[KNTT] Trắc nghiệm địa lí 6 chương 3: Cấu tạo của trái đất, vỏ trái đất (P4)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm địa lí 6 chương 3: Cấu tạo của trái đất, vỏ trái đất sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Lớp vỏ Trái Đất không có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Rất dày và chiếm khoảng 1/4 khối lượng của Trái Đất.
  • B. Vật chất ở trạng thái rắn chắc.
  • C. Cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau.
  • D. Nơi tồn tại các thành phần khác của Trái Đất như không khí, nước, các sinh vật… và cả xã hội loài người.

Câu 2: Lục địa là gì?

  • A. Phần đất liền nổi lên trên bề mặt Trái Đất và các đảo, quần đảo.
  • B. Phần đất liền nổi lên trên bề mặt Trái Đất, có các đại dương bao bọc, không bao gồm các đảo và quần đảo.
  • C. Phần đất liền rộng lớn, gồm các đảo, quần đảo và bộ phận thềm lục địa bị chìm dưới nước biển.
  • D. Gồm các quần đảo và hòn đảo lớn nhỏ trên bề mặt Trái Đất

Câu 3: Nhiệt độ cao nhất của Trái Đất tập trung ở đâu?

  • A. vỏ Trái Đất.
  • B. lớp trung gian.
  • C. thạch quyển.
  • D. lõi Trái Đất.

Câu 4: Lõi Trái Đất có độ dày bao nhiêu?

  • A. Trên 3000km
  • B. 1000 km
  • C. 1500 km
  • D. 2000 km

Câu 5: Cấu tạo của Trái Đất không bao gồm lớp nào sau đây?

  • A. Man-ti
  • B. Vỏ Trái Đất
  • C. Nhân (lõi)
  • D. Vỏ lục địa

 Câu 6: Nội lực có xu hướng nào sau đây?

  • A. Làm địa hình mặt đất gồ ghề.
  • B. Phá huỷ địa hình bề mặt đất.
  • C. Tạo ra các dạng địa hình mới.
  • D. Tạo ra các dạng địa hình nhỏ.

Câu 7: Nội lực tạo ra hiện tượng nào sau đây?

  • A. Động đất, núi lửa.
  • B. Sóng thần, xoáy nước.
  • C. Lũ lụt, sạt lở đất.
  • D. Phong hóa, xâm thực.

Câu 8: Nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực là do

  • A. động đất, núi lửa, sóng thần.
  • B. hoạt động vận động kiến tạo.
  • C. năng lượng bức xạ Mặt Trời.
  • D. sự di chuyển vật chất ở manti.

Câu 9: Dạng địa hình nào sau đây được hình thành do quá trình ngoại lực?

  • A. Hang động caxtơ.
  • B. Các đỉnh núi cao.
  • C. Núi lửa, động đất.
  • D. Vực thẳm, hẻm vực.

 Câu 10:  Vận động tạo núi là vận động

  • A. nâng lên - hạ xuống.
  • B. phong hóa - sinh học.
  • C. uốn nếp - đứt gãy.
  • D. bóc mòn - vận chuyển.

Câu 11: Hiện tượng nào sau đây là do tác động của nội lực?

  • A. Xâm thực.
  • B. Bồi tụ.
  • C. Đứt gãy.
  • D. Nấm đá.

 Câu 12: Sự di chuyển của các địa mảng là nguyên nhân gây ra loại thiên tai nào sau đây?

  • A. bão, dông lốc.
  • B. lũ lụt, hạn hán.
  • C. núi lửa, động đất.
  • D. lũ quét, sạt lở đất.

Câu 13: Động đất mạnh nhất mấy độ rich-te?

  • A. trên 9 độ.
  • B. 7 - 7,9 độ.
  • C. dưới 7 độ.
  • D. 8 - 8,9 độ.

Câu 13: Các dạng núi lửa chính trên Trái Đất là?

  • A. núi lửa lớn và núi lửa nhỏ.
  • B. núi lửa tắt và núi lửa hoạt động.
  • C. núi lửa tắt và núi lửa gần tắt.
  • D. núi lửa đang hoạt động và núi lửa sắp hoạt động.

Câu 14: Bộ phận nào sau đây không phải của núi lửa:

  •    A. Miệng
  •    B. Cửa núi
  •    C. Mắc-ma
  •    D. Dung nham

 Câu 15: Đỉnh núi phan-xi-păng cao 3143m. Ngọn núi này thuộc loại núi nào?

  • A. núi thấp.
  • B. núi già.
  • C. núi cao.
  • D. núi trẻ.

Câu 16: Dựa vào hình vẽ, cho biết, nhật xét nào sau đây không đúng.

  • A. Độ cao tuyệt đối của điểm A là: 4 000 m.
  • B. Độ cao tương đối của điểm A so với điểm B là: 1 500 m.
  • C. Độ cao tương đối của điểm B so với điểm C là: 1 000 m.
  • D. Độ cao tương đối của điểm A so với điểm C lớn hơn độ cao tuyệt đối của điểm B

Câu 17: Vành đai lửa lớn nhất hiện nay trên thế giới với gần 300 núi lửa còn hoạt động là

  • A. vành đai lửa Địa Trung Hải.
  • B. vành đai lửa Ấn Độ Dương,
  • C. vành đai lửa Đại Tây Dương.
  • D. vành đai lửa Thái Bình Dương.

Câu 18: Quá trình nội sinh là các quá trình hình thành địa hình có liên quan tới các hiện tượng xảy ra ở

  • A. vỏ Trái Đất
  • B. Thạch quyển
  • C. lớp Man-ti
  • D. nhân Trái Đất

Câu 19: Loại khoáng sản dùng làm nhiên liệu cho công nghiệp năng lượng, nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất là:

  • A. Kim loại.
  • B. Phi kim loại.
  • C. Năng lượng.
  • D. Vật liệu xây dựng.

Câu 18: Núi trẻ được hình thành cách đây bao nhiêu năm?

  • A. Hàng triệu năm
  • B. Vài trăm năm
  • C. Hàng chục triệu năm
  • D. Vài nghìn năm

Câu 19: Ngọn núi được mệnh danh là “nóc nhà Đông Dương” nằm trên lãnh thổ nước ta, đó là

  • A. Núi Bạch Mã
  • B. Núi Phan-xi-păng
  • C. Núi Ngọc Linh
  • D. Núi Trường Sơn

Câu 20: Đặc điểm nào sau đây không đúng với núi và độ cao của núi?

  • A. Là dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất.
  • B. Sườn núi càng thoải thì đường chân núi biểu hiện càng rõ.
  • C. Độ cao của núi thường trên 500 m so với mực nước biển.
  • D. Chỗ tiếp giáp giữa núi và mặt đất bằng phẳng ở xung quanh là chân núi.

Câu 21: Đâu không phải là tác động của nội lực?

  • A. sinh ra đồi núi, các lớp đá uốn nếp.
  • B. sinh ra động đất và núi lửa.
  • C. sinh ra các đồng bằng châu thổ.
  • D. làm cho mặt đất nâng lên hạ xuống.

Câu 22: Phải khai thác và sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản vì?

  • A. khoáng sản là tài nguyên quí hiếm
  • B. khoáng sản có rất ít nhưng nhiều chủng loại
  • C. khoáng sản hình thành trong thời gian dài
  • D. khoáng sản đang dần bị cạn kiệt

Câu 23: Người ta thường dùng thang Richte để đo cường độ địa chấn. Bậc cao nhất trong thang Richte là:

  • A. 6
  • B. 7
  • C. 8
  • D. 9

Câu 24: Dấu hiệu trước khi động đất xảy ra không phải là

  • A. mực nước giếng thay đổi.
  • B. cây cối nghiêng hướng Tây.
  • C. động vật tìm chỗ trú ẩn.
  • D. mặt nước có nổi bong bóng.

Câu 25: Đâu không phải là biện pháp phù hợp để hạn chế những thiệt hại do động đất gây ra?

  • A. lập trạm dự báo động đất.
  • B. xây dựng nhà cửa có khả năng chống chịu cao.
  • C. sơ tán dân cư ra khỏi vùng nguy hiểm.
  • D. xây dựng các hệ thống đê điều.

Câu 26:  Biện pháp nào sau đây không phải để hạn chế thiệt hại do động đất gây ra?

  • A. Xây nhà chịu chấn động lớn.
  • B. Lập trạm dự báo
  • C. Nghiên cứu dự báo sơ tán dân.
  • D. Chuyển đến vùng có nguy cơ động đất

Câu 27: Các khoáng sản như dầu mỏ, khí đốt, than đá thuộc nhóm khoáng sản:

  • A. Kim loại màu
  • B. Kim loại đen
  • C. Phi kim loại
  • D. Năng lượng

Câu 28: Vật chất ở nhân Trái Đất có đặc điểm gì?

  • A. là những chất khí có tính phóng xạ cao.
  • B. là những phi kim loại có tính cơ động cao.
  • C. là những kim loại nhẹ, vật chất ở trạng thái hạt.
  • D. là những kim loại nặng, nhân ngoài vật chất lỏng, nhân trong vật chất rắn.

Câu 29: Bắc Cực chứa nhiều tài nguyên nào chưa được khai thác?

  • A. Vàng
  • B. Dầu mỏ
  • C. Bạch kim
  • D. Than đá

 Câu 30: Nhận xét nào sau đây không phải là điểm giống nhau giữa núi lửa và động đất?

  • A. Núi lửa và động đất do nội lực sinh ra.
  • B. Núi lửa và động đất do ngoại lực sinh ra.
  • C. Núi lửa và động đất khó dự báo trước.
  • D. Núi lửa và động đất gây thiệt hại lớn cho đời sống và sản xuất.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lí 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lí 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ