Câu 1: Lưu vực của một con sông là
- A. vùng đất đai đầu nguồn của các con sông nhỏ.
-
B. diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên.
- C. chiều dài từ thượng nguồn đến các cửa sông.
- D. vùng hạ lưu của con sông và bồi tụ đồng bằng.
Câu 2: Đâu là nguyên nhân hình thành hồ nước mặn?
- A. Có nhiều sinh vật phát triển trong hồ.
-
B. Khí hậu khô hạn ít mưa, độ bốc hơi lớn.
- C. Khí hậu nóng ẩm mưa nhiều nhưng có độ bốc hơi lớn.
- D. Gần biển do có nước ngầm mặn.
Câu 3: Mực nước ngầm phụ thuộc vào các yếu tố nào dưới đây?
-
A. Nguồn cung cấp nước và lượng bốc hơi.
- B. Độ cao địa hình, bề mặt các dạng địa hình.
- C. Các hoạt động sản xuất của con người.
- D. Vị trí trên mặt đất và hướng của địa hình.
Câu 4: Sông có tổng lượng nước chảy trong năm lớn nhất nước ta là?
- A. Sông Đồng Nai
- B. Sông Hồng
- C. Sông Đà
-
D. Sông Cửu Long
Câu 5: Hợp lưu là gì?
- A. Diện tích đất đai có sông chảy qua và tạo ra hồ chứa nước.
-
B. Nơi dòng chảy của hai hay nhiều hơn các con sông gặp nhau.
- C. Nơi có lượng nước chảy tạo ra mặt cắt ngang lòng ở sông.
- D. Diện tích đất đai nơi sông thoát nước từ các cửa sông, biển.
Câu 6: Dựa theo tính chất của nước thì chia ra được có hồ nào?
- A. Hồ vết tích của các khúc sông và hồ miệng núi lửa
- B. Hồ nhân tạo và hồ nước ngọt
- C. Hồ miệng núi lửa và hồ nước mặn
-
D. Hồ nước mặn và hồ nước ngọt
Câu 7: Ở vùng đất đá thấm nước, nguồn nước nào sau đây có vai trò đáng kể trong việc điều hòa chế độ nước sông?
- A. Hơi nước.
-
B. Nước ngầm.
- C. Nước hồ.
- D. Nước mưa.
Câu 8: Căn cứ vào nguồn gốc hình thành có thể chia thành?
-
A. Hồ vết tích của các khúc sông và hồ miệng núi lửa
- B. Hồ nhân tạo và hồ nước ngọt
- C. Hồ miệng núi lửa và hồ nước mặn
- D. Hồ nước mặn và hồ nước ngọt
Câu 9: Chi lưu là gì?
-
A. Các con sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính.
- B. Các con sông đổ nước vào con sông chính và sông phụ.
- C. Diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông.
- D. Lượng nước chảy tạo ra mặt cắt ngang lòng ở con sông.
Câu 10: Hãy cho biết chế độ nước (thủy chế) của một con sông là gì?
- A. Sự lên xuống của nước sông trong ngày do sức hút mặt trời
- B. Lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm
-
C. Nhịp điểu thay đổi lưu lượng của con sông trong một năm
- D. Khả năng chứa nước của con sông đó trong một năm
Câu 10: Cửa sông là nơi dòng sông chính
- A. xuất phát chảy ra biển.
- B. tiếp nhận các sông nhánh.
-
C. đổ ra biển hoặc các hồ.
- D. phân nước cho sông phụ.
Câu 11: Em hãy cho biết chi lưu là gì?
- A. Lượng nước chảy ra mặt cắt ngang lòng sông
- B. Diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông
-
C. Các con sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính
- D. Các con sông đổ nước vào con sông chính
Câu 12. Hồ và sông ngòi không có giá trị nào sau đây?
- A. Thủy sản.
- B. Giao thông.
- C. Du lịch.
-
D. Khoáng sản.
Câu 13: Em hãy cho biết hợp lưu là gì?
- A. Diện tích đất đai có sông chảy qua
- B. Diện tích đất đai bắt nguồn của một sông
- C. Diện tích đất đai nơi sông thoát nước ra
-
D. Nơi dòng chảy của 2 hay nhiều hơn các con sông gặp nhau
Câu 14: Hồ nào sau đây ở nước ta có nguồn gốc hình thành từ một khúc sông cũ?
- A. Hồ Thác Bà.
- B. Hồ Ba Bể.
- C. Hồ Trị An.
-
D. Hồ Tây.
Câu 15: Ở vùng ôn đới lạnh, sông thường có lũ lụt vào mùa nào sau đây?
- A. Mùa hạ.
-
B. Mùa xuân.
- C. Mùa thu.
- D. Mùa đông.
Câu 16: Sông nào sau đây có chiều dài lớn nhất thế giới?
- A. Sông I-ê-nit-xây.
- B. Sông Missisipi.
-
C. Sông Nin.
- D. Sông A-ma-dôn.
Câu 17: Các hồ móng ngựa được hình thành do nguyên nhân nào?
- A. Sụt đất
- B. Núi lửa
- C. Băng hà
-
D. Khúc uốn của sông
Câu 18: Hồ nước mặn thường có ở những nơi nào?
- A. Có nhiều sinh vật phát triển trong hồ.
-
B. Khí hậu khô hạn ít mưa, độ bốc hơi lớn.
- C. Khí hậu nóng ẩm mưa nhiều nhưng có độ bốc hơi lớn.
- D. Gần biển do có nước ngầm mặn.