Câu 1: Câu nào sau đây không đúng ?
- A. Thủy phân protein bằng axit hoặc kiềm khi đun nóng sẽ cho 1 hỗn hợp các muối.
- B. Phân tử khối của 1 amino axit (gồm 1 chức $NH_{2}$ và 1 chức COOH) luôn luôn là số lẻ.
- C. Các amino axit đều tan trong nước.
-
D. Dung dịch amino axit không làm giấy quỳ đổi màu
- A. $X (HCOOCH_{2}NH_{2}), Y (CH_{3}COONH_{4}), Z (CH_{2}NH_{2}COOH)$
- B. $X (CH_{3}COONH_{4}), Y (HCOOCH_{2}NH_{2}), Z (CH_{2}NH_{2}COOH)$
- C. $X (CH_{3}COONH_{4}), Y (CH_{2}NH_{2}COOH), Z (HCOOCH_{2}NH_{2})$
-
D. $X (CH_{2}NH_{2}COOH), Y (CH_{3}CH_{2}NO_{2}), Z (CH_{3}COONH_{4})$
Câu 3: Chọn mệnh đề đúng khi nói về liên kết peptit.
- A. Các liên kết trong phân tử peptit đều là liên kết peptit.
-
B. Liên kết –CO–NH– giữa hai đơn vị amino axit trong phân tử peptit được gọi là liên kết peptit.
- C. Liên kết N–H trong phân tử peptit được gọi là liên kết peptit.
- D. Liên kết C=O trong phân tử peptit được gọi là liên kết peptit.
Câu 4: Hòa tan 30 gam glyxin trong 60 gam etanol rồi thêm từ từ 10 ml dung dịch $H_{2}SO_{4}$ đặc, sau đó nung nóng một thời gian. Để nguội, cho hỗn hợp vào nước lạnh, rồi trung hòa bằng $NH_{3}$ dư thu được một sản phẩm hữu cơ có khối lượng 32,96 gam. Hiệu suất của phản ứng là:
- A. 75%
-
B. 80%
- C. 85%
- D. 60%
Câu 5: Cho 3,0 gam hỗn hợp X gồm metylamin, trimetylamin phản ứng vừa đủ với 0,07 mol HCl, thu được m gam muối. Giá trị của m là
- A. 2,555
- B. 3,555
-
C. 5,555
-
D. 4,725
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ nào sau đây thu được sản phẩm có chứa $N_{2}$ ?
- A. xenlulozơ
-
B. protein
- C. chất béo
- D. tinh bột
Câu 7: Cho 24,25 gam muối $H_{2}NCH_{2}COONa$ tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl (dư), thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
- A. 33,38.
- B. 16,73.
-
C. 42,50.
-
D. 13,12.
Câu 8: Dung dịch nào sau đây làm phenolphtalein đổi màu ?
- A. glyxin
-
B. metylamin
- C. axit axetic
- D. alanin
Câu 9: Hỗn hợp X gồm 2 amino axit no (chi có nhóm chức -COOH và -$NH_{2}$ trong phân tử), trong đó tì lệ $m_{O} : m_{N}$ = 80 : 21. Để tác dụng vừa đủ với 7,66 gam hồn hợp X cần 60 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác, đốt cháy hòan toàn 7,66 gam hỗn hợp X cần 6,384 lít $O_{2}$ (đktc). Dần toàn bộ sản phẩm cháy ($CO_{2}, H_{2}O$, và $N_{2}$) vào nước vôi trong dư thì khối lượng kết tủa thu được là:
-
A. 26 gam.
- B. 30 gam.
- C. 40 gam.
- D. 20 gam.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là sai ?
-
A. Cho $Cu(OH)_{2}$ vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng.
- B. Dung dịch lysin làm xanh quỳ tím.
- C. Anilin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa trắng.
- D. Dung dịch glyxin không làm đổi màu quỳ tím.
Câu 11: Peptit có CTCT như sau: $H_{2}NCHCH_{3}CONHCH_{2}CONHCHCH(CH_{3})_{2}COOH$. Tên gọi đúng của peptit trên là
- A. Ala-Ala-Val.
-
B. Ala-Gly-Val.
- C. Gly-Ala-Gly.
- D. Gly-Val-Ala.
Câu 12: Sau khi đựng anilin, có thể chọn cách rửa nào sau đây để có dụng cụ thủy tinh sạch ?
- A. Rửa bằng nước sau đó tráng bằng dung dịch kiềm.
-
B. Rửa bằng dung dịch axit sau đó tráng bằng nước.
- C. Rửa bằng dung dịch kiềm sau đó tráng bằng nước.
- D. Rửa bằng nước sau đó tráng bằng dung dịch axit.
Câu 13: Cho amin X phản ứng với dung dịch HCl dư, thu được muối có phân tử khối bằng 95,5. Công thức của X là?
-
A. $C_{3}H_{9}N$
-
B. $C_{4}H_{9}N$
-
C. $C_{2}H_{8}N_{2}$
-
D. $CH_{6}N_{2}$
Câu 14: Tripeptit X có công thức sau: $H_{2}N–CH_{2}–CO–NH–CH(CH_{3})–CO–NH–CH(CH_{3})–COOH$. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X trong 400 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là :
- A. 28,6 gam.
- B. 22,2 gam.
-
C. 35,9 gam
-
D. 31,9 gam
-
A. 81,54
- B. 66,44
- C. 111,74
- D. 90,6
Câu 16: Cho m gam anilin vào lượng dư dung dịch brom, phản ứng kết thúc, thu được kết tủa trắng là dẫn xuất tribrom của anilin có khối lượng 6,6 gam. Trị số của m là:
- A. 0,93
- B. 1,395
-
C. 1,86
-
D. 2,325
Câu 17: A là một amin. A tác dụng với dung dịch HCl tạo muối có dạng $RNH_{3}Cl$. Cho 5,4 gam A tác dụng với lượng dư dung dịch $CuSO_{4}$, thu được muối hữu cơ và 5,88 gam kết tủa. A là:
- A. N-Propylamin
- B. Metylamin
- C. Đimetylamin
-
D. Etylamin
Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn 43,1 gam hỗn hợp X gồm axit đơn no hở (RCOOH), glyxin, alalin và Axit glutamic thu được 1,4 mol $CO_{2}$ và 1,45 mol $H_{2}O$. Mặt khác 43,1 gam X tác dụng vừa đủ với 0,3 mol HCl. Nếu cho 43,1 gam hỗn hợp X tác dụng với 0,7 mol NaOH trong dung dịch sau đó cô cạn thì thu được khối lượng chất rắn khan là :
- A. 58,5 gam
-
B. 60,3 gam
- C. 71,1 gam
- D. 56,3 gam
Câu 19: Phát biểu nào sau đây đúng ?
- A. Peptit là hợp chất tạo thành khi trùng ngưng một amino axit bất kỳ.
- B. Peptit là hợp chất tạo thành khi trùng ngưng tụ hai hay nhiều phân tử amino axit từ một amino axit ban đầu.
-
C. Peptit là hợp chất tạo thành khi trùng ngưng tụ hai hay nhiều phân tử amino axit.
-
D. Các phát biểu trên đều sai.
Câu 20: Hãy cho biết có bao nhiêu amin bậc 1 có chứa vòng benzen và có công thức phân tử là $C_{7}H_{9}N$?
- A. 5
-
B. 4
- C. 3
- D. 6
Câu 21: Thủy phân hết m gam tetrapeptit Gly-Gly-Gly-Gly (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 24 gam Gly, 26,4 gam Gly-Gly và 22,68 gam Gly-Gly-Gly. Giá trị của m là:
- A. 73,08.
- B. 133,32
-
C. 66,42
-
D. 61,56
Câu 22: Để tách phenol ra khỏi hh phenol, anilin, benzen, người ta cần dùng lần lượt các hóa chất nào sau đây (không kể các phương pháp vật lí)
-
A. NaOH, HCl.
-
B. $H_{2}O, CO_{2}$.
- C. $Br_{2}, HCl$.
- D. HCl, NaOH.
Câu 23: Amino axit X trong phân tử chỉ chứa hai loại nhóm chức. Cho 0,15 mol X tác dụng vừa đủ với 0,3 mol NaOH, thu được 26,55 gam muối, số nguyên tử hiđro trong phân tử X là:
- A.9.
- B. 6.
-
C.7.
-
D. 8.
Câu 24: Có 3 hóa chất sau đây: Etylamin, phenylamin và amoniac. Thứ tự tăng dần lực bazơ được sắp xếp theo dãy:
- A. Amoniac < etylamin < phenylamin.
- B. Etylamin < amoniac < phenylamin.
-
C. Phenylamin < amoniac < etylamin.
-
D. Phenylamin < etylamin < amoniac.