Trắc nghiệm hoá 12 chương 4: Polime và vật liệu polime (P1)

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm hóa học 12 chương 4: Polime và vật liệu polime (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Dãy nào sau đây gồm các polime nhân tạo?

  • A. Tơ visco, tơ axetat, xenlulozo trinitrat
  • B. Xenlulozo, tinh bột, tơ tằm
  • C. Tơ lapsan, PVA, thuỷ tinh hữu cơ
  • D. Tơ nilon-6,6; bông, tinh bột, tơ capron

Câu 2: Đun nóng fomandehit với phenol dư có axit làm xúc tác thu được polime có cấu trúc:

  • A. Mạch phân nhánh
  • B. Mạch không phân nhánh
  • C. Không xác định được
  • D. Mạng lưới không gian

Câu 3: Khối lượng của một đoạn mạch tơ nilon-6,6 là 27346u và của một đoạn mạch tơ capron là 17176u. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch nilon-6,6 và capron nêu trên lần lượt là

  • A. 113 và 152
  • B. 113 và 114
  • C. 121 và 152
  • D. 121 và 114

Câu 4: Nhận định đúng là:

  • A. Cao su là polime thiên nhiên của isoprene
  • B. Sợi xenlulozơ có thể bị đepolime hóa khi bị đun nóng
  • C. Monome là mắt xích cơ bản trong phân tử polime
  • D. Polime là những hợp chất có phân tử khối rất lớn, do nhiều đơn vị nhỏ (mắt xích) liên kết với nhau tạo nên

Câu 5: Tơ nitron (olon) là sản phẩm trùng hợp của monome nào sau đây?

  • A. $CH_{2}C(CH_{3})-COOCH_{3}$
  • B. $CH_{3}COOCH=CH_{2}$
  • C. $CH_{2}=CH-CN$
  • D. $CH_{2}=CH-CH=CH_{2}$

Câu 6: Polime có cấu trúc mạng không gian (mạng lưới) là:

  • A. nhựa bakelit    
  • B. amilopectin   
  • C. PVC 
  • D. PE

Câu 7: Cho các polime sau: cao su lưu hoá, poli vinylclorua, thuỷ tinh hữu cơ, glicogen, poloietilen, amilozo, nhựa rezol. Số polime có cấu trúc mạch polime không phân nhánh là:

  • A. 6
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 8: Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna – S là:

  • A. $CH_{2}=C(CH3)–CH=CH_{2}$, $C_{6}H_{5}CH=CH_{2}$
  • B. $CH_{2}=CH–CH=CH_{2}$ , C_{6}H_{5}CH=CH_{2}$
  • C. $CH_{2}=CH–CH=CH_{2}$ , lưu huỳnh
  • D. $CH_{2}=CH–CH=CH_{2}$ , $CH_{3}–CH=CH_{2}$

Câu 9: Tơ nilon-6 thuộc loại:

  • A. tơ nhân tạo    
  • B. tơ thiên nhiên    
  • C. tơ polieste    
  • D. tơ poliamit

Câu 10: Polime được trùng hợp từ etilen. Hỏi 280g polietilen đã được trùng hợp từ tối thiểu bao nhiêu phân tử etilen?

  • A. $3,01.10^{24}$
  • B. $6,02.10^{24}$
  • C. $6,02.10^{23}$
  • D. $3,01.10^{23}$

Câu 11: Chất nào dưới đây không tham gia phản ứng trùng hợp?

  • A. axetilen
  • B. isopren
  • C. stiren
  • D. xilen

Câu 12: Trong các polime có cùng số mắt xích sau đây, polime nào có khối lượng phân tử lớn nhất?

  • A. Poli (vinyl axetat)    
  • B. Tơ capron   
  • C. Thuỷ tinh hữu cơ   
  • D. Polistiren

Câu 13: Trùng hợp hoàn toàn 16,8 gam etilen thu được polietilen (PE). Số mắt xích -$CH_{2}-CH_{2}$- có trong lượng PE trên là

  • A. $3,614.10^{23}$
  • B. $3,720.10^{23}$
  • C. $12,460.10^{23}$
  • D. $4,140.10^{22}$

Câu 14: Trùng hợp m tấn etilen thu được 1 tấn polietilen (PE) với hiệu suất phản ứng bằng 80%. Giá trị của m là:

  • A. 1,80
  • B. 2,00
  • C. 0,80
  • D. 1,25

Câu 15: Trong số các loại to sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon -6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang; những loại tơ thuộc loại tơ nhân tạo là:

  • A. tơ tằm và tơ enang
  • B. tơ visco và tơ nilon -6,6
  • C. tơ nilon -6,6 và tơ capron
  • D. tơ visco và tơ axetat

Câu 16 : Trùng hợp hoàn toàn vinyl clorua thu được PVC có khối lượng phân tử $7,525.10^{22}$u. Số mắt xích -$CH_{2}-CHCl$- có trong PVC nói trên là

  • A. $12,04.10^{21}$
  • B. $12,04.10^{22}$
  • C. $12,04.10^{20}$
  • D. $12,04.10^{23}$

Câu 17: Nhựa phenol fomanđehit được tổng hợp bằng phương pháp đun nóng phenol với:

  • A. CH3COOH trong môi trường axit
  • B. HCHO trong môi trường axit
  • C. HCOOH trong môi trường axit
  • D. CH3CHO trong môi trường axit

Câu 18: Trong số các polime sau: tơ nhện, xenlulozơ, sợi capron, nhựa phenol-fomanđehit, poliisopren, len lông cừu, poli (vinyl axetat). Số chất không bền, bị cắt mạch polime khi tiếp xúc với dung dịch kiềm là

  • A. 3    
  • B. 4    
  • C. 5    
  • D. 2

Câu 19: Từ 15kg metyl metacrylat có thể điều chế được bao nhiêu gam thuỷ tinh hữu cơ có hiệu suất 90%?

  • A. 13500n g
  • B. 13500 g
  • C. 15000n g
  • D. 15000 g

Câu 20: Polime không có nhiệt độ nóng chảy cố định vì

  • A. có lẫn tạp chất
  • B. có liên kết cộng hóa trị không phân cực
  • C. là tập hợp nhiều loại phân tử, có cấu tạo mắt xích như nhau nhưng số lượng mắt xích trong phân tử khác nhau
  • D. có khối lượng phân tử rất lớn và cấu trúc phân tử phức tạp

Xem thêm các bài Trắc nghiệm hóa học 12, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm hóa học 12 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 12.

TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 12

HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: ESTE. LIPIT

CHƯƠNG 2: CACBOHIĐRAT

CHƯƠNG 3: AMIN. AMINOAXIT VÀ PROTEIN

CHƯƠNG 4: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME

CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI

CHƯƠNG 6: KIM LOẠI KIỀM, KIỀM THỔ, NHÔM

CHƯƠNG 7: SẮT VÀ MỘT SỐ KIM LOẠI QUAN TRỌNG

CHƯƠNG 8: PHÂN BIỆT MỘT SỐ CHẤT VÔ CƠ

CHƯƠNG 9: HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG

Xem Thêm

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.