Trắc nghiệm Địa lý 6 kết nối tri thức học kì II (P3)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 6 kết nối tri thức học kì II. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tại Bắc Băng Dương, mặt trời chiếu sáng cả ngày lẫn đêm trong thời điểm nào ?

  • A.mùa hè
  • B.mùa đông
  • C.mùa xuân
  • D.tất cả đều sai

Câu 2: Hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương gọi là

  • A. sóng biển.
  • B. dòng biển.
  • C. thủy triều.
  • D. triều cường.

Câu 3: Trên các biển và đại dương có những loại dòng biển nào sau đây?

  • A. Dòng biển nóng và dòng biển lạnh.
  • B. Dòng biển lạnh và dòng biển nguội.
  • C. Dòng biển nóng và dòng biển trắng.
  • D. Dòng biển trắng và dòng biển nguội. 

Câu 4: Hồ nước mặn thường có ở những nơi nào?

  • A. Có nhiều sinh vật phát triển trong hồ.
  • B. Khí hậu khô hạn ít mưa, độ bốc hơi lớn.
  • C. Khí hậu nóng ẩm mưa nhiều nhưng có độ bốc hơi lớn.
  • D. Gần biển do có nước ngầm mặn.

Câu 5: Tầng nào sau đây của đất chứa các sản phẩm phong hóa bị biến đổi để hình thành đất?

  • A. Tích tụ.
  • B. Thảm mùn.
  • C. Đá mẹ.
  • D. Hữu cơ.

Câu 6: Chi lưu là gì?

  • A. Các con sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính.
  • B. Các con sông đổ nước vào con sông chính và sông phụ.
  • C. Diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông.
  • D. Lượng nước chảy tạo ra mặt cắt ngang lòng ở con sông.

Câu 7: Khu vực Đông Nam Á có nhóm đất chính nào sau đây?

  • A. Đất pốtdôn hoặc đất đài nguyên.
  • B. Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm, đất đen.
  • C. Đất đỏ hoặc đất nâu đỏ xavan.
  • D. Đất feralit hoặc đất đen nhiệt đới.

Câu 8: Căn cứ vào nguồn gốc hình thành có thể chia thành?

  • A. Hồ vết tích của các khúc sông và hồ miệng núi lửa
  • B. Hồ nhân tạo và hồ nước ngọt
  • C. Hồ miệng núi lửa và hồ nước mặn
  • D. Hồ nước mặn và hồ nước ngọt

Câu 9: Đâu không phải là tác động của nội lực?

  • A. sinh ra đồi núi, các lớp đá uốn nếp.
  • B. sinh ra động đất và núi lửa.
  • C. sinh ra các đồng bằng châu thổ.
  • D. làm cho mặt đất nâng lên hạ xuống.

Câu 10: Ở vùng đất đá thấm nước, nguồn nước nào sau đây có vai trò đáng kể trong việc điều hòa chế độ nước sông?

  • A. Hơi nước.
  • B. Nước ngầm.
  • C. Nước hồ.
  • D. Nước mưa.

Câu 11: Đâu là hoạt động nào sau đây của con người giúp mở rộng phạm vi phân bố của động, thực vật?

  • A.Phá rừng bừa bãi.
  • B.Săn bắn động vật quý hiếm.
  • C.Lai tạo ra nhiều giống.
  • D.Đốt rừng làm nương rẫy.

Câu 12: Nguyên nhân vì sao không khí có độ ẩm?

  • A.Do càng lên cao nhiệt độ càng giảm
  • B.Do mưa rơi xuyên qua không khí
  • C.Do không khí chứa một lượng hơi nước nhất định
  • D.Do không khí chứa nhiều mây

Câu 13: Các thảm thực vật trên Trái Đất thường phân bố theo sự thay đổi nào sau đây?

  • A. Dạng và hướng địa hình.
  • B. Độ cao và hướng sườn.
  • C. Vĩ độ và độ cao địa hình.
  • D. Vị trí gần, xa đại dương.

Câu 14:  Nước ngọt trên Trái Đất gồm có 

  • A. nước ngầm, nước biển, nước sông và băng.
  • B. nước mặt, nước biển, nước ngầm và băng.
  • C. nước ngầm, nước ao hồ, sông suối và băng.
  • D. nước mặt, nước khác, nước ngầm và băng.

Câu 15: Động vật chịu ảnh hưởng của khí hậu so với thực vật?

  • A.Nhiều hơn thực vật
  • B. ít hơn thực vật
  • C.Tương đương nhau
  • D.Tùy loài động vật.

Câu 16: Sau khi bỏ nước đá vào trong cốc đựng nước, ta thấy có những giọt nước bám bên ngoài thành cốc là do:

  • A.Nhiệt độ của nước thấp hơn thành ly.
  • B.Thành ly có nhiệt độ thấp hơn không khí.
  • C.Nước từ cốc rỉ ra ngoài.
  • D.Nhiệt độ không khí thấp hơn nhiệt độ thành ly.

Câu 17: Tại sao đất feralit ở môi trường nhiệt đới thực tế lại có màu đỏ vàng?

  • A.Đá mẹ có màu đỏ vàng.
  • B.Mất lớp phủ thực vật.
  • C.Sự tích tụ ôxit sắt và nhôm.
  • D.Nhiệt độ cao quanh năm.

Câu 18: Nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như sương mù, mây, mưa,… là từ

  • A. hơi nước.
  • B. khí metan.
  • C. khí ôxi.
  • D. khí nitơ.

Câu 19: Rừng nhiệt đới là kiểu hệ sinh thái chuyển tiếp từ xavan cây bụi sang

  • A. rừng lá kim (tai-ga).
  • B. rừng mưa nhiệt đới.
  • C. rừng cận nhiệt đới.
  • D. rừng mưa ôn đới lạnh.

Câu 20: Cho biết cách tính lượng mưa trong tháng nào là đúng?

  • A.Tính lượng mưa trong tháng: Cộng tất cả lượng mưa các ngày trong tháng rồi chia 30
  • B.Nhân tất cả lượng mưa các ngày trong tháng.
  • C.Tính lượng mưa trong tháng: Nhân tất cả lượng mưa các ngày trong tháng rồi chia cho 30
  • D.Tính lượng mưa trong tháng: Cộng tất cả lượng mưa các ngày trong tháng.

Câu 21: Thiên nhiên môi trường nhiệt đới được cho thay đổi theo vĩ độ như thế nào?

  • A.Rừng thưa chuyển sang xavan.
  • B.Rừng thưa chuyển sang rừng rậm nhiệt đới.
  • C.Rừng rậm nhiệt đới chuyển sang rừng lá kim.
  • D.Rừng lá kim chuyển sang xavan.

Câu 22: Để đo nhiệt độ không khí người ta dùng dụng cụ nào sau đây?

  • A. Áp kế.
  • B. Nhiệt kế.
  • C. Vũ kế.
  • D. Ẩm kế.

Câu 23: Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu vòng cực?

  • A.1
  • B.2
  • C.3
  • D.4

Câu 24: Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu đới nóng?

  • A.Quanh năm nóng.
  • B.Có góc chiếu của ánh sáng mặt trời rất nhỏ.
  • C.Lượng mưa trung bình năm từ 1.000 mm đến trên 2.000 mm.
  • D.Có gió Tín phong thổi thường xuyên.

Câu 25: Lượng mưa trung bình năm trên 2000mm là đặc điểm của đới khí hậu nào sau đây?

  • A. Đới lạnh (hàn đới).
  • B. Đới cận nhiệt.
  • C. Đới nóng (nhiệt đới).
  • D. Đới ôn hòa (ôn đới).

Câu 26: Thời tiết là hiện tượng khí tượng xảy ra

  • A. trong một thời gian ngắn nhất định ở một nơi.
  • B. lặp đi lặp lại các hiện tượng, khí tượng tự nhiên.
  • C. trong một thời gian dài ở một nơi nhất định.
  • D. khắp mọi nơi và không thay đổi theo thời gian.

Câu 27: Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu đường chí tuyến?

  • A.1
  • B.3
  • C.2
  • D.4

Câu 28: Hãy cho biết thời tiết là hiện tượng khí tượng như thế nào?

  • A.Xảy ra trong một thời gian dài ở một nơi.
  • B.Xảy ra trong một thời gian ngắn nhất định ở một nơi.
  • C.Xảy ra khắp mọi nơi và không thay đổi.
  • D.Xảy ra khắp mọi nơi và thay đổi theo mùa.

Câu 29: Em hãy cho biết cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa phản ánh trình độ dân trí và học vấn của dân cư, một tiêu chí để đánh giá

  • A.trình độ dân trí của một quốc gia.
  • B.tình hình dân số của một quốc gia.
  • C.chất lượng cuộc sống của một quốc gia.
  • D.trình độ phát triển của một quốc gia.

Câu 30: Nguồn cung cấp hơi nước chính cho khí quyển là

  • A. sinh vật. 
  • B. biển và đại dương.
  • C. sông ngòi. 
  • D. ao, hồ.

Câu 31: Khu vực nào sau đây có dân cư thưa thớt? 

  • A. Nam Á.
  • B. Tây Âu.
  • C. Bắc Á.
  • D. Bra-xin.

Câu 32: Khi đo nhiệt độ không khí, người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2m là do nguyên nhân nào?

  • A.Hạn chế sai lệch kết quả đo do ánh sáng Mặt Trời và ảnh hưởng của nhiệt độ mặt đất.
  • B.Không ảnh hưởng đến sức khỏe và hạn chế ảnh hưởng của nhiệt độ mặt đất.
  • C.Hạn chế sai lệch kết quả đo do ánh sáng Mặt Trời và không ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • D.Bảo quản nhiệt kế để sử dụng lâu hơn và không ảnh hưởng đến sức khỏe người đo.

Câu 33: Theo em dân số Hoa Kì ngày càng tăng, chủ yếu do đâu?

  • A.chính sách khuyến khích sinh đẻ.
  • B.tỉ suất tử giảm mạnh.
  • C.tỉ suất gia tăng tự nhiên cao.
  • D.tỉ lệ người nhập cư ngày càng lớn.

Câu 34:  Nhiệt độ trung bình ngày là kết quả tổng cộng nhiệt độ 4 lần trong ngày vào các thời điểm

  • A. 2 giờ, 8 giờ, 15 giờ, 21 giờ.
  • B. 3 giờ, 9 giờ, 12 giờ, 19 giờ.
  • C. 1 giờ, 6 giờ, 14 giờ, 20 giờ.
  • D. 1 giờ, 7 giờ, 13 giờ, 19 giờ.

Câu 35: Tài nguyên thiên nhiên bị suy thoái là do

  • A. chiến tranh, thiên tai.
  • B. khai thác quá mức.
  • C. phát triển nông nghiệp.
  • D. dân số đông và trẻ.

Câu 36: Dựa vào tiêu chí nào sau đây để đặt tên cho các khối khí?

  • A. Khí áp và độ ẩm khối khí.
  • B. Nhiệt độ và bề mặt tiếp xúc.
  • C. Độ ẩm và nhiệt độ khối khí.
  • D. Đặc tính và bề mặt tiếp xúc.

Câu 37: Trong đời sống hằng ngày, thiên nhiên cung cấp những điều kiện hết sức cần thiết nào?

  • A.Không khí
  • B.ánh sáng, nhiệt lượng
  • C.Nguồn nước
  • D.Cả 3 đáp án trên

Câu 38: Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu đai khí áp cao?

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 39: Tài nguyên nào sau đây thể hiện rõ nhất sự hạn chế của các nguồn tài nguyên trong tự nhiên?

  • A. Khoáng sản.
  • B. Nguồn nước.
  • C. Khí hậu.
  • D. Thổ nhưỡng

Câu 40: Tầng khí quyển nằm sát mặt đất là tầng gì?

  • A.Tầng đối lưu
  • B.Tầng ion nhiệt
  • C.Tầng cao của khí quyển
  • D.Tầng bình lưu

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lí 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lí 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ