[KNTT] Trắc nghiệm địa lí 6 chương 7: Con người và thiên nhiên (P2)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm địa lí 6 chương 7: Con người và thiên nhiên sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Ở châu Phi, dân cư tập trung đông ở khu vực nào sau đây?

  • A. Đông Phi.
  • B. Tây Phi.
  • C. Bắc Phi.
  • D. Nam Phi.

Câu 2: Ở châu Á, dân cư tập trung đông ở khu vực nào?

  • A. Tây Á.
  • B. Trung Á.
  • C. Bắc Á.
  • D. Đông Á.

Câu 3: Khu vực nào sau đây có dân cư thưa thớt? 

  • A. Nam Á.
  • B. Tây Âu.
  • C. Bắc Á.
  • D. Bra-xin.

Câu 4: Năm 2018 dân số thế giới khoảng

  • A. 6,7 tỉ người. 
  • B. 7,2 tỉ người.
  • C. 7,6 tỉ người.
  • D. 6,9 tỉ người.

Câu 5: Theo em dân số Hoa Kì ngày càng tăng, chủ yếu do đâu?

  • A. chính sách khuyến khích sinh đẻ.
  • B. tỉ suất tử giảm mạnh.
  • C. tỉ suất gia tăng tự nhiên cao.
  • D. tỉ lệ người nhập cư ngày càng lớn.

Câu 6: Đâu không được xem là nguyên nhân làm cho khu vực phía Đông Trung Quốc dân cư tập trung đông hơn phía Tây?

  • A. Có các đồng bằng lớn.
  • B. Là khu vực thượng lưu của các dòng sông.
  • C. Khí hậu ít khắc nghiệt hơn khu vực phía Tây.
  • D. Vị trí nằm giáp biển.

Câu 7: Khu vực châu Âu có mật độ dân số cao nguyên nhân được cho chủ yếu do?

  • A. khí hậu ấm áp, nguồn nước dồi dào.
  • B. có nhiều đồng bằng phù sa màu mỡ.
  • C. tập trung nhiều dầu khí nhất trên thế giới.
  • D. nền kinh tế phát triển mạnh, nhiều trung tâm kinh tế lớn.

Câu 8: Nam Á và Đông Nam Á là hai khu vực có mật độ dân số cao nhất thế giới nguyên nhân được cho không phải do

  • A. nền kinh tế phát triển mạnh, nhiều trung tâm kinh tế lớn.
  • B. điều kiện tự nhiên thuận lợi.
  • C. nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo.
  • D. lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.

Câu 9: Châu lục nào sau đây tập trung nhiều siêu đô thị nhất trên thế giới?

  • A. Châu Âu.
  • B. Châu Á.
  • C. Châu Mĩ.
  • D. Châu Phi.

Câu 10: Siêu đô thị nào sau đây không thuộc châu Á?

  • A. Cai-rô.
  • B. Niu Đê-li.
  • C. Tô-ky-ô.
  • D. Mum-bai.

Câu 11: Chức năng hoạt động kinh tế ở đô thị chủ yếu là

  • A. công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
  • B. dịch vụ, xây dựng, thủ công nghiệp.
  • C. dịch vụ, công nghiệp và xây dựng.
  • D. nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

 Câu 12: Những điều kiện tự nhiên nào có có ảnh hưởng tới sự phân bố dân cứ, lối sống và cả sinh hoạt hằng ngày của con người?

  • A. Địa hình
  • B. Đất trồng
  • C. A và B đúng
  • D. Khoáng sản

Câu 13: Ngành nông nghiệp của con người chịu tác động gì từ thiên nhiên?

  • A. Khí hậu
  • B. Nguồn nước
  • C. Ánh sáng
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 14: Ngành sản xuất công nghiệp chịu tác động quan trọng từ?

  • A. Tài nguyên thiên nhiên
  • B. Ánh sáng
  • C. Nhiệt độ
  • D. Nước

Câu 15: Môi trường tự nhiên không có đặc điểm nào sau đây? 

  • A. Gồm tất cả những gì thuộc về tự nhiên ở xung quanh con người.
  • B. Con người không tác động vào thì các thành phần sẽ bị hủy hoại.
  • C. Có mối quan hệ trực tiếp đến sản xuất, phát triển của con người.
  • D. Phát triển theo quy luật tự nhiên và chịu tác động của con người.

Câu 16: Tài nguyên nào sau đây thể hiện rõ nhất sự hạn chế của các nguồn tài nguyên trong tự nhiên?

  • A. Khoáng sản.
  • B. Nguồn nước.
  • C. Khí hậu.
  • D.Thổ nhưỡng

Câu 17: Người E-xki-mô sống ở vùng cực Bắc thường mặc đồ bảng da thú, mục đích chủ yếu là để:

  • A. hợp thời trang.                        
  • B. theo truyền thống.
  • C. chống lạnh.                              
  • D. khỏi lăng phí.

Câu 18: Loại khoáng sản nào được khai thác nhiều nhất ở nước ta?

  • A. Sắt
  • B. Titan
  • C. Dầu khí
  • D. Than đá

Câu 19: Ảnh hưởng rõ rệt nhất của con người đối với sự phân bố sinh vật thể hiện ở việc

  • A. tạo ra một số loài động mới trong quá trình lai tạo.
  • B. làm tuyệt chủng một số loài động vật và thực vật.
  • C. mở rộng diện tích rừng trồng trên bề mặt Trái Đất.
  • D. di chuyển giống cây trồng từ nơi này tới nơi khác

Câu 20: Ngành kinh tế nào sau đây không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các điều kiện tự nhiên?

  • A. Du lịch.
  • B. Trồng trọt.
  • C. Vận tải.
  • D. Tin học.

Câu 21: Em hãy cho biết phát triển bền vững là?

  • A. Sự phát triển nhằm đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại.
  • B. Sự phát triển không làm tổn hại đến nhu cầu các thế hệ tương lai
  • C. A và B đúng
  • D. A và B sai

Câu 22: Mục tiêu của phát triển bền vững là đảm bảo cho con người có

  • A. sức khỏe, tuổi thọ con người ngày càng cao, môi trường sống lành mạnh.
  • B. đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao, môi trường sống lành mạnh.
  • C. môi trường sống an toàn bền vững, lành mạnh và tuổi thọ ngày càng cao.
  • D. đời sống vật chất, tinh thần ngày càng đầy đủ tiện nghi, an toàn bền lâu.

Câu 23: Tài nguyên nào sau đây là tài nguyên vô tận?

  • A. Năng lượng Mặt Trời, không khí.
  • B. Thổ nhưỡng, không khí, địa hình.
  • C. Không khí, khoáng sản và nước.
  • D. Năng lượng Mặt Trời, khoáng sản.

Câu 24: Môi trường có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, nên chúng ta cần phải

  • A. bảo vệ môi trường sống.
  • B. sử dụng tiết kiệm tài nguyên.
  • C. tạo ra các môi trường mới.
  • D. hạn chế khai thác tài nguyên.

Câu 25: Hội nghị nào sau đây thể hiện sự nỗ lực chung của thế giới trong vấn đề bảo vệ môi trường?

  • A. Hội nghị Cộng đồng châu Âu.
  • B. Hội nghị Thượng đỉnh G20.
  • C. Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất.
  • D. Hội nghị các nước ASEAN.

Câu 26: Nguyên tắc của sự phát triển bền vững ở nước ta không phải là

  • A. hạn chế phát triển công nghiệp để giảm phát khí thải.
  • B. phát triển đảm bảo an ninh lương thực và năng lượng.
  • C. đảm bảo công bằng cho nhu cầu hiện tại và tương lai.
  • D. con người là trung tâm của sự phát triển bền vững.

Câu 27: Theo em đâu không phải là biện pháp quan trọng góp phần khắc phục trực tiếp những khó khăn do khí hậu nhiệt đới gió mùa gây ra trong sản xuất nông nghiệp?

  • A. Làm thủy lợi.
  • B. Trồng rừng che phủ đất.
  • C. Đa dạng hóa cơ cấu cây trồng vật nuôi.
  • D. Phát triển công nghiệp chế biến.

Câu 28: Theo em nguyên nhân chủ yếu dẫn đến xói mòn đất ở môi trường xích đạo ẩm là?

  • A. mất lớp phủ thực vật trong điều kiện nhiệt độ cao, lượng mưa lớn.
  • B. con người sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác.
  • C. sông ngòi lớn, dòng chảy mạnh.
  • D. địa hình chủ yếu là đồi núi có độ dốc lớn.

Câu 29: Đặc điểm không đúng về sản xuất nông nghiệp ở đới nóng là?

  • A. Vùng thuận lợi cho sản xuất cây lương thực (đặc biệt cây lúa nước) và cây công nghiệp.
  • B. Các cây công nghiệp nhiệt đới rất phong phú (cà phê, cao su, mía,..).
  • C. Chăn nuôi phát triển hơn trồng trọt và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • D. Phổ biến hình thức chăn thả dê, cừu, trâu, bò trên các đồng cỏ.

Câu 30: Thử thách lớn nhất của loài người trong quá trình phát triển hiện nay là

  • A. Xung đột chính trị xảy ra khắp nơi và nạn di cư, di dân mạnh.
  • B. Tài nguyên bị cạn kiệt, trong khi sản xuất không ngừng mở rộng.
  • C. Bệnh dịch, nạn thiếu lương thực ngày càng tăng ở nhiều nước.
  • D. Ô nhiễm môi trường nước và không khí ngày càng tăng nhanh.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lí 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lí 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ