A. Lý thuyết
I. Một vài bệnh di truyền ở người
1. Bệnh Đao
- Dạng đột biến: 3 NST số 21
- Đặc điểm bên ngoài: bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng há, lưỡi hơi thè, mắt hơi sâu và 1 mí, khoảng cách giữa 2 mắt xa nhau, ngón tay ngắn
- Đặc điểm sinh lí: si đần bẩm sinh, không có con
2. Bệnh Tocno (OX)
- Dạng đột biến: Chỉ có 1 NST giới tính X (OX)
- Đặc điểm bên ngoài: nữ, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển
- Đặc điểm sinh lí: thường mất trí nhớ, không có kinh nguyệt, tử cung nhỏ, không có con
3. Bệnh bạch tạng và bệnh câm điếc bẩm sinh
- Dạng đột biến: đột biến gen lặn
- Bệnh bạch tạng: da và tóc màu trắng, mắt hồng
- Bệnh câm điếc bẩm sinh
II. Một số tật di truyền ở người
- Một số tật di truyền: tật khe hở môi - hàm, bàn tay mất một số ngón, bàn tay nhiều ngón, bàn chân mất ngón hoặc dính ngón, ...
III. Các biện pháp hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền
- Chống sử dụng , thử, sản xuất vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học và hành vi gây ô nhiễm môi trường
- Sử dụng đúng quy cách thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc chữa bệnh
- Hạn chế kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen gây bệnh hoặc hạn chế sinh con ở những cặp vợ chồng này
B. Bài tập & Lời giải
Câu 1: Trang 85 - sgk Sinh học 9
Có thể nhận biết bệnh nhân Đao và bệnh nhân Tocno qua các đặc điểm hình thái nào?
Xem lời giải
Câu 2: Trang 85 - sgk Sinh học 9
Nêu các đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng, bệnh câm điếc bẩm sinh, và tật 6 ngón tay ở người.
Xem lời giải
Câu 3: Trang 85 - sgk Sinh học 9
Nêu các nguyên nhân phát sinh các tật bệnh di truyền ở người và một sô biện pháp hạn chế phát sinh các tật bệnh đó.