Trắc nghiệm hóa học 12 bài 35:Đồng và hợp chất của đồng (P1)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học bài 35:Đồng và hợp chất của đồng. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Cu (Z = 29), cấu hình electron nguyên tử của đồng là

  • A. 1s² 2s² 2p6 3s² 3p6 3d9 4s².         
  • B. 1s² 2s² 2p6 3s² 3p6 3d10 4s1.
  • C. 1s² 2s² 2p6 3s² 3p6 3d8 4s³.        
  • D. 1s² 2s² 2p6 3s² 3p6 3d10 4s².

Câu 2: Đem nung m gam $Cu(NO_{3})_{2}$ đến khi khối lượng không đổi, rồi cân thấy khối lượng chất rắn giảm 0,54g. Giá trị của m là

  • A. 0,50g.
  • B. 0,49g.
  • C. 9,40g.
  • D. 0,94g.

Câu 3: Đồng thau là hợp kim

  • A. Cu – Zn         
  • B. Cu – Ni           
  • C. Cu – Sn          
  • D. Cu – Au

Câu 4: Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu vào dung dịch HCl dư, sinh ra 3,36 lít khí (ở đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X trên vào lượng dư axit nitric đặc, nguội, sinh ra 6,72 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m là

  • A. 10,5             
  • B. 11,5            
  • C. 12,3              
  • D. 15,6

Câu 5: Cho 3,2 gam bột Cu tác dụng với 100 ml dung dịch gồm HNO3 0,8M và H2SO4 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là

  • A. 1,792          
  • B. 0,746            
  • C. 0,672             
  • D. 0,448

Câu 6: Nhúng một thanh sắt nặng 100 gam vào 100 ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 0,2M và AgNO3 0,2M. Sau một thời gian lấy thanh kim loại ra, rửa sạch làm khô cân được 101,72 gam. Giả thiết các kim loại tạo thành đều bám hết vào thanh sắt. Khối lượng sắt đã phản ứng là

  • A. 0,84 g          

  • B. 1,72 g           

  • C. 2,16 g             

  • D. 1,40 g

Câu 7: Hai kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là

  • A. Cu; Ag.
  • B. Na; Fe.
  • C. Al; Mg.
  • D. Mg; Zn.

Câu 8: Cho các phản ứng sau:

(1) $Cu_{2}O + Cu_{2}S \overset{t^{\circ}}{\rightarrow}$

(2) $CuO + H_{2}S \rightarrow $

(3) $CuO + CO \overset{t^{\circ}}{\rightarrow}$

(4) $CuO + NH_{3}\overset{t^{\circ}}{\rightarrow}$

Số phản ứng tạo ra kim loại Cu là

  • A. 2.
  • B. 4.
  • C. 3.
  • D. 1.

Câu 9: Tổng hệ số là các số nguyên, tối giản của tất cả các chất trong phương trình phản ứng giữa Cu với dung dịch $HNO_{3}$ đặc, nóng là

  • A. 8
  • B. 10
  • C. 11
  • D. 9

Câu 10: Điện phân có màng ngăn 500 ml dung dịch gồm $CuCl_{2}$ 0,1M và NaCl 0,5M (điện cực trơ, hiệu suất điện phân 100%) với cường độ dòng điện 5A trong 3860 giây. Dung dịch thu được sau điện phân có khả năng hòa tan m gam Al. Giá trị lớn nhất của m là

  • A. 4,05.
  • B. 1,35.
  • C. 5,40.
  • D. 2,70.

Câu 11: Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng với oxi dư thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là

  • A. 57 ml.
  • B. 50 ml.
  • C. 75 ml.
  • D. 90 ml.

Câu 12: Cho một lượng bột Zn vào dung dịch X gồm $FeCl_{2}$ và $CuCl_{2}$. Khối lượng chất rắn sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn nhỏ hơn khối lượng bột Zn ban đầu là 0,5 gam. Cô cạn phần dung dịch sau phản ứng thu được 13,6 gam muối khan. Tổng khối lượng các muối trong X là

  • A. 19,5 g
  • B. 17,0 g
  • C. 13,1 g
  • D. 14,1 g

Câu 13: Nhúng một lá kim loại M chỉ có hóa trị II trong hợp chất, có khối lượng 50 gam vào 200 ml dung dịch $AgNO_{3}$ 1M cho đến khi phản ứng hoàn toàn. Lọc dung dịch, đem cô cạn thu được 18,8 gam muối khan. Kim loại M là

  • A. Ba
  • B. Cu
  • C. Zn
  • D. Fe

Câu 14: Cho suất điện động chuẩn của các pin điện hóa sau: E° (Zn – Cu) = 1,1 V; E° (Cu – Ag) = 0,46 V. Biết thế điện cực chuẩn E° ($Ag^{+}$ / Ag) = +0,8V. Thế diện cực chuẩn của $Zn^{2+}$ /Zn và $Cu^{2+}$ /Cu có giá trị lần lượt là

  • A. –1,56 V và +0,64 V
  • B. –1,46 V và –0,34 V
  • C. –0,76 V và +0,34 V
  • D. +1,56 V và +0,64 V

Câu 15: Cho 5,6g gồm Mg và Cu tác dụng với 400 ml dung dịch $AgNO_{3}$ 1,0M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 32,4 gam chất rắn A và dung dịch B. Khối lượng của Mg và Cu trong hỗn hợp đầu lần lượt là

  • A. 2,6 g và 3,0 g
  • B. 4,15g và 1,45g
  • C. 3,52g và 2,08g
  • D. Đáp án khác

Câu 16: Sau một thời gian điện phân 500 ml dung dịch $CuSO_{4}$ thu được 1,344 lít khí (đktc) thoát ra ở anot. Ngâm thanh Al đã đánh sạch trong dung dịch sau điện phân thấy khối lượng thanh Al tăng 6,12 g. Nồng độ mol của dung dịch $CuSO_{4}$ ban đầu là

  • A. 0,553M
  • B. 0,60M
  • C. 0,506M
  • D. 0,65M

Câu 17: Trường hợp xảy ra phản ứng là

  • A. Cu + Pb(NO3)2.    
  • B. Cu + HCl loãng     
  • C. Cu + HCl + O2.       
  • D. Cu + H2SO4 loãng.

Câu 18: Cho 2,24g bột Fe vào 100ml dung dịch gồm $AgNO_{3}$ 0,1M và $Cu(NO_{3})_{2}$ 0,5M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được m gam chất rắn A và dung dịch B. Giá trị của m là

  • A. 3,32g
  • B. 0,84g
  • C. 4,48g
  • D. 0,48g

Câu 19: Cho 2,72g hỗn hợp Cu và CuO hòa tan hoàn toàn vào dung dịch $HNO_{3}$ loãng, thấy thoát ra 448 ml (đktc) khí không tan trong nước. Cũng lượng Cu và CuO như vậy hòa tan trong vừa đủ V ml dung dịch $H_{2}SO_{4}$ 98% (D = 1,84g/ml). Giá trị của V là

  • A. 4,2 lít
  • B. 3,9 lít.
  • C. 5,4 lít
  • D. 4,4 lít

Câu 20: Nhúng thanh graphit phủ kim loại A có hóa trị 2 vào dung dịch $CuSO_{4}$ dư. Sau phản ứng thanh graphit giảm 0,04 gam. Tiếp tục nhúng thanh này vào dung dịch $AgNO_{3}$ dư. Khi phản ứng kết thúc khối lượng thanh giảm 6,08g so với sau khi nhúng vào $CuSO_{4}$. Kim loại A là

  • A. Sn
  • B. Cd
  • C. Zn
  • D. Fe

Câu 21: Hòa tan hoàn toàn 7,32 gam hỗn hợp gồm 5,4 gam Ag và Cu vào dung dịch $HNO_{3}$ đặc thu được hỗn hợp khí X gồm NO và $NO_{2}$ có tỷ lệ số mol tương ứng là 2 : 3. Thể tích hỗn hợp khí X ở đktc là

  • A. 2,737 lít

  • B. 1,369 lít
  • C. 2,224 lít

  • D. 3,374 lít

Câu 22: Nung 44 gam hỗn hợp X gồm Cu và $Cu(NO_{3})_{2}$ trong bình kín cho đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Y. Hòa tan hết Y cần vừa đủ 600 ml dung dịch $H_{2}SO_{4}$ 0,5M. Khối lượng Cu và $Cu(NO_{3})_{2}$ có trong hỗn hợp X lần lượt là

  • A. 6,4 g; 37,6 g
  • B. 9,6 g; 34,4 g
  • C. 8,8 g; 35,2 g
  • D. 12,4 g; 31,6 g

Câu 23: Hòa tan 3 gam hợp kim Cu – Ag bằng dung dịch $HNO_{3}$ dư tạo ra 7,34 gam hỗn hợp hai muối nitrat tương ứng. Phần trăm khối lượng của Cu trong hợp kim là

  • A. 32%
  • B. 64%
  • C. 50%
  • D. 60%

Câu 24: Điện phân dung dịch $Cu(NO_{3})_{2}$ với cường độ dòng điện 9,65A đến khi bắt đầu có khí tạo ra ở catot thì dừng lại. Thời gian điện phân la 40 phút. Khối lượng Cu sinh ra là

  • A. 7,68g
  • B. 8,67g
  • C. 6,40g
  • D. 3,20g

Xem thêm các bài Trắc nghiệm hóa học 12, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm hóa học 12 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 12.

TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 12

HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: ESTE. LIPIT

CHƯƠNG 2: CACBOHIĐRAT

CHƯƠNG 3: AMIN. AMINOAXIT VÀ PROTEIN

CHƯƠNG 4: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME

CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI

CHƯƠNG 6: KIM LOẠI KIỀM, KIỀM THỔ, NHÔM

CHƯƠNG 7: SẮT VÀ MỘT SỐ KIM LOẠI QUAN TRỌNG

CHƯƠNG 8: PHÂN BIỆT MỘT SỐ CHẤT VÔ CƠ

CHƯƠNG 9: HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG

Xem Thêm

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.