Câu 1: Nhận biết khí $SO_{2}$ ta dùng dung dịch nước $Br_{2}$ dư hiện tượng xảy ra là:
- A. Dung dịch $Br_{2}$ mất màu
- B. Dung dịch $Br_{2}$ chuyển sang màu da cam
- C. Dung dịch $Br_{2}$ chuyển sang màu xanh
- D. Không hiện tượng
Câu 2: Khí $H_{2}S$ là khí:
- A. Có mùi trứng thối
- B. Không màu, mùi xốc
- C. Khí có màu nâu đỏ
- D. Khí không màu, hóa nâu trong không khí
Câu 3: Cách nhận biết khí amoniac là:
- A. Dùng quỳ tím ẩm
- B. Dùng dung dịch NaOH
- C. Dùng dung dịch HCl
- D. Dùng dung dịch NaCl
Câu 4: Khi nhận biết $CO_{2}$ bằng dung dịch $Ba(OH)_{2}$ quan sát thấy hiện tượng:
- A. Thoát khí không màu
- B. Xuất hiện kết tủa trắng
- C. Xuất hiện kết tủa xanh lục
- D. Có khí nâu đỏ thoát ra
Câu 5: Kết tủa CuS, PbS có màu gì?
- A. Màu xanh thẫm
- B. Màu trắng
- C. Màu đen
- D. Màu nâu đỏ
Câu 6: Thuốc thử dùng để phân biệt FeS và $FeCO_{3}$ là:
- A. Dung dịch $H_{2}SO_{4}$ đặc nóng
- B. Dung dịch HCl
- C. Dung dịch $HNO_{3}$
- D. Dung dịch NaOH
Câu 7: Khí gây cười là khí:
- A. $NO_{2}$
- B. $N_{2}O$
- C. $H_{2}S$
- D. $N_{2}$
Câu 8: Khí gây hiệu ứng nhà kính:
- A. $NO_{2}$
- B. $H_{2}$
- C. $O_{2}$
- D. $CO_{2}$
Câu 9: Có 3 khí: $CO_{2}, SO_{2}, H_{2}S$. Dùng hóa chất nào sau dây để phân biệt được 3 khí trên là:
- A. Dung dịch $Ca(OH)_{2}$
- B. Dung dịch $Ba(OH)_{2}$
- C. Dung dịch $Br_{2}$ và $Ca(OH)_{2}$
- D. Dung dịch HCl
Câu 10: Cho 5 lít $N_{2}$ và 15 lít $H_{2}$ vào một bình kín dung tích không đổi . Ở $0^{\circ}C$, áp suất trong bình là $P_{1}$ atm. Đun nóng bình một thời gian thấy có 20% $N_{2}$ tham gia phản ứng, đưa bình về nhiệt độ ban đầu thấy áp suất trong bình lúc này là $P_{2}$ atm. Tỉ lệ $P_{1}$ và $P_{2}$ là:
Câu 11: Có 3 khí đựng riêng biệt $O_{2}, Cl_{2}, HCl$. Để phân biệt các khí đó có thể dùng một hóa chất là:
- A. Quỳ tím ẩm
- B. Dung dịch NaOH
- C. Que đóm có than hồng
- D. Quỳ tím khô
Câu 12: Trong một bình kín dung tích 56 lít chứa đầy $N_{2}$ và $H_{2}$ theo tỉ lệ thể tích 1:4 ở $0^{\circ}C$ và 200atm, có một ít bột xúc tác Ni. Nung nóng bình một thời gian, sau đó đưa về $0^{\circ}C$ thì áp suất trong bình giảm 10% so với áp suất ban đầu. Hiệu suất của phản ứng là:
Câu 13: Phương pháp nào sau đây dùng để phân biệt hai khí $CH_{3}NH_{2}$ và $NH_{3}$?
- A. Dựa vào mùi của khí
- B. Dùng quỳ tím ẩm
- C. Đốt rồi cho sản phẩm qua dung dịch $Ca(OH)_{2}$
- D. Thử bằng HCl đặc
Câu 14: Để phân biệt các khí $NH_{3}, CO_{2}, O_{2}, H_{2}S$ có thể dùng:
- A. Giấy quỳ tím ẩm và tàm đóm cháy dở
- B. Nước và quỳ tím ẩm
- C. Dung dịch $Ca(OH)_{2}$ và quỳ tím ẩm
- D. Quỳ tím ẩm và dung dịch $Pb(NO_{3})_{2}$
Câu 15: Để phân biệt 2 khí không màu $SO_{2}$ và $CO_{2}$ người ta nên sử dụng thuốc thử nào dưới đây ?
- A. NaCl
- B. Dung dịch NaOH
- C. Dung dịch $CuCl_{2}$
- D. Dung dịch $KMnO_{4}$
Câu 16: Cho hỗn hợp gồm $N_{2}, H_{2}, NH_{3}$ đi qua dung dịch $H_{2}SO_{4}$ đặc, dư thì thấy thể tích khí còn lại một nửa. Thành phần % theo thể tích của $NH_{3}$ trong hỗn hợp đầu là bao nhiêu?
Câu 17: Cho 4 lít $N_{2}$ và 14 lít $H_{2}$ vào bình phản ứng, hỗn hợp thu được sau phản ứng có thể tích bằng 16,4 lít ( các khí được đo trong cùng điều kiện). Hiệu suát phản ứng là:
- A. 20%
- B. 30%
- C. 40%
- D. 50%
Câu 18: Điều chế $NH_{3}$ từ hỗn hợp gồm $N_{2}$ và $H_{2}$ (tỉ lệ mol 1:3). Tỉ khối hỗn hợp trước so với hỗn hợp sau phản ứng là 0,9. Hiệu suất phản ứng là:
Câu 19: Để phân biệt hai khí HCl và $Cl_{2}$ đựng trong 2 bình riêng biệt thì dùng thuốc thử nào sau đây?
Câu 20: Có 3 khí $SO_{2}; CO_{2}; H_{2}S$. Chỉ dùng một hóa chất nào sau đây để phân biệt được cả 3 khí trên?
- A. Dung dịch $Ca(OH)_{2}$
- B. Dung dịch $Ba(OH)_{2}$
- C. Dung dịch $Br_{2}$
- D. Dung dịch HCl