Câu 1: Các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu là những đường
- A. Vĩ tuyến
- B. Vĩ tuyến gốc
-
C. Kinh tuyến
- D. Kinh tuyến gốc
Câu 2: Những vòng tròn trên quả Địa Cầu vuông góc với các kinh tuyến là những đường
-
A. Vĩ tuyến
- B. Vĩ tuyến gốc
- C. Kinh tuyến
- D. Kinh tuyến gốc
Câu 3: Theo em, vai trò của hệ thống kinh, vĩ tuyến trên quả Địa Cầu là:
-
A. Xác định được vị trí của mọi điểm trên bản đồ
- B. Thể hiện đặc điểm các đối tượng địa lí trên bản đồ
- C. Thể hiện số lượng các đối tượng địa lí trên bản đồ
- D. Xác định được mối liên hệ giữa các địa điểm trên bản đồ
Câu 4: Các đường vĩ tuyến đều có độ dài bằng nhau là đúng hay sai?
-
A. Sai, vì càng gần hai cực độ dài vĩ tuyến càng giảm
- B. Đúng.
- C. Không xác định được
- D. Đúng, trừ một số đường vĩ tuyến đặc biệt
Câu 5: Cho điểm X (60oB, 35oT), điểm này nằm ở:
- A. Bán cầu Bắc và nửa cầu Đông.
- B. Bán cầu Nam và nửa cầu Đông.
-
C. Bán cầu Bắc và nửa cầu Tây
- D. Bán cầu Bắc và nửa cầu Đông.
Câu 6: Điểm cực Đông của nước ta nằm ở tỉnh nào? Tọa độ bao nhiêu?
- A. Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang: 23°23'B, 105o20’Đ
- B. Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau: 8°34B, 104o40’ Đ
- C. Xã Sín Thầu, huyện Mường Tè, tỉnh Điện Biên: 22o22’B, 102o09’Đ
-
D. Xã Vạn Thành, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa:12o40’B, 109°24'Đ
Câu 7: Câu nào sau đây giải thích đúng nhất ý nghĩa các điểm cực của nước ta?
- A. Nước ta nằm ở vĩ độ 23°23′B – 8°34′ B nên nằm hoàn toàn ở bán cầu Bắc
- B. Kinh độ của Việt Nam là từ 102°109′Đ đến l09°24′Đ nên nước ta thuộc bán cầu Đông.
- C. Căn cứ vào các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây, có thể thấy lãnh thổ Việt Nam kéo dài và hẹp ngang.
-
D. Nước ta nằm hoàn toàn ở Bắc bán cầu và thuộc nửa cầu Đông nên có kiểu khí hậu cận Xích Đạo (do ở gần đường Xích Đạo)
Câu 8: Bản đồ là
-
A. Hình vẽ thu nhỏ tương đối chính xác trên giấy của một khu vực hay cả bề mặt Trái Đất.
- B. Hình vẽ thực tế của một khu vực
- C. Hình vẽ của một quốc gia được thu nhỏ lại
- D. HÌnh vẽ sơ sài về một khu vực
Câu 9: Muốn xác định phương hướng trên bản đồ cần phải dựa vào
-
A. các đường kinh, vĩ tuyến
- B. bảng chú giải, tỉ lệ bản đồ.
- C. mép bên trái tờ bản đồ.
- D. các mũi tên chỉ hướng.
Câu 10: Nước ta nằm ở phía nào của châu Á?
- A. Tây Nam.
-
B. Đông Nam
- C. Tây Bắc.
- D. Đông Bắc.
Câu 11: So với các nước nằm trong bán đảo Đông Dương thì nước ta nằm ở hướng nào sau đây?
-
A. Đông.
- B. Bắc.
- C. Nam.
- D. Tây.
Câu 12: Người ta chia bản đồ ra làm hai nhóm nào sau đây?
-
A. Bản đồ địa lí chung và bản đồ địa lí chuyên đề.
- B. Bản đồ địa lí thế giới và bản đồ địa lí các khu vực.
- C. Bản đồ địa lí giáo khoa và tập bản đồ Atlat địa lí.
- D. Bản đồ địa lí chuyên đề và bản đồ địa lí Việt Nam.
Câu 13: Có bản đồ không thể hiện các đường kinh tuyến và vĩ tuyến, khi xác định phương hướng chúng ta dựa vào
- A. Màu sắc trên bản đồ
- B. Kí hiệu trên bản đồ
-
C. Hướng Bắc
- D. Hướng Tây
Câu 14: Trong các cách ghi sau, cách ghi đúng để ghi tỉ lệ bản đồ là:
- A. 1/1000
- B. 1-1000
- C. 1x1000
-
D. 1:1000
Câu 15: Các dạng biểu hiện của tỉ lệ bản đồ gồm
- A. Tỉ lệ số và tỉ lệ thức.
- B. Tỉ lệ khoảng cách và tỉ lệ thước.
- C. Tỉ lệ thức và tỉ lệ khoảng cách.
-
D. Tỉ lệ số và tỉ lệ thước.
Câu 16: Mẫu số càng nhỏ thì tỉ lệ bản đồ càng
- A. rất nhỏ.
- B. nhỏ.
- C. trung bình.
-
D. lớn.
Câu 17: Tỉ lệ bản đồ càng lớn thì mức độ chi tiết của bản đồ càng
- A. nhỏ.
- B. thấp.
-
C. cao.
- D. vừa.
Câu 18: Bản đồ có tỉ lệ 1:5.000.000, cho biết 4 cm trên bản đồ ứng với:
- A.150 km trên thực địa.
-
B. 200 km trên thực địa.
- C. 250 km trên thực địa.
- D. 300 km trên thực địa.
Câu 19: Đường đồng mức là đường nối những điểm
- A. xung quanh chúng.
-
B. có cùng một độ cao.
- C. ở gần nhau với nhau.
- D. cao nhất bề mặt đất.
Câu 20: Kí hiệu bản đồ có mấy loại?
- A. 4.
-
B. 3.
- C. 1.
- D. 2.
Câu 21: Điểm đầu tiên cần làm khi đọc hiểu nội dung của một bản đồ bất kì là
-
A. đọc bản chú giải.
- B. tìm phương hướng.
- C. xem tỉ lệ bản đồ.
- D. đọc đường đồng mức.
Câu 22: Khi biểu hiện các vùng trồng trọt và chăn nuôi thường dùng loại ký hiệu nào sau đây?
- A. Hình học.
- B. Tượng hình.
- C. Điểm.
-
D. Diện tích.
Câu 23: Để thể hiện một con vật (trâu, bò, hươu) trên bản đồ, người ta dùng kí hiệu nào sau đây?
-
A. Kí hiệu tượng hình.
- B. Kí hiệu đường.
- C. Kí hiệu hình học.
- D. Kí hiệu chữ.
Câu 24:Theo em căn cứ nào sau đây không dùng để xác định độ cao tuyệt đối của các địa điểm trên bản đồ?
- A. đường đồng mức.
- B. kí hiệu thể hiện độ cao.
- C. phân tầng màu.
-
D. kích thước của kí hiệu.
Câu 25: Theo em để thể hiện các nhà máy thủy điện, người ta dùng kí hiệu?
- A. tượng hình
-
B. điểm
- C. đường
- D. diện tích
Câu 26: Ở bảng chú giải của bản đồ tự nhiên, các kí hiệu nào được đưa lên đầu?
- A. Các kí hiệu thể hiện sông ngòi
- B. Các kí hiệu thể hiện ranh giới
-
C. Các kí hiệu thể hiện địa hình
- D. Các kí hiệu thể hiện điểm dân cư
Câu 27: Lược đồ trí nhớ là gì?
- A. Lược đồ chí nhớ là những thông tin không gian về thế giới được giữ lại trong trí óc con người.
- B. Lược đồ chí nhớ của một người phản ánh sự cảm nhận của người đó về không gian sống và ý nghĩa của không gian ấy đối với cá nhân.
- C. Lược đồ chí nhớ được đặc trưng bởi sự đánh dấu các địa điểm mà một người đã từng gặp, từng đến
-
D. Cả A, B và C
Câu 28: Điều nào không thể thiếu trong lược đồ trí nhớ về đường đi?
- A. Diện tích
- B. khoảng cách giữa các đối tượng khác nhau
-
C. Điểm xuất phát và kết thúc
- D. Cả 3 đáp án trên
Câu 29: Để định hướng di chuyển từ nơi này đến nơi khác ta thường làm gì?
-
A. Vẽ phác thảo tuyến đường đi.
- B. Hình dung về nơi đến
- C. Tìm hiểu về nơi đến
- D. Đáp án khác
Câu 30: Khi bạn muốn biết về một địa điểm em đã từng tới, em không cần làm việc nào sau đây?
- A. Kể lại cho bạn nghe.
-
B. Vẽ lại một bức tranh.
- C. Vẽ một sơ đồ đường đi.
- D. Dẫn bạn đi tới địa điểm đó