Câu 1: Hỗn hợp X gồm hai kim loại A, B có hoá trị không đổi, không tan trong nước, đứng trước đồng trong dãy điện hoá. Lấy m gam X cho tan vào dung dịch $CuSO_{4}$ dư, toàn bộ lượng Cu thu được cho tan vào trong $HNO_{3}$ dư nhận được 1,12 lít khí NO (duy nhất ở đktc). Lấy m gam X phản ứng với $HNO_{3}$ dư thu được V lít khí $N_{2}$ (duy nhất ở đktc). Giá trị của V là:
- A. 0,224 lít
-
B. 0,336 lít
- C. 0,448 lít
- D. 0,672 lít
Câu 2: Cho 500ml dung dịch A chứa $Cu(NO_{3})_{2}$ và $Al(NO_{3})_{3}$ tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy xuất hiện 9,8 gam kết tủa. Mặt khác khi cho 500ml dung dịch A tác dụng với dung dịch $NH_{3}$ dư thì thấy tạo ra 15,6 gam kết tủa. Nồng độ của $Cu(NO_{3})_{2}$ và $Al(NO_{3})_{3}$ trong dung dịch A lần lượt là:
- A. 0,2M và 0,15M
- B. 0,59M và 0,125M
-
C. 0,2M và 0,4M
- D. 0,4M và 0,2M
Câu 3: Cho các phát biểu sau:
(a) Các kim loại kiềm đều tan tốt trong nước.
(b) Các kim loại Mg, Fe, K và Al chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy.
(c) Các kim loại Mg, K và Fe đều khử được ion Ag+ trong dung dịch thành Ag.
(d) Khi cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư thu được kim loại Fe.
Số phát biểu đúng là:
- A. 2
- B. 4
-
C. 1
- D. 3
Câu 4: Khi lấy 14,25 gam muối clorua của một kim loại M chỉ có hoá trị II và một lượng muối nitrat của M với số mol như nhau thì thấy khối lượng khác nhau là 7,95 gam. Công thức của 2 muối là:
-
A. $MgCl_{2}, Mg(NO_{3})_{2}$
- B. $CaCl_{2}, Ca(NO_{3})_{2}$
- C. $ZnCl_{2}, Zn(NO_{3})_{2}$
- D. $CuCl_{2}, Cu(NO_{3})_{2}$
Câu 5: Trộn 0,54 g bột Al với hỗn hợp bột $Fe_{2}O_{3}$ và CuO rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp rắn A. Hoà tan A trong dung dịch $HNO_{3}$ thu được 0,896 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm NO và $NO_{2}$. Tỷ khối của X so với $H_{2}$ là:
- A. 19
-
B. 21
- C. 17
- D. 38
Câu 6: Cho 20 gam bột Fe vào dung dịch $HNO_{3}$ và khuấy đến khi phản ứng xong thu V lít khí NO (đkc) và còn 3,2 gam kim lọai. Giá trị của V là
- A. 2,24 lít
-
B. 4,48 lít
- C. 6,72 lít
- D. 5,6 lít
Câu 7: Cho 6,72 gam Fe vào 400 ml dung dịch $HNO_{3}$ 1M, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hoà tan tối đa m gam Cu. Giá trị của m là:
-
A. 1,92 gam
- B. 3,20 gam
- C. 0,64 gam
- D. 3,84 gam
Câu 8: Nung một mẫu thép thường có khối lượng 50g trong oxi dư thì thu được 0,196 lít $CO_{2}$ ở 0 độ C và 4 atm. Thành phần phầm trăm của C trong mẫu thép là
- A. 0,48%
- B. 0,38%
-
C. 0,84%
- D. 3,08%
Câu 9: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,12 mol $FeS_{2}$ và a mol $Cu_{2}S$ vào axit $HNO_{3}$ (vừa đủ thu được dung dịch X chỉ chứa muối sunfat và khí duy nhất NO. Giá trị của a là:
- A. 0,04
- B. 0,075
- C. 0,12
-
D. 0,06
Câu 10: Cho 4,32 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu tác dụng hết với oxi dư thu được 5,6 gam chất rắn Y. Thể tích khí $H_{2}$ (đktc) cần để khử hết Y là:
- A. 0,896 lít
- B. 1,120 lít
- C. 2,240 lít
-
D. 1,792 lít
Câu 11: Thêm bột sắt (dư) vào các dung dịch riêng biệt sau: $FeCl_{3}, AlCl_{3}, CuSO_{4}, Pb(NO_{3})_{2}, NaCl, HCl, HNO_{3}$ (loãng), H2SO4 (đặc nóng). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số trường hợp phản ứng tạo ra muối Fe(II) là
- A. 4
- B. 5
-
C. 6
- D. 7
Câu 12: Hoà tan hết 3,44 gam hỗn hợp X gồm Fe và $Fe_{3}O_{4}$ bằng dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng hết với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa, lọc tách kết tủa và nung đến khối lượng không đổi thu được 4 gam chất rắn. Phần trăm khối lượng Fe trong X là:
A. 35,26%
B. 58,00%
C. 32,56%
D. 28,00%
Câu 13: Cho m gam hỗn hợp gồm Mg, Fe tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được dung dịch A và V lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch A thu được 22,2 gam muối khan. Giá trị của V là:
-
A. 4,48 lít
- B. 2,24 lít
- C. 3,36 lít
- D. 1,12 lít
Câu 14: Cho 10 gam hỗn hợp Fe và Cu (trong đó Cu chiếm 10% về khối lượng) vào dung dịch $HNO_{3}$. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 1,6g chất rắn, dung dịch Y và 2,24 lít (đktc) khí NO duy nhất. Lượng muối trong dung dịch Y là:
- A. 24,2 gam
-
B. 27 gam
- C. 37 gam
- D. 22,4 gam
Câu 15: Cho m gam Fe vào 1 lít dung dịch $Fe(NO_{3})_{3}$ 0,1M và $Cu(NO_{3})_{2}$ 0,5M, sau khi kết thúc phản ứng thu được m gam kim loại. Số mol Fe đã phản ứng là:
- A. 0,2
- B. 0,35
- C. 0,55
-
D. 0,4
Câu 16: Cho 6,72 gam Fe vào 400 ml dung dịch $HNO_{3}$ 1M, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hoà tan tối đa m gam Cu. Giá trị của m là
-
A. 1,92
- B. 3,20
- C. 0,64
- D. 3,84
Câu 17: X là một hợp chất của Zn thường được dùng trong y học, với tác dụng làm thuốc giảm đau dây thần kinh, chữa bệnh eczema, bệnh ngứa,.... Chất X là
- A. $Zn(NO_{3})_{2}$
- B. $ZnSO_{4}$
-
C. ZnO
- D. $Zn(OH)_{2}$
Câu 18: Cho 66,2 gam hỗn hợp X gồm $Fe_{3}O_{4}$, $Fe(NO_{3})_{2}$, Al tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 3,1 mol $KHSO_{4}$ loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chứa 466,6g muối sunfat trung hoà và 10,08 lít khí Z (đktc) gồm 2 khí trong đó có 1 khí hoá nâu trong không khí. Biết tỉ khối của Z so với He là 23/18. Phần trăm khối lượng Al trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây?
-
A. 15
- B. 20
- C. 25
- D. 30
Câu 19: Cho các ion kim loại: Zn2+, Sn2+, Ni2+, Fe2+, Pb2+. Thứ tự tính oxi hoá giảm dần là
- A. $Pb^{2+} > Sn^{2+} > Fe^{2+} > Ni^{2+} > Zn^{2+}$
- B. $Sn^{2+} > Ni^{2+} > Zn^{2+} > Pb^{2+} > Fe^{2+}$
- C. $Zn^{2+} > Sn^{2+} > Ni^{2+} > Fe^{2+} > Pb^{2+}$
-
D. $Pb^{2+} > Sn^{2+} > Ni^{2+} > Fe^{2+} > Zn^{2+}$
Câu 20: Thể tích dung dịch $HNO_{3}$ 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu là (biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO)
- A. 1,0 lít
- B. 0,6 lít
-
C. 0,8 lít
- D. 1,2 lít