I. Mục tiêu
- Nhận biết được một số đột biến hình thái ở thực vật và phân biệt được sự sai khác về hình thái thân, lá, hoa, quả, hạt giữa thể lưỡng bội và thể đa bội trên tranh và ảnh.
- Nhận biết được hiện tượng mất đoạn NST trên ảnh chụp hiển vi
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng kính hiển vi để quan sát tiêu bản.
II. Chuẩn bị
1. Tranh ảnh
- Tranh ảnh về các đột biến hình thái: thân, lá, bông, hạt ở lúa; hiện tượng bạch tạng ở lúa, chuột và người.
- Tranh ảnh về các kiểu đột biến cấu trúc NST ở hành tây hoặc hành lá, về biến đổi số lượng NST ở hành tây, hành ta, dâu tắm, dưa hấu....
2. Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm
- 2 tiêu bản hiển vi về:
+ Bộ NST bình thường và bộ NST có hiện tượng mất đoạn ở hành tây hoặc hành ta.
+ Bộ NST lưỡng bội (2n NST), tam bội (3n NST) và tứ bội (4n NST) ở dưa hấu.
- 1 kính hiển vi quang học (có độ phóng đại 100 - 400 lần)
III. Cách tiến hành
- Chia lớp thành nhóm, mỗi nhóm 10 - 15 học sinh
- Quan sát đặc điểm hình thái của dạng gốc và thể đột biến
- Quan sát bộ NST bình thường và bộ NST có biến đổi cấu trúc hoặc số lượng.
IV. Thu hoạch
Đột biến lông chuột
Bệnh bạch tạng ở người
Lúa von
Bảng 26. Phân biệt dạng đột biết với dạng gốc
Đối tượng |
Mẫu quan sát |
Kết quả |
|
Dạng gốc |
Dạng đột biến |
||
Đột biến hình thái |
Lông chuột (màu sắc) |
Màu xám |
Màu trắng |
Người (màu sắc) |
Da trắng hồng, lông tóc màu nâu hoặc màu đen |
Da, lông, tóc màu trắng, mắt hồng |
|
Lá lúa (màu sắc) |
Màu xanh, có diệp lục |
Màu trắng, không có diệp lục |
|
Thân bông hạt (hình thái ) |
Thân, bông, hạt bình thường |
Thân cứng, nhiều bông, nhiều hạt |
|
Đột biến NST |
Dâu tằm |
quả màu đỏ |
quả màu đen |
Hành tây |
Kích thước nhỏ |
kích thước lớn |
|
Hành ta |
thân, lá nhỏ |
thân, lá lớn |
|
Dưa hấu |
có nhiều hạt |
không hạt |