Trắc nghiệm Toán 6 cánh diều học kì I(P5)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm toán 6 kì I(P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Cho một hình thang có đáy lớn bằng 50m, chiều cao bằng 80% đáy lớn, đáy bé bằng 90% chiều cao. Hỏi diện tích hình thang này bằng bao nhiêu?

  • A. 1520 $m^2$
  • B. 1420 $m^2$
  • C. 1720 $m^2$
  • D. 1620 $m^2$

Câu 2: Tính chu vi của hình thang, biết đáy lớn = 12 cm; đáy bé = 10 cm; hai cạnh bên lần lượt = 7 cm và 8 cm

  • A. 37 cm
  • B. 20 cm
  • C. 44 cm 
  • D. 22 cm

Câu 3: Hình thang có đáy lớn là 20 cm, đáy bé là 16 cm, chiều cao là 6 cm. Tính diện tích của hình thang đó .

  • A. 100 $cm^2$
  • B. 108 $cm^2$
  • C. 120 $cm^2$
  • D. 98 $cm^2$

Câu 4: Cho hình bình hành có chu vi là 364cm và độ dài cạnh đáy gấp 6 lần cạnh kia; gấp 2 lần chiều cao. Hãy tính diện tích hình bình hành đó

  • A. 12168 $cm^2$
  • B. 13168 $cm^2$
  • C. 14168 $cm^2$
  • D. 10168 $cm^2$

Câu 5: Hãy cho biết đâu là công thức tính diện tích hình bình hành?

  • A. S = a.h (a: cạnh đáy, h: chiều cao)
  • B. S = b.h (b: cạnh bất kỳ, h: chiều cao)
  • C. S = a.b (a, b cạnh của hình hình hành)
  • D. S = a.c ( a và c: hai cạnh bất kỳ của hình bình hành)

Câu 6: Một hình bình hành có cạnh đáy là 71cm. Người ta thu hẹp hình bình hành đó bằng cách giảm các cạnh đáy của hình bình hành đi 19 cm được hình bình hành mới có diện tích nhỏ hơn diện tích hình bình hành ban đầu là 665 cm2. Tính diện tích hình bình hành ban đầu.

  • A. 2585 $cm^2 $
  • B. 3485 $cm^2$
  • C. 2485 $cm^2
  • D. 3585 $cm^2$

Câu 7: Cho hình sau :

Cho hình sau :

Chọn câu đúng ?

  • A. EG = EI
  • B. EI // IH
  • C. EG // IH
  • D. IH = GH

Câu 8: Diện tích hình chữ nhật thay đổi như thế nào nếu chiều rộng tăng 4 lần, chiều dài giảm 2 lần ?

  • A. Diện tích giảm 2 lần. 
  • B. Diện tích không đổi.
  • C. Diện tích tăng 2 lần.
  • D. Cả đáp án A, B, C đều sai.

Câu 9: Trong một tam giác đều thì mỗi góc bằng bao nhiêu độ?

  • A. 30°
  • B. 50° 
  • C. 60°
  • D. 40°

Câu 10: Chọn câu đúng :

  • A. Hình có 6 đỉnh là lục giác đều
  • B. Hình có 6 cạnh là lục giác đều
  • C. Hình có 6 góc là lục giác đều
  • D. Hình lục giác đều có 3 đường chéo chính

Câu 11:Cho hình vuông có chu vi 28 cm. Độ dài cạnh hình vuông là:

  • A. 7 cm 
  • B. 4cm 
  • C. 14 cm       
  • D. 8 cm

Câu 12: Tìm  giá trị của x biết: (−8).x=160

  • A. x= −9 
  • B. x = 5
  • C. x= −20
  • D. x=9

Câu 13: Số -4 chia hết cho các số nguyên nào ?

  • A. 1,2,4
  • B. -1; -2; -4
  • C. -1;-2;-4;1;2;4
  • D. -1;-2;1;2

Câu 14: Giá trị của x thỏa mãn 2(x - 5) < 0 là:

  • A. x = 5 
  • B. x = 4
  • C. x = 6
  • D. x = 7

Câu 15: Tính giá trị của biểu thức (-5)x + (-6)y với x = -6, y = -7

  • A. – 72
  • B. 80 
  • C. – 80
  • D. 72

Câu 16: Chọn câu trả lời đúng.

  • A. – 365 . 366 = – 1     
  • B. – 365 . 366 = 1
  • C. – 365 . 366 < 1
  • D. – 365 . 366 > 1

Câu 17: Tìm x biết (-12) + x = (-15) - (-87)

  • A. – 90 
  • B. – 84
  • C. – 114
  • D. 84

Câu 18: Tổng a – (b – c – d) bằng:

  • A. a – b + c + d
  • B. a + b – c – d
  • C. a – b – c – d
  • D. a + b + c + d

Câu 19: Nhiệt độ hiện tại của phòng đông lạnh là -2°C . Nếu nhiệt độ giảm 7°C , nhiệt độ tại phòng đông lạnh sẽ là bao nhiêu?

  • A. 5°C
  • B. -5°C 
  • C. -9°C
  • D. 9°C

Câu 20: Chọn đáp án đúng?

  • A. (-10) + (-5) < -16
  • B. 3 + |-5| < -3
  • C. (-102) + (-5) > -100 
  • D. |-8 + (-7)| = |-8| + |-7|

Câu 21: Cho tập hợp A={−7;−4;−1;2;3}. Hãy viết tập hợp B là các phần tử là số đối của các phần tử trong tập hợp A.

  • A. B={3;−2;1;−5;7} 
  • B. B={3;−2;−5;−7}
  • C. B= {7;4;1;−2;−3}
  • D. B={7;2;1;−5;−7}

Câu 22: Cho E = {3; - 8; 0}. Tập hợp F gồm các phần tử của E và các số đối của chúng là?

  • A. F={3; 8; 0; −­3}
  • B. F={−3; −8; 0}
  • C. F={3; −8; 0; −3; 8}
  • D. F={3; −8; 0; −3}

Câu 23:  Trên trục số điểm A cách gốc 5 đơn vị về phía bên trái, điểm B cách điểm A là 4 đơn vị về phía bên phải. Hãy cho biết điểm B cách gốc bao nhiêu đơn vị?

  • A. 1
  • B. 5
  • C. 2
  • D. 3

Câu 24: Cho các số: 8; 15; – 25;  – 56; 0. Sắp xếp các số đã cho theo thứ tự tăng dần ta được:

  • A. 8; 15; – 25; – 56; 0
  • B. – 56 ; – 25; 0; 8; 15
  • C. – 56; – 25; 15; 8; 0
  • D. 0; 8; 15; – 25; – 56 

Câu 25: Chiều từ trái sang phải trong trục số được gọi là?

  • A. Chiều âm
  • B. Chiều thuận 
  • C. Chiều dương
  • D. Chiều nghịch

Câu 26: Chọn câu sai?

  • A. N ⊂ Z
  • B. N* ⊂ Z
  • C. Z = {...; -2; -1; 1; 2; ...}
  • D. Z = {...; -2; -1; 0; 1; 2; ...} 

Câu 27: Tìm BCNN của: 42, 70 và 180

  • A. 1260
  • B. 1800
  • C. 180
  • D. 1210

Câu 28: Tìm số tự nhiên a nhỏ nhất khác 0, biết rằng a ⋮ 126 và a ⋮ 198

  • A. a = 1186
  • B. a = 1286
  • C. a = 1486
  • D. a = 1386

Câu 29: Cho tập hợp X là ước số 42 và lớn hơn 6. Cho tập Y là bội của 9 và nhỏ hơn 60. Gọi M gồm tất cả các phần tử của 2 tập hợp X và Y, tập hợp M có bao nhiêu phần tử?

  • A. 12
  • B. 9
  • C. 11
  • D. 10

Câu 30:Hùng muốn cắt một tấm hình chữ nhật có kích thước 60cm và 96 cm thành các mảnh nhỏ hình vuông bằng nhau sao cho tấm bìa được cắt hết. Tính độ dài lớn nhất của cạnh hình vuông (số đo của hình vuông nhỏ là một số tự nhiên với đơn vị là cen –ti – mét)

  • A. 12 cm
  • B. 10 cm
  • C. 8 cm
  • D. 14 cm 

Câu 31: Ước chung lớn nhất của 9 và 15 là:

  • A. 3
  • B. 9
  • C. 15
  • D. 1

Câu 32: Phân tích số 24 thành thừa số nguyên tố:

  • A. 24 = 2 . 12
  • B. 24 = 23 . 3
  • C. 24 = 2 + 2 + 2 + 3
  • D. 24 = 2 + 19 + 3

Câu 33: Số các ước của số 192 là

  • A. 14
  • B. 16
  • C. 7 
  • D. 12

Câu 34: Cho các số 36, 37, 69, 75. Trong các số đó, những số là nguyên tố là :

  • A. 36, 69
  • B. 36,75
  • C. 37
  • D. 69,75

Câu 35: Kết quả của phép tính nào sau đây là số nguyên tố.

  • A. 14 . 6 : 4 
  • B. 7 . 2 + 1    
  • C. 15 – 5 + 3      
  • D. 6 . 4 – 12 . 2

Câu 36: Cho các số sau: 13, 18, 19, 21. Có bao nhiêu số nguyên tố trong các số trên.

  • A. 1
  • B. 4
  • C. 3
  • D. 2

Câu 37: Chọn câu trả lời đúng. Trong các số 2 055; 6 430; 5 041; 2 341; 2 305.

  • A. Các số chia hết cho 5 là 2 055; 6 430; 2 305.
  • B. Các số chia hết cho 3 là 2 055 và 6 430.
  • C. Các số chia hết cho 5 là 2 055; 6 430; 2 341
  • D. Không có số nào chia hết cho 3.

Câu 38: Tìm chữ số a và b sao cho a – b = 4 và 87ab ⋮ 9

  • A. 0, 4
  • B. 8,12 
  • C. 4, 8
  • D. Không có số nào thoả mãn

Câu 39:  Lấy ba số trong 4 số 5, 6, 3, 0, hãy ghép thành số có ba chữ số khác nhau là số lớn nhất chia hết cho 2 và 5.

  • A. 560
  • B. 360
  • C. 650
  • D. 630

Câu 40: Dùng ba chữ số 4; 0; 5 ghép thành các số tự nhiên có ba chữ số khác nhau và chia hết cho 5. Số các chữ số có thể tạo thành là:

  • A. 2
  • B. 5 
  • C. 4
  • D. 3

Xem thêm các bài Trắc nghiệm toán 6 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm toán 6 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ