Trắc nghiệm hoá 12 chương 7: Sắt và một số kim loại quan trọng (P1)

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm hóa học 12 chương 7: Một số kim loại chuyển tiếp (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Cho lần lượt 23,2g $Fe_{3}O_{4}$ và 5,6g Fe vào một dung dịch HCl 0,5M. Thể tích dung dịch HCl tối thiểu cần lấy để hoà tan các chất rắn trên là:

  • A. 2,0 lít
  • B. 1,6 lít
  • C. 0,4 lít
  • D. 2,4 lít

Câu 2: Lấy 2,98 gam hỗn hợp X gồm Zn và Fe cho vào 200ml dung dịch HCl, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn ta cô cạn (trong điều kiện không có oxi) thi được 5,82 chất rắn. Tính thể tích khí $H_{2}$ bay ra (đktc)?

  • A. 0,224 lít
  • B. 0,448 lít
  • C. 0,896 lít
  • D. 0,336 lít

Câu 3: Hỗn hợp bột X gồm Cu, Zn. Đốt cháy hoàn toàn m gam X trong oxi (dư), thu được 40,3 gam hỗn hợp gồm CuO và ZnO. Mặt khác, nếu cho 0,25 mol X phản ứng với một lượng dư dung dịch KOH loãng nóng, thì thu được 3,36 lít khí $H_{2}$ (đktc). Phần trăm khối lượng của Cu trong X là:

  • A. 19,81%.             
  • B. 29,72%.
  • C. 39,63%.             
  • D. 59,44%.

Câu 4: Trong các hợp chất, những nguyên tố nào dưới đây có số oxi hóa đặc trưng là +2 ?

  • A. Au, Ni, Zn, Pb
  • B. Cu, Ni, Zn, Pb
  • C. Ag, Sn, Ni, Au
  • D. Ni, Zn, K, Cr

Câu 5: Thực hiện các thí nghiệm sau (ở điều kiện thường):

(a) Cho đồng kim loại vào dung dịch sắt (III) clorua.

(b) Sục khí hiđro sunfua vào dung dịch đồng (II) sunfat.

(c) Cho dung dịch bạc nitrat vào dung dịch sắt (III) clorua.

(d) Cho bột lưu huỳnh vào thủy ngân.

Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là

  • A. 2              
  • B. 1
  • C. 3              
  • D. 4

Câu 6: Cho m gam Fe vào 100ml dung dịch $Cu(NO_{3})_{2}$ thì nồng độ của $Cu^{2+}$ còn lại trong dung dịch bằng 1/2 nồng độ của $Cu^{2+}$ ban đầu và thu được 1 chất rắn A có khối lượng (m+0,16) gam. Tính m và nống độ ban đầu của dung dịch $Cu(NO_{3})_{2}$. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn:

  • A. 1,12 gam Fe và 0,2M
  • B. 2,24 gam Fe và 0,2M
  • C. 1,12 gam Fe và 0,4M
  • D. 2,24 gam Fe và 0,3M

Câu 7: Trộn 5,6 gam bột sắt với 2,4 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được hỗn hợp rắn M. Cho M tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng hỗn hợp khí X và còn lại một phần không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn X và G cần vừa đủ V lít khí $O_{2}$ (ở đktc). Giá trị của V là:

  • A. 2,80              
  • B. 3,36
  • C. 3,08              
  • D. 4,48

Câu 8: Cho m (g) Fe vào dung dịch chứa 1,38 mol HNO3, đun nóng đến kết thúc phản ứng còn 0,75m (g) chất rắn không tan và có 0,38 mol hỗn hợp khí NO, NO2 thoát ra ở (dktc). Giá trị của m là:

  • A. 70             
  • B. 56
  • C. 84             
  • D. 112

Câu 9: Nung 11,2 gam Fe và 26 gam Zn với một lượng S dư. Sản phẩm thu được đem hoà tan hết trong dung dịch HCl, khí sinh ra được dẫn vào bình đựng dung dịch $CuSO_{4}$ 10% d=1,1g/ml. Thể tích dung dịch $CuSO_{4}$ đã dùng để hấp thụ hết khí sinh ra là:

  • A. 500,60 ml
  • B. 376,36 ml
  • C. 872,72 ml
  • D. 525,25 ml

Câu 10 : Đốt nóng một ít bột Fe trong bình đựng $O_{2}$ sau đó cho sản phẩm thu được vào dung dịch HCl dư thu được dung dịch X. Dung dịch X có:

  • A. $FeCl_{2}$, HCl dư
  • B. $FeCl_{3}$ HCl dư
  • C. $FeCl_{2}, FeCl_{3}$ và HCl
  • D. $FeCl_{3}$

Câu 11: Cho 44,08 gam một oxit sắt $Fe_{x}O_{y}$ được hoà tan hết bằng dung dịch $HNO_{3}$ loãng thu được dung dịch A. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch A, thu được kết tủa. Đem nung lượng kết tủa này ở nhiệt độ cao cho đến khi khối lượng không đổi thu được một oxit kim loại. Dùng $H_{2}$ để khử hết lượng oxit này thì thu được 31,92g chất rắn là một kim loại. $Fe_{x}O_{y}$ là:

  • A. FeO
  • B. $Fe_{2}O_{3}$
  • C. $Fe_{3}O_{4}$
  • D. $Fe_{x}O_{y}$ có lẫn tạp chất

Câu 12: Hỗn hợp A gồm hai muối $FeCO_{3}$ và $FeS_{2}$ tỉ lệ số mol 1:1. Đem nung hỗn hợp A trong bình có thể tích không đổi, thể tích các chất rắn không đáng kể, đựng không khí dư (chỉ gồm $N_{2}$ và $O_{2}$ để các muối trên bị oxi hoá hết tạo oxit sắt có hoá trị cao nhất ($Fe_{2}O_{3}$). Để nguội bình, đưa nhiệt độ bình về bằng lúc đầu, áp suất trong bình sẽ như thế nào?

  • A.Không đổi
  • B. Sẽ giảm xuống
  • C. Sẽ tăng lên
  • D. Không khẳng định được

Câu 13: Cho 11,2g Fe và 2,4g Mg tác dụng hết với dung dịch $H_{2}SO_{4}$ loãng dư thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa, lọc tác kết tủa và nung đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:

  • A. 10,0
  • B. 20,0
  • C. 30,0
  • D. 15,0

Câu 14: Hỗn hợp A gồm Fe và oxit sắt. Cho dòng khí CO dư đi qua 26 gam A nung nóng, khí sau phản ứng được dẫn vào bình đựng dung dịch $Ca(OH)_{2}$ dư thu được 44 gam kết tủa. Khối lượng sắt thu được là:

  • A. 18,96 g
  • B. 20,72 g
  • C. 19,36 g
  • D. 11,92 g

Câu 15: Cho Fe dư tác dụng với dung dịch HNO3 sau phản ứng dung dịch thu được chứa những chất tan nào ?

  • A. $HNO_{3}$; $Fe(NO_{3})_{2}$
  • B. $Fe(NO_{3})_{3}$
  • C. $Fe(NO_{3})_{3}$
  • D. $Fe(NO_{3})_{2}$ và $Fe(NO_{3})_{3}$

Câu 16:  Hoà tan hết 0,5 gam hỗn hợp Fe và kim loại M (hoá trị II) vào dung dịch $H_{2}SO_{4}$ loãng thu được 1,12 lít khí (đktc). Kim loại M là:

  • A. Zn
  • B. Mg
  • C. Be
  • D. Ca

Câu 17: Dung dịch X chứa đồng thời hai muối $ZnCl_{2}$ 0,2M và $AlCl_{3}$ 0,15M. Thể tích của dung dịch NaOH 1M cho vào 200ml dung dịch X để thu được lượng kết tủa lớn nhất là:

  • A. 200ml
  • B. 170ml
  • C. 240ml
  • D. 70ml

Câu 18: Một oxit sắt có khối lượng 25,52 gam. Để hòa tan hết lượng oxit sắt này cần dùng vừa đủ 220 ml dung dịch $H_{2}SO_{4}$ 2M (loãng). Công thức của oxit sắt này là:

  • A. $Fe_{3}O_{4}$
  • B. $Fe_{2}O_{3}$
  • C. FeO
  • D. FeO hoặc $Fe_{2}O_{3}$

Câu 19: Cho ít bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư. Kết thúc phản ứng được dung dịch X. Dung dịch X gồm muối :

  • A. $Fe(NO_{3})_{2}$
  • B. $Fe(NO_{3})_{2}$; $AgNO_{3}$
  • C. $Fe(NO_{3})_{3}$; $AgNO_{3}$
  • D. $Fe(NO_{3})_{2}$; $Fe(NO_{3})_{3}$

Câu 20: Hoà tan 36 gam hỗn hợp bột đồng và oxit sắt từ theo tỉ lệ mol 2:1 bằng dung dịch HCl dư, phản ứng xong thu được dung dịch X và chất rắn Y. Khối lượng chất rắn Y bằng

  • A. 12,8 gam
  • B. 6,4 gam
  • C. 23,2 gam
  • D. 16,0 gam

Xem thêm các bài Trắc nghiệm hóa học 12, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm hóa học 12 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 12.

TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 12

HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: ESTE. LIPIT

CHƯƠNG 2: CACBOHIĐRAT

CHƯƠNG 3: AMIN. AMINOAXIT VÀ PROTEIN

CHƯƠNG 4: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME

CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI

CHƯƠNG 6: KIM LOẠI KIỀM, KIỀM THỔ, NHÔM

CHƯƠNG 7: SẮT VÀ MỘT SỐ KIM LOẠI QUAN TRỌNG

CHƯƠNG 8: PHÂN BIỆT MỘT SỐ CHẤT VÔ CƠ

CHƯƠNG 9: HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG

Xem Thêm

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.