Câu 1: Cho 100ml dung dịch amino axit X nồng độ 0,4M tác dụng vừa đủ với 80ml dung dịch NaOH 0,5M, thu được dung dịch chứa 5 gam muối. Công thức của X là
- A. $NH_{2}C_{3}H_{5}(COOH)_{2}$
-
B. $NH_{2}C_{3}H_{6}COOH$
- C. $(NH_{2})_{2}C_{4}H_{7}COOH$
- D. $NH_{2}C_{2}H_{4}COOH$
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là sai?
- A. Anilin được điều chế trực tiếp từ nitrobenzen.
-
B. Anilin là một bazơ có khả năng làm quỳ tím hoá xanh.
- C. Anilin cho được kết tủa trắng với nước brom.
- D. Anilin có tính bazơ yếu hơn amoniac.
Câu 3: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử $C_{3}H_{7}O_{2}N$. Chất X tác dụng được với hỗn hợp Fe + HCl tạo ra một amin bậc I, mạch thẳng. Công thức cấu tạo của X là
-
A. $CH_{3}-CH_{2}-CH_{2}-NO_{2}$
- B. $CH_{2}=CH-COONH_{4}$
- C. $H_{2}N-CH_{2}-CH_{2}-COOH$
- D. $H_{2}N-CH_{2}-COOCH_{3}$
Câu 4:Anilin và phenol đều có phản ứng vớ
- A. dd NaOH
- B. dd HCl
- C. dd NaCl
-
D. nước Br2.
Câu 5: Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X thu được 8,4 lít khí $CO_{2}$, 1,4 lít khí $N_{2}$ (các khí đo ở đktc) và 10,125 gam $H_{2}O$. Công thức phân tử của X là
- A. $C_{3}H_{7}N$
-
B. $C_{3}H_{9}N$
- C. $C_{4}H_{9}N$
- D. $C_{2}H_{7}N$
Câu 6: Khi cho etylamin vào dung dịch $FeCl_{3}$ ,hiện tượng nào xảy ra có:
- A. khí bay ra
-
B. kết tủa màu đỏ nâu
- C. khí mùi khai bay ra
- D.Không hiện tượng gì.
Câu 7: Cho dãy các chất: $C_{6}H_{5}NH_{2}$ (anilin), $H_{2}NCH_{2}COOH$, $CH_{3}CH_{2}COOH$, $CH_{3}CH_{2}CH_{2}NH_{2}$, $C_{6}H_{5}OH$ (phenol). Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl là:
- A. 4.
- B. 2.
-
C. 3.
- D. 5.
Câu 8: Số đồng phân tripeptit tạo thành từ 1 phân tử glyxin và 2 phân tử alanin là
- A. 2.
-
B. 3.
- C. 5.
- D. 4.
Câu 9: Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 8,4 lít khí $CO_{2}$, 1,4 lit khí $N_{2}$ (đktc) và 10,125 gam $H_{2}O$. Công thức phân tử của X là
- A. $C_{3}H_{7}N$
- B. $C_{2}H_{7}N$
-
C. $C_{3}H_{9}N$
- D. $C_{4}H_{9}N$
Câu 10: Phân tích định lượng hợp chất hữu cơ X ta thấy tỉ lệ khối lượng giữa 4 nguyên tố C,H,O,N là mC:mH:mO:mN = 4,8 : 1 : 6,4 : 2,8. Tỉ khối hơi của X so với He bằng 18,75. Công thức phân tử của X là
-
A. $C_{2}H_{5}O_{2}N$
- B. $C_{3}H_{7}O_{2}N$
- C. $C_{4}H_{10}O_{4}N_{2}$
- D. $C_{2}H_{8}O_{2}N_{2}$
Câu 11: Cho 6,23 gam một hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử $C_{3}H_{7}O_{2}N$ phản ứng với 210 ml dung dịch KOH 0,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 9,87 gam chất rắn. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
- A. $H_{2}NCH_{2}CH_{2}COOH$
-
B. $H_{2}NCH_{2}COOHCH_{3}$
- C. $HCOOH_{3}NCH=CH_{2}$
- D. $CH_{2}=CHCOONH_{4}$
Câu 12: $C_{3}H_{9}N$ có bao nhiêu đồng phân amin?
- A. 2
- B. 3
-
C. 4
- D. 5
Câu 13: Thuỷ phân hoàn toàn 0,1 mol peptit A mạch hở (A tạo bởi các amino axit có 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxylic) bằng một lượng dung dịch NaOH gấp ba lần lượng cần dùng. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn tăng so với khối lượng của A là 58,2 gam. Số liên kết peptit trong A là
- A. 14
- B. 15
- C. 4
-
D. 5
Câu 14: Hợp chất thơm X có công thức phân tử $C_{6}H_{8}N_{2}O_{3}$. Cho 28,08 gam X tác dụng với 200 ml dung dịch KOH 2M sau phản ứng thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
- A. 21,5
- B. 38,8
-
C. 30,5
- D. 18,1
Câu 15:Nhận biết ba dung dịch chứa ba chất glixin, metylamin, axit axêtic người ta dùng:
-
A . Quỳ tím
- B . Dung dịch NaOH
- C . Dung dịch HCl
- D . Tất cả đều đúng.
Câu 16:Dãy gồm các chất đều làm giấy quì tím ẩm chuyển sang màu xanh là:
- A. anilin, metyl amin, amoniac.
- B. amoni clorua metyl amin natri hiđroxit.
-
C. anilin amoniac natri hiđroxit.
- D. metyl amin, amoniac, natri axetat.
Câu 17: Hợp chất hữu cơ A có công thức phân tử $C_{3}H_{9}NO_{2}$. Cho A tác dụng với dung dịch NaOH thu được muối B và khí C làm xanh quì tím ẩm. Nung B với vôi tôi xút thu được một hidrocacbon có khối lượng phân tử nhỏ nhất. Phần trăm theo khối lượng cacbon trong chất C là
- A. 26,67%
- B. 53,33%
-
C. 38,71%
- D. 33,33%
Câu 18: Hợp chất hữu cơ A chứa các nguyên tố C, H, O trong đó N chiếm 15,73% về thể tích về khối lượng. Chất A tác dụng được với NaoH và HCl và đều theo tỉ lệ 1:1 về số mol. Chất A có sẵn trong tự nhiên và tồn tại ở trạng thái rắn. Công thức cấu tạo của A có thể là
-
A. $NH_{2}CH_{2}CH_{2}COOH$
- B. $CH_{2}=CHCOONH_{4}$
- C. HCOOCH_{2}CH_{2}NH_{2}
- D. $NH_{2}CH_{2}COOHCH_{3}$
Câu 19: Điều khẳng định nào sau đây là đúng?
- A. Các amin đều có tính bazơ vì thế dung dịch của chúng đều làm quì tím hóa xanh.
- B. Các amino axit đều có tính lưỡng tính nên dung dịch của chúng không làm đổi màu quì tím.
- C. Các peptit đều cho được phản ứng màu biure.
-
D. $CH3 -CH(NH_{2})COOH$ có tên thay thế là α-aminopropanoic.
Câu 20: Amino axit X chứa 1 nhóm -COOH và 2 nhóm -$NH_{2}$. Cho 0,1 mol X tác dụng hết với 270 ml dung dịch NaOH 0,5M cô cạn dung dịch thu được 15,4 gam chất rắn. Công thức phân tử có thể có của X là
-
A. $C_{4}H_{10}N_{2}O_{2}$
- B. $C_{5}H_{12}N_{2}O_{2}$
- C. $C_{5}H_{10}NO_{2}$
- D. $C_{3}H_{9}NO_{4}$