A - Kiến thức trọng tâm
1. Nhóm chức đặc trưng
Loại h/c |
Amin bậc 1 |
Aminoaxit |
Protein |
|
CTC |
R-NH2 |
C6H5NH2 |
H2N-CH(R)COOH |
…-NH-CH(Ri)-CO-. |
T/c hoá học |
||||
+H2O |
tạo dd bazơ |
- |
- |
- |
+HCl |
tạo muối |
tạo muối |
tạo muối |
tạo muối hoặc bị thuỷ phân khi đun nóng |
+NaOH |
- |
- |
tạo muối |
thuỷ phân khi đun nóng |
+ R1OH/ Khí HCl |
- |
- |
tạo este |
- |
+Br2(dd)/H2O |
- |
tạo kết tủa |
- |
- |
+ Trùng ngưng |
- |
- |
ω - ε - amino axit t.gia p/ư trùng ngưng |
- |
+ Cu(OH)2 |
- |
- |
- |
tạo hợp chất màu tím |
- Nhóm chức đặc trưng của amin bậc 1 là –NH2
- Nhóm chức đặc trưng của amino axit là –NH2, - COOH
- Nhóm chức đặc trưng của protein là –NH-CO-
2. Tính chất
- Amin có tính bazơ.
- Amino axit có tính chất của nhóm –NH2(bazơ) và –COOH(axit); tham gia phản ứng trùng ngưng.
- Protein có tính chất của nhóm peptit –CO- NH- ; tham gia phản ứng thuỷ phân; có phảnứng màu đặc trưng với HNO3 đặc và Cu(OH)2
Bài tập & Lời giải
Câu 1.(Trang 58/SGK)
Dung dịch chất nào dưới đây làm đổi màu quỳ tím thành xanh ?
A. C6H5NH2;
B. H2N-CH2-COOH;
C. CH3CH2CH2NH2;
D. H2N – CH(CH2–CH2–COOH)COOH
Xem lời giải
Câu 2.(Trang 58/SGK)
C2H5NH2 trong H2O không phản ứng với chất nào trong số các chất sau ?
A. HCl;
B. H2SO4;
C. NaOH;
D. Quỳ tím.
Xem lời giải
Câu 3.(Trang 58/SGK)
Viết các phương trình hóa học của phản ứng giữa tirozin HO–C6H4–CH2–CH(NH2)–COOH với các chất sau:
a) HCl;
b) Nước brom;
c) NaOH;
d) CH3OH/HCl (hơi bão hòa).
Xem lời giải
Câu 4.(Trang 58/SGK)
Trình bày phương pháp hóa học phân biệt dung dịch từng chất trong các nhóm sau:
a) CH3NH2, NH2-CH2-COOH, CH3COONa.
b) C6H5NH2, CH3-CH(NH2)-COOH, CH2OH-CHOH-CH2OH, CH3-CHO.
Xem lời giải
Câu 5.(Trang 58/SGK)
Cho 0,01 mol amino axit A tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch HCl 0,125M; sau đó đem cô cạn thì được 1,815 gam muối. Nếu trung hòa A bằng một lượng vừa đủ NaOH thì tỷ lệ mol giữa A và NaOH là 1 : 1.
a) Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của A, biết rằng phân tử của A có mạch cacbon không phân nhánh và A thuộc loại α-amino axit.
b) Viết công thức cấu tạo các đồng phân có thể có của A và gọi tên chúng theo danh pháp thay thế, khi
- Thay đổi vị trí nhóm amoni.
- Thay đổi cấu tạo gốc hiđrocacbon và nhóm amino vẫn ở vị trí α .