Đề ôn thi cuối học kì 2 môn hóa học 12 phần 3. Học sinh ôn thi bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, học sinh bấm vào để xem đáp án. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Khi cho luồng khí hiđro(dư) đi qua ống nghiệm chứa $Al_{2}O_{3}$, FeO, CuO, MgO nung nóng, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chất rắn còn lại trong ống nghiệm gồm:
- A. Al, Fe, Cu, Mg.
-
B. $Al_{2}O_{3}$,Fe, Cu, MgO
- C. Al, Fe, Cu, MgO
- D. $Al_{2}O_{3}$,FeO, CuO, MgO
Câu 2: Từ dd BaCl2 điều chế Ba ta phải
-
A. Cô cạn dd và điện phân nóng chảy
- B. Cô cạn dd rồi nhiệt phân $BaCl_{2}$.
- C. Điện phân dd $BaCl_{2}$.
- D. Chuyển về BaO rồi dùng CO để khử BaO.
Câu 3: Các số oxi hoá đặc trưng của crom là:
- A. +2, +4, +6.
-
B. +2, +3, +6.
- C. +1, +2, +4, +6.
- D. +3, +4, +6.
Câu 4: Trong công nghiệp, người ta điều chế nhôm bằng phương pháp:
- A. điện phân nóng chảy $AlCl_{3}$.
- B. khử $Al_{2}O_{3}$ bằng H2 ở nhiệt độ cao.
- C. cho Mg đẩy Al ra khỏi dung dịch $AlCl_{3}$.
-
D. điện phân nóng chảy $Al_{2}O_{3}$.
Câu 5: Cho 10 g hh Cu và Fe ( trong đó Cu chiếm 10% về khối lượng) vào dd $HNO_{3}$. Sau khi p/ứ hoàn toàn thu được 1,6 gam chất rắn, dd Y và 2,24 lít khí NO ở đktc. lượng muối trong dd Y là:
- A. 37g
- B. 22,4g
- C. 24,2g
-
D. 27g
Câu 6: Để nhận biết các khí: $CO_{2}$, $SO_{2}$, $H_{2}S$, $N_{2}$ cần dùng các dung dịch:
-
A. Nước brom và $Ca(OH)_{2}$
- B. $KMnO_{4}$ và NaOH
- C. Nước brom và NaOH
- D. NaOH và $Ca(OH)_{2}$
Câu 7: Dung dịch X chứa $Ca(OH)_{2}$. Cho 0,06 mol $CO_{2}$ vào X thu được 4m gam kết tủa còn cho 0,08mol $CO_{2}$ thì thu được 2m gam kết tủa.Giá trị m (g)
- A. 3
- B. 2
-
C. 1
- D. 1,5
Câu 8: Cho m gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dd $HNO_{3}$ sau khi phản ứng kết thúc thì chỉ thu được 4,48 lít hỗn hợp khí NO, $NO_{2}$ là 2 sản phẩm khử (đktc) có tỉ khối hơi so với $H_{2}$ bằng 19 và còn lại 13,2 gam rắn gồm 2 kim loại. Giá trị của m là
-
A. 24,4 gam
- B. 17,12 gam
- C. 30 gam
- D. 16 gam
Câu 9: Cho 2,16g Al tan hết trong dung dịch $HNO_{3}$ loãng lạnh thu được 0,448 lít $N_{2}$ ở đktc và một dd Y . Khối lượng muối nitrat trong dung dịch Y là
- A. 11,36g
- B. 17,04g
- C. 14,78g
-
D. 17,44g
Câu 10: Dãy gồm các chất, ion vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử là :
- A. HCl, $Na_{2}S$, $NO_{2}$, $Fe^{3+}$
-
B. $NO_{2}$, $Fe^{2+}$, $Cl_{2}$, SO R
- C. FeO, $H_{2}S$, Cu, $HNO_{3}$
- D. $O_{3}$, $Fe^{2+}$, $FeCl_{2}$, $CrO_{3}$
Câu 11: Chất không có tính lưỡng tính là :
-
A. $AlCl_{3}$.
- B. $Al(OH)_{3}$.
- C. $NaHCO_{3}$.
- D. $Al_{2}O_{3}$.
Câu 12: Hòa tan Fe trong $HNO_{3}$ dư thấy sinh ra hỗn hợp khí chứa 0,03 mol $NO_{2}$ và 0,02 mol NO .Khối lượng Fe bị hòa tan bằng bao nhiêu gam
-
A. 1,68
- B. 0,56
- C. 2,24
- D. 1,12
Câu 13: Sắt tráng kim loại M, vết xước để ngoài không khí ẩm thì sắt bị gỉ. Vậy sắt được tráng kim loại M là
- A. Zn
- B. Al
- C. Cr
-
D. Sn
Câu 14: Cho dung dịch NaOH 1M vào dung dịch chứa 0,5 mol $AlCl_{3}$. thu được 31,2 gam kết tủa. Tính thể tích dd NaOH lớn nhất cần dùng
- A. 1,4 lít
- B. 2 lít
-
C. 1,6 lít
- D. 1,2 lít
Câu 15: Có thể điều chế $Fe(OH)_{3}$ bằng cách
- A. Cho $Fe_{2}O_{3}$ tác dụng với H2O
- B. Cho muối sắt (III) tác dụng axit mạnh
- C. Cho $Fe_{2}O_{3}$ tác dụng với NaOH vừa đủ
-
D. Cho muối sắt (III) tác dụng dung dịch bazơ
Câu 16: Quặng manhêtit có thành phần chính là
- A. $Fe_{2}O_{3}$
- B. $FeS_{2}$
- C. FeO
-
D. $Fe_{3}O_{4}$
Câu 17: Cho dãy các kim loại: Fe, Na, K, Ca. Số kim loại trong dãy tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là
- A. 4
- B. 2
-
C. 3
- D. 1
Câu 18: Các đồ vật bằng nhôm bị phá hủy trong môi trường kiềm mạnh là do
- A. Al lưỡng tính.
-
B. $Al_{2}O_{3}$ lưỡng tính tan trong kiềm, kim loại Al tác dụng với $H_{2}O$, $Al(OH)_{3}$ lưỡng tính
- C. Al tác dụng được với $H_{2}O$.
- D. Al tác dụng trực tiếp với dung dịch kiềm
Câu 19: Hiện tượng nào xảy ra khi cho từ từ dung dịch NaOH vào ống nghiệm có chứa dung dịch $FeCl_{3}$?
-
A. Có kết tủa màu nâu đỏ
- B. Có kết tủa trắng xanh và từ từ chuyển thành màu nâu đỏ
- C. Có tạo dung dịch màu vàng nâu
- D. Có kết tủa màu nâu đỏ và từ từ tan dần đến trong suốt
Câu 20: Nước cứng tạm thời chứa
- A. Ion $Cl^{-}$.
-
B. Ion $HCO_{3}^{-}$.
- C. Ion $SO_{4}^{2-}$.
- D. $Br^{-}$
Câu 21: Nhóm gồm các chất đều phản ứng với Cu
- A. dd $AgNO_{3}$ , dd NaOH
-
B. $HNO_{3}$ loãng , dd $FeCl_{3}$
- C. $Cl_{2}$ , dd $Mg(NO_{3})_{2}$
- D. $O_{2}$, dd NaOH
Câu 22: Cho 2,81 gam hỗn hợp A (gồm 3 oxit: $Fe_{2}O_{3}$, MgO, ZnO) tan vừa đủ trong 300ml dung dịch $H_{2}SO_{4}$ 0,1M, khối lượng hỗn hợp các muối sunfat khan tạo ra là:
- A. 4,8g
-
B. 5,21g
- C. 3,8g
- D. 4,81g
Câu 23: Cho 14g NaOH vào 100ml dd $AlCl_{3}$ 1M. Khi phản ứng kết thúc tính khối lượng kết tủa tạo thành ?
-
A. 3,9g
- B.11,7g
- C. 7,8g
- D. 23,4g
Câu 24: Thể tích dung dịch $FeSO_{4}$ 0,5M cần thiết để phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch chứa $KMnO_{4}$ 0,2M và $K_{2}Cr_{2}O_{7}$ 0,1M ở môi trường axit là:
- A. 0,32 lít
- B. 0,16 lít
-
C. 0,64 lít
- D. 0,52 lít
Câu 25: Thành phần chính của quặng hematit đỏ là
- A. $Fe_{2}O_{3}$ . n$H_{2}O$
-
B. $Fe_{2}O_{3}$
- C. $FeCO_{3}$
- D. $Fe_{3}O_{4}$
Câu 26: Hòa tan 11,2 gam Fe vào dung dịch $HNO_{3}$ loãng chứa 0,6 mol $HNO_{3}$, cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Để tác dụng hết dung dịch X cần vừa đủ V lít dung dịch NaOH 1M (không có không khí). Giá trị V là:
- A. 0,5 lít
- B. 0,3 lít
- C. 0,6 lít
-
D. 0,45 lít
Câu 27: Kim loại M phản ứng được với dung dịch : HCl , $Cu(NO_{3})_{2}$ , $HNO_{3}$ đặc nguội. Kim loại M là
- A. Al
- B. Ag
- C. Fe
-
D. Zn
Câu 28: Cho m(g) kim loại A tác dụng hết với $H_{2}SO_{4}$ loãng thu được 5m (gam) muối. Kim loại A là:
- A. Al
-
B. Mg
- C. Zn
- D. Fe
Câu 29: Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm Mg, Al vào dung dịch $HNO_{3}$ loãng dư, thu được 0,168 lít NO (ở 0oC; 4 atm). Cũng m gam hỗn hợp X trên khi hòa tan trong dung dịch $HNO_{3}$ đặc nguội, dư thu được 0,336 lít khí $NO_{2}$ (ở $0^{o}C$; 2 atm). Giá trị m là:
-
A. 0,9 gam
- B. 8,85 gam
- C. 0,885 gam
- D. 9 gam
Câu 30: Khi cho 8 gam hỗn hợp kim loại Cu, Zn, Al vào dung dịch $H_{2}SO_{4}$ đặc nóng, dư thu được 4,48 lít $SO_{2}$ (đktc) ( sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng muối clorrua thu được khi cho 8 gam hỗn hợp trên đốt trong khí clo dư là:
-
A. 22,2 gam
- B. 18,2 gam
- C. 15,1 gam
- D. 7,05 gam
Câu 31: Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m(g) Fe2O3 nung nóng sau một thời gian thu được 19,32g hỗn hợp X gồm Fe, FeO, $Fe_{2}O_{3}$, $Fe_{3}O_{4}$. Hòa tan hết X bằng $HNO_{3}$ đặc nóng thu được 5,824 lít khí $NO_{2}$( đktc). Giá trị của m là:
-
A. 21,40
- B. 13,24
- C. 23,48
- D. 26,60
Câu 32: Hòa tan hết 26,5 gam hỗn hợp bột gồm Mg, Al, $Al_{2}O_{3}$ và MgO bằng 800 ml dd hỗn hợp gồm HCl 0,5M và $H_{2}SO_{4}$ 0,75M (vừa đủ). Sau phản ứng thu được dd X và 4,48 lít khí $H_{2}$ (ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được khối lượng muối khan là
- A. 86,5 gam.
-
B. 88,7 gam.
- C. 99,7 gam.
- D. 95,2 gam.
Câu 33: Hòa tan hoàn toàn 9,28g hh X gồm Mg, Al, Zn có số mol bằng nhau trong một lượng vừa đủ $H_{2}SO_{4}$ đặc, nóng thu được dd Y và 0,07 mol một sản phẩm Z duy nhất chứa lưu huỳnh. Z là:
- A. $SO_{3}$
-
B. $H_{2}S$
- C. $SO_{2}$
- D. S
Câu 34: Cho các chất Cu, $FeSO_{4}$, $Na_{2}SO_{3}$, $FeCl_{3}$. Số chất tác dụng được với dd hỗn hợp $NaNO_{3}$ và HCl là:
- A. 4
- B. 2
- C. 1
-
D. 3
Câu 35: Hỗn hợp X gồm Al, $Fe_{x}O_{y}$. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn m gam hỗn hợp X trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp Y. Chia Y thành 2 phần.
- Phần 1 cho tác dụng với dd NaOH dư thu được 1,008 lít $H_{2}$ (đktc) và còn lại 5,04 g chất rắn không tan.
- Phần 2 có khối lượng 29,79 gam, cho tác dụng với dd $HNO_{3}$ loãng dư thu được 8,064 lít NO (đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m và công thức của oxit sắt là:
- A. 36,48 gam và $Fe_{3}O_{4}$
- B. 38,91 gam và FeO
- C. 39,72 gam và FeO
-
D. 39,72 gam và $Fe_{3}O_{4}$
Câu 36: Hòa tan 16,8g Fe vào dd $HNO_{3}$ thu được 4,48 lít khí NO duy nhất ơ đktc. Cô cạn dd thu được số gam muối khan là
- A. 36,0g
- B. 48,4g
-
C. 54,0g
- D. 72,6g
Câu 37: Có 4 dung dịch riêng biệt chứa các ion $NO_{3}^{-}$, $Ba^{2+}$, $Cl^{-}$, $CO_{3}^{2-}$ .Dùng chất nào sau đây có thể nhận biết được các dung dịch
- A. HCl
- B. $Na_{2}CO_{3}$
- C. $H_{2}SO_{4}$ loãng , Cu R
- D. $BaCl_{2}$
Câu 38: Để tách Cu khỏi hỗn hợp có lẫn Al , Zn . Có thể dùng dung dịch
-
A. KOH
- B. $H_{2}SO_{4}$ đặc nguội
- C. $NH_{3}$
- D. $HNO_{3}$loãng
Câu 39: Chất nào sau đây không thể ôxihóa Fe thành ion $Fe^{3+}$
-
A. S
- B. $Br_{2}$
- C. $H_{2}SO_{4}$ dd
- D. $AgNO_{3}$
Câu 40: Cho 15,6 gam K tan hết vào 200 ml dung dịch X chứa $Fe_{2}(SO_{4})_{3}$ 0,1M và $Al_{2}(SO_{4})_{3}$ 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, người ta tách kết tủa và đem nung đến khối lượng không đổi, thu được a gam rắn. Giá trị a là:
-
A. 5,24 gam
- B. 10,48 gam
- C. 3,2 gam
- D. 7,86 gam