[Cánh diều] Trắc nghiệm Toán 6 chương I: Số tự nhiên (Phần 2)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm môn toán chương I: Số tự nhiên Cánh diều. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

 Câu 1: Đọc số sau:  21 515

  • A. Hai một năm một năm 
  • B. Hai mươi một nghìn năm trăm mười năm
  • C. Hai mươi mốt nghìn năm trăm mười lăm
  • D. Hai mốt nghìn năm trăm mười lăm

Câu 2: Tập hợp H gồm các phần tử là: cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền, bóng đá, bóng rổ. Viết tập hợp H theo ta được: 

  • A. H = cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền, bóng đá, bóng rổ
  • B. H = {cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền, bóng đá, bóng rổ}
  • C. H = {cầu lông; bóng bàn; bóng chuyền; bóng đá; bóng rổ}
  • D. H = [cầu lông; bóng bàn; bóng chuyền; bóng đá; bóng rổ]

Câu 3: Tìm số tự nhiên x, biết: x – 124 = 567. 

  • A. x = 691
  • B. x = 443
  • C. x = 961 
  • D. x = 434

Câu 4: Tích 10.10.10.100  được viết dưới dạng lũy thừa gọn nhất là:

  • A. 105
  • B. 104
  • C. 1002
  • D. 205

Câu 5: Cho a, b, c là các số tự nhiên tùy ý. Khẳng định nào sau đây sai?

  • A. abc = (ab)c
  • B. abc = a(bc)
  • C. abc = b(ac) 
  • D. abc = a + b + c

Câu 6: Khi biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, ta thực hiện theo thứ tự nào? 

  • A. Cộng và trừ trước, rồi đến nhân và chia
  • B. Nhân và chia trước, rồi đến cộng và trừ
  • C. Theo thứ tự từ trái sang phải
  • D. Theo thứ tự từ phải sang trái

Câu 7: Nếu a không chia hết cho 2 và b chia hết cho 2 thì tổng a + b

  • A. Chia hết cho 2
  • B. Không chia hết cho 2
  • C. Có tận cùng là 2
  • D. Có tận cùng là 1; 3; 7;9.

Câu 8: Cho các số 3564; 4352; 6531; 6570; 1248. Viết tập hợp B các số chia hết cho 9 trong các số trên.

  • A. B = {3564; 4352}.
  • B. B = {6570; 1248}. 
  • C. B = {4352; 6570}.
  • D. B = {3564; 6570}.

Câu 9: Cho các số: 10 250, 768, 35 765, 426. Trong các số đã cho, có bao nhiêu số chia hết cho 5?

  • A. 1
  • B. 2 
  • C. 3
  • D. 4

Câu 10: Chọn ra số nguyên tố trong các số sau đây:

  • A. 983
  • B. 2 022
  • C. 2 025
  • D. 3 141

Câu 11: Một ước nguyên tố của số 63 là:

  • A. 1 
  • B. 2 
  • C. 3
  • D. 5 

Câu 12: Số x là ước chung của số a và số b nếu:

  • A. x vừa là ước của a vừa là ước của b
  • B. x là ước của a nhưng không là ước của b
  • C. x là ước của b nhưng không là ước của a
  • D. x không là ước của cả a và b

Câu 13: Điền từ thích hợp vào chỗ chấm. 

Nếu 20 là số tự nhiên nhỏ nhất mà 20 ⋮ a và 20 ⋮ b thì 20 là …….. của a và b. 

  • A. ước chung
  • B. bội chung
  • C. bội chung nhỏ nhất
  • D. ước chung lớn nhất

Câu 14: Trong các chữ số của số 19 254:

  • A. Giá trị của chữ số 2 bằng nửa giá trị của chữ số 4
  • B. Giá trị của chữ số 2 bằng 5 lần giá trị của chữ số 4
  • C. Giá trị của chữ số 2 bằng 50 lần giá trị của chữ số 4
  • D. Giá trị của chữ số 2 bằng 500 lần giá trị của chữ số 4

Câu 15: Tìm số tự nhiên x, biết: (x – 5) . 1 000 = 0.

  • A. x = 5
  • B. x = 1 000
  • C. x = 7 
  • D. x = 5 000

Câu 16: Thực hiện phép tính (103 + 104 + 1252) : 53 một cách hợp lý ta được:

  • A. 132
  • B. 312
  • C. 213
  • D. 215

Câu 17: Từ bốn trong 5 số 9, 8, 7, 5, 0, hãy ghép thành số có ba chữ số khác nhau là số nhỏ nhất chia hết cho 2 và 5.

  • A. 9780
  • B. 5780
  • C. 7890
  • D. 5870

Câu 18: Kết quả của phép tính nào sau đây là số nguyên tố.

  • A. 15 – 5 + 3     
  • B. 7 . 2 + 1     
  • C. 14 . 6 : 4     
  • D. 6 . 4 – 12 . 2

Câu 19: Cho a = 3. 5 . 7 và b = 2. 3 . 7. Tìm ƯCLN của a và b.

  • A. ƯCLN(a, b) = 3 . 7     
  • B. ƯCLN(a, b) = 3. 72
  • C. ƯCLN(a, b) = 2. 5     
  • D. ƯCLN(a, b) = 2. 3. 5 . 7

Câu 20: Hai bạn Tùng và Hải thường đến thư viện đọc sách. Tùng cứ 8 ngày đến thư viện một lần, Hải 10 ngày 1 lần. Lần đầu cả hai bạn cùng đến thư viện vào một ngày. Hỏi có ít nhất bao nhiêu ngày thì hai bạn cùng đến thư viện?

  • A. 50 ngày
  • B. 45 ngày
  • C. 30 ngày
  • D. 40 ngày

Câu 21: Cho a = 2. 7, hãy viết tập hợp Ư(a) tất cả các ước của a.

  • A. Ư(a) = {4; 7}     
  • B. Ư(a) = {1; 4; 7}
  • C. Ư(a) = {1; 2; 4; 7; 28}     
  • D. Ư(a) = {1; 2; 4; 7; 14; 28}

Câu 22: Dùng ba trong bốn chữ số 4, 5, 3, 0  ghép thành các số tự nhiên có ba chữ số sao cho các số đó chia hết cho 3 và không chia hết cho 9. Có bao nhiêu số thoả mãn điều kiện trên?

  • A. 4
  • B. 5
  • C. 6
  • D. 7

Câu 23: Cho B = 121 – 110 + 99 -  88 + … + 11 + a. Tìm a để B không chia hết cho 11, biết a là số lẻ nhỏ hơn 10.

  • A. a = {5; 7; 9}
  • B. a ={1; 3; 5; 7; 9}
  • C. a = {1; 3; 5}
  • D. a =  9

Câu 24: Biểu thức m.m2.m3… m99 sau khi thu gọn dưới dạng lũy thừa của một số có dạng ma. Giá trị của a là:

  • A. 4597
  • B. 3480
  • C. 1458
  • D. 4950

Câu 25: A = {0; 1; 2; 3; 4; …; 2019; 2020; 2021}. Số các phần tử của tập hợp A là bao nhiêu?

  • A. 2020
  • B. 2021
  • C. 2022
  • D. 2023

Xem thêm các bài Trắc nghiệm toán 6 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm toán 6 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ