NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Cho 5,9 gam amin đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, tạo ra 9,55 gam muối, số công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử của X là
- A. 5.
-
B. 4.
- C. 3.
- D.2.
Câu 2: Ứng với công thức $C_{5}H_{13}N$ có số đồng phân amin bậc 3 là?
- A. 6.
- B. 5.
-
C. 3.
-
D. 4.
Câu 3: Trong các amin sau: (A) CH3CH(CH3)NH2 ; (B) H2NCH2CH2NH2 ; (D) CH3CH2CH2NHCH3 Chọn các amin bậc 1 và gọi tên của chúng
- A. Chỉ có A : propylamin.
-
B. A và B ; A : isopropylamin ; B : 1,2-etanđiamin.
- C. Chỉ có D : metyl-n-propylamin.
- D. Chỉ có B : 1,2- điaminopropan
Câu 4: Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 1,344 lít khí CO2, 0, 24 lít khí $N_{2}$ (các thể tích khí đo ở đktc) và 1,62 gam $H_{2}O$. Công thức của X là
- A. $C_{4}H_{9}N$.
- B. $C_{3}H_{7}N$.
- C.$C_{2}H_{7}N$.
-
D. $C_{3}H_{9}N$.
Câu 5: Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử $C_{2}H_{8}O_{3}N_{2}$ tác dụng với dung dịch NaOH, thu được chất hữu cơ đơn chức Y và các chất vô cơ. Phân tử khối của Y là.
- A. 85.
- B. 68.
-
C. 45.
-
D. 46.
Câu 6: Amin nào sau đây tồn tại ở trạng thái khí ở điều kiện thường?
- A. anilin.
- B. isopropylamin
- C. butyl amin.
-
D. trimetylamin
- A. Nồng độ của ion CH3NH3+ bằng 0,1M.
- B. Dung dịch X có pH = 13.
- C. Dung dịch X có pH lớn hơn 13.
-
D. Nồng độ của ion CH3NH3+ nhỏ hơn 0,1.
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 100 ml hỗn hợp khí X gồm trimetylamin và hai hiđrocacbon đồng đẳng kế tiếp bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 750 ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dần toàn bộ Y đi qua dung dịch $H_{2}SO_{4}$ đặc (dư). Thể tích còn khí lại là 350 ml. Các thể tích khí và hơi đo cùng điều kiện. Hai hiđrocacbon đó là
- A. $C_{2}H_{4}$ và $C_{3}H_{6}$.
-
B. $C_{3}H_{6}$ và $C_{4}H_{8}$.
- C. $C_{2}H_{6}$ và $C_{3}H_{8}$.
- D. $C_{3}H_{8}$ và $C_{4}H_{10}$.
Câu 9: Cho 8,3 gam hỗn hợp gồm 2 amin no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch HCl x mol/l, thu được dung dịch chứa 15,6 gam hỗn hợp muối. Giá trị của x là:
- A. 0,5
- B. 1,5.
- C. 2,0.
-
D. 1,0.
Câu 10: Chất nào có lực bazơ mạnh nhất?
- A. CH3-NH2
- B. (CH3)2-CH-NH2
- C. CH3-NH-CH3
-
D. (CH3)3-N
Câu 11: Metylamin có thể được coi là dẫn xuất của?
-
A. Metan.
- B. Amoniac.
- C. Benzen.
- D. Nitơ.
Câu 12: Số đồng phân amin bậc một ứng với công thức phân tử C4H11N là?
- A. 2.
- B. 5.
- C. 3.
-
D. 4.
Câu 13: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất CH3CH(CH3)NH2?
- A. metyletylamin.
- B. etylmetylamin.
- C. isopropanamin.
-
D. isopropylamin.
Câu 14: Ancol và amin nào sau đây cùng bậc?
- A. (CH3)3COH và (CH3)2NH.
- B. CH3CH(NH2)CH3 và CH3CH(OH)CH3.
- C. (CH3)2NH và CH3OH.
-
D. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNHCH3.
Câu 15: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất C6H5CH2NH2
- A. phenylamin.
-
B. benzylamin.
- C. anilin.
- D. phenylmetylamin.
Câu 16: Trung hòa hòàn toàn 12 gam một amin (bậc một, mạch cacbon không phân nhánh) bằng axit HCl, tạo ra 26,6 gam muối. Amin có công thức là
- A. $H_{2}NCH_{2}CH_{2}CH_{2}NH_{2}$.
- B. $CH_{3}CH_{2}CH_{2}NH_{2}$.
- C. $H_{2}NCH_{2}NH_{2}$.
-
D. $H_{2}NCH_{2}CH_{2}NH_{2}$.
Câu 17: Đều khẳng định nào sau đây luôn luôn đúng?
- A. Phân tử khối của một amin đơn chức luôn là số lẻ.
- B. Phân tử khối của một amin đơn chức luôn là số chẵn.
- C. Đốt cháy hết a mol amin bất kì luôn thu được tối thiểu a/2 mol N2 (phản ứng cháy chỉ cho N2)
-
D. A và C đúng.
Câu 18: Phát biểu nào sau đây là sai?
- A. Anilin được điều chế trực tiếp từ nitrobenzen.
-
B. Anilin là một bazơ có khả năng làm quỳ tím hoá xanh.
- C. Anilin cho được kết tủa trắng với nước brom.
- D. Anilin có tính bazơ yếu hơn amoniac.
Câu 19: Amin có %N về khối lượng là 15,05% là?
- A. (CH3)2NH.
- B. C2H5NH2.
- C. (CH3)3N.
-
D. C6H5NH2.
Câu 20: Ở điều kiện thường, amin X là chất lỏng, dễ bị oxi hoá khi để ngoài không khí. Dung dịch X không làm đổi màu quỳ tím nhưng tác dụng với nước brom tạo kết tủa trắng. Amin nào sau đây thoả mãn tính chất của X ?
- A. đimetylamin
- B. benzylamin
- C. metylamin
-
D. anilin