Trắc nghiệm hoá 12 chương 7: Sắt và một số kim loại quan trọng (P4)

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm hóa học 12 chương 7: Một số kim loại chuyển tiếp (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Hòa tan hỗn hợp gồm Fe và Cu vào dung dịch $HNO_{3}$ loãng, sau phản ứng thu được chất rắn và dung dịch. Vậy trong dung dịch có các muối là:

  • A. $Cu(NO3)_{2}$
  • B. $Fe(NO3)_{2}, Cu(NO3)_{2}$
  • C. $Fe(NO3)3, Cu(NO3)_{2}$
  • D. $Cu(NO_{3})_{2}, Fe(NO_{3})_{2}, HNO_{3}$

Câu 2: Nung m gam hỗn hợp A gồm Al, $Fe_{2}O_{3}$ trong điều kiện không có oxi thu được hỗn hợp B (H=100%). Chia B thành hai phần bằng nhau. Hoà tan phần I trong $H_{2}SO_{4}$ loãng, dư thu được 1,12 lít khí (đktc). Hoà tan phần II trong dung dịch NaOH dư thì khối lượng chất không tan là 4,4g. Giá trị m là:

  • A. 10,7
  • B. 8,3
  • C. 13,9
  • D. 16,6

Câu 3: Hoà tan hoàn toàn một lượng bột Fe vào dung dịch $HNO_{3}$ loãng, dư thu được hỗn hợp khí gồm 0,015 mol $N_{2}O$ và 0,01 mol NO. Lượng Fe đã dùng là:

  • A. 0,56
  • B. 0,84
  • C. 2,80
  • D. 1,40

Câu 4: Nhỏ từ từ đến dư dung dịch FeSO4 đã được axit hóa bằng $H_{2}SO_{4}$ vào dung dịch $KMnO_{4}$. Hiện tượng quan sát được là

  • A. dung dịch màu tím hồng bị nhạt dần rồi chuyển sang màu vàng
  • B. dung dịch màu tím hồng bị nhạt dần đến không màu
  • C. dung dịch màu tím hồng bị chuyển dần sang nâu đỏ
  • D. màu tím bị mất ngay. Sau đó dần dần xuất hiện trở lại thành dung dịch có màu hồng

Câu 5: Cho hỗn hợp gồm 0,15 mol $CuFeS_{2}$ và 0,09 mol $Cu_{2}FeS_{2}$ tác dụng với dung dịch $HNO_{3}$ dư thu được dung dịch X và hỗn hợp khí Y gồm NO và $NO_{2}$. Thêm $BaCl_{2}$ dư vào dung dịch X thu được m(g) kết tủa. Mặt khác nếu thêm $Ba(OH)_{2}$ dư vào dung dịch X, lượng kết tủa thu được đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi nhận được a(g) chất rắn khan. Giá trị của m và a là:

  • A. 111,84 và 157,44
  • B. 111,84 và 167,44
  • C. 112,84 và 157,44
  • D. 112,84 và 167,44

Câu 6: Cho 20 gam bột Fe vào dung dịch $HNO_{3}$ và khuấy đến khi phản ứng xong thu V lít khí NO (đkc) và còn 3,2 gam kim loại. Giá trị của V là

  • A. 2,24 lít             
  • B. 4,48 lít
  • C. 6,72 lít             
  • D. 5,6 lít

Câu 7:  Hoà tan 10g hỗn hợp X gồm 2 muối khan $FeSO_{4}$ và $Fe_{2}(SO_{4})_{3}$ vào nước. Dung dịch thu được phản ứng hoàn toàn với 1,58g $KMnO_{4}$ trong môi trường $H_{2}SO_{4}$ dư. Phần trăm về khối lượng của $FeSO_{4}$ trong hỗn hợp là:

  • A. 76,0%
  • B. 15,2%
  • C. 84,4%
  • D. 24,0%

Câu 8: Cho dung dịch KOH dư vào dung dịch $FeCl_{2}$ thu được 13,5 gam kết tủa. Nếu thay dung dịch KOH bằng dung dịch $AgNO_{3}$ dư thì thu lượng kết tủa là

  • A. 43,05 gam              
  • B. 59,25 gam
  • C. 53,85 gam              
  • D. 48,45 gam

Câu 9: Khử hoàn toàn một oxit sắt nguyên chất bằng CO dư ở nhiệt độ cao. Kết thúc phản ứng, khối lượng chất rắn giảm đi 27,58%. Oxit sắt đã dùng là:

  • A. $Fe_{2}O_{3}$
  • B. $Fe_{3}O_{4}$
  • C. $Fe(NO_{3})_{3}$
  • D. FeO

Câu 10: Từ 3 tấn quặng chứa 74% hợp chất $ZnCO_{3}.ZnS$ bằng phương pháp nhiệt luyện (hiệu suất 90%) ta điều chế được một lượng kim loại Zn. Khối lượng Zn thu được là:

  • A. 1,17 tấn
  • B. 1,3 tấn
  • C. 1,58 tấn
  • D. 1,44 tấn

Câu 11: Cho sơ đồ phản ứng sau: $Fe \rightarrow  FeCl_{2} \rightarrow  Fe(OH)_{2} \rightarrow  Fe(OH)_{3} \rightarrow  Fe_{2}O_{3} \rightarrow  Fe \rightarrow  FeCl_{3}$

Mỗi mũi tên là một phản ứng, hãy cho biết có bao nhiêu phản ứng là phản ứng oxi hoá khử

  • A. 3              
  • B. 4
  • C. 5              
  • D. 6

Câu 12: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn m gam $Fe_{3}O_{4}$ với 8,1gam Al. Chỉ có oxit kim loại bị khử tạo thành kim loại. Đem hoà tan hỗn hợp các chất thu được sau phản ứng bằng dung dịch NaOH dư thì có 3,36 lít $H_{2}$ (đktc) thoát ra. Trị số của m là:

  • A. 24
  • B. 16
  • C. 8
  • D. 32

Câu 13: Hỗn hợp A dạng bột gồm $Fe_{2}O_{3}$ và $Al_{2}O_{3}$. Cho khí $H_{2}$ dư tác dụng hoàn toàn với 14,12 gam hỗn hợp A nung nóng, thu được hỗn hợp chất rắn B. Hoà tan hết hỗn hợp B bằng dung dịch HCl thì thấy thoát ra 2,24 lít khí hidro ở đktc. Phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A là:

  • A. 60% $Fe_{2}O_{3}; 40% AL_{2}O_{3}$
  • B. 52,48% $Fe_{2}O_{3}; 47,52% AL_{2}O_{3}$
  • C. 40% $Fe_{2}O_{3}; 60% AL_{2}O_{3}$
  • D. 56,66% $Fe_{2}O_{3}; 43,34% AL_{2}O_{3}$

Câu 14: Để khử hoàn toàn hỗn hợp FeO và ZnO thành kim loại cần 2,24 lít $H_{2}$ (đktc). Nếu đem hỗn hợp kim loại thu được hoà tan hoàn toàn bằng dung dịch HCl thì thể tích khí $H_{2}$ (đktc) thu được là:

  • A. 4,48 lít
  • B. 2,24 lít
  • C. 3,36 lít
  • D. 1,12 lít

Câu 15: Hòa tan 120 gam một mẫu quặng chứa vàng vào lượng dư nước cường thủy. Kết thúc phản ứng có 0,015 mol HCl tham gia phản ứng. Thành phần % về khối lượng của vàng trong mẫu quặng trên là:

  • A. 0,82%              
  • B. 1,23%
  • C. 1,64%              
  • D. 2,46%

Câu 16: Hoà tan vừa đủ 6 gam hỗn hợp A gồm 2 kim loại Fe, Cu vào hỗn hợp axit $HNO_{3}, H_{2}SO_{4}$ thu được 0,1 mol $NO_{2}$ và 0,07 mol $SO_{2}$. Khối lượng muối khan thu được là:

  • A. 1,41g
  • B. 17,52g
  • C. 29,04g
  • D. 15,08g

Câu 17: Cho luồng khí Co dư đi qua m gam hỗn hợp X gồm CuO, $Fe_{2}O_{3}$ nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng chất rắn giảm 3,2g. Thể tích dung dịch $H_{2}SO_{4}$ 2M tối thiểu để hoà tan hết m gam hỗn hợp X là:

  • A. 150ml
  • B. 200ml 
  • C. 50ml
  • D. 100ml

Câu 18: Hoà tan hoàn toàn 20g hỗn hợp Mg và Fe vào dung dịch HCl thu được 1 gam khí $H_{2}$. Nếu đem cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được bao nhiêu gam muối khan?

  • A. 50 gam
  • B. 55,5 gam
  • C. 60 gam
  • D. 60,5 gam

Câu 19: Hỗn hợp X gồm Ag, Fe, Cu. Ngâm X trong dd chỉ chứa một chất tan Y, khuấy kỹ để pư xảy ra hoàn toàn, thấy còn lại một kim loại có khối lượng không đổi so với ban đầu. Biết Y tạo kết tủa với dd $BaCl_{2}$. Chất Y là

  • A. $AgNO_{3}$              
  • B. $Fe_{2}(SO_{4})_{3}$ 
  • C. HCl              
  • D. $H_{2}SO_{4}$

Câu 20: Người Mông Cổ rất thích dùng bình làm bằng Ag để đựng sữa ngựa. Bình bằng bạc bảo quản được sữa ngựa lâu không bị hỏng là do

  • A. Bình làm bằng Ag bền trong không khí.
  • B. Ag là kim loại có tính khử rất yếu.
  • C. Ion Ag+ có khả năng diệt trùng, diệt khuẩn (dù có nồng độ rất nhỏ).
  • D. Bình làm bằng Ag, chứa các ion Ag+ có tính oxi hóa mạnh.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm hóa học 12, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm hóa học 12 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 12.

TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 12

HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: ESTE. LIPIT

CHƯƠNG 2: CACBOHIĐRAT

CHƯƠNG 3: AMIN. AMINOAXIT VÀ PROTEIN

CHƯƠNG 4: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME

CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI

CHƯƠNG 6: KIM LOẠI KIỀM, KIỀM THỔ, NHÔM

CHƯƠNG 7: SẮT VÀ MỘT SỐ KIM LOẠI QUAN TRỌNG

CHƯƠNG 8: PHÂN BIỆT MỘT SỐ CHẤT VÔ CƠ

CHƯƠNG 9: HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG

Xem Thêm

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.