. Ấu trùng ngô
- D. Gấu Bắc cực