[KNTT] Trắc nghiệm địa lí 6 chương 3: Cấu tạo của trái đất, vỏ trái đất(P3)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm địa lí 6 chương 3: Cấu tạo của trái đất, vỏ trái đất sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Các địa mảng trong lớp vỏ Trái đất có đặc điểm:

  •    A. Di chuyển và tập trung ở nửa cầu Bắc.
  •   B. Di chuyển rất chậm theo hướng xô vào nhau hay tách xa nhau.
  •    C. Cố định vị trí tại một chỗ.
  •    D. Mảng lục địa di chuyển, mảng đại dương cố định.

Câu 2: Sự di chuyển các địa mảng tác động như thế nào đến việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất?

  • A. Khi các địa mảng xô vào nhau sẽ hình thành các dãy núi
  • B. Khi các địa mảng tách xa nhau sẽ hình thành các vực sâu
  • C. Khi các địa mảng trượt lên nhau sẽ tạo ra các vết nứt gãy
  • D. Cả A, B, 

Câu 3: Đặc điểm nào dưới đây không phải của lớp lõi Trái Đất

  • A.Là lớp trong cùng của Trái Đất.
  • B.Có độ dày lớn nhất.
  • C.Nhiệt độ cao nhất.
  • D.Vật chất ở trạng thái rắn.

Câu 4: Việc các địa mảng di chuyển là nguyên nhân gây ra loại thiên tai nào sau đây?

  • A.bão, dông lốc.
  • B.lũ lụt, hạn hán.
  • C. núi lửa, động đất.
  • D.lũ quét, sạt lở đất

Câu 5: Lớp có vai trò quan trọng đối với đời sống các loài sinh vật trên trái đất là:

  • A. Lớp vỏ
  • B. Lớp trung gian
  • C. Lớp lõi
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 6: Đâu là mảng đại dương của lớp vỏ Trái Đất:

  • A.Mảng Bắc Mĩ.
  • B.Mảng Phi.
  • C.Mảng Á – Âu.
  • D.Mảng Thái Bình Dương

Câu 7: Việt Nam nằm trên lục địa nào sau đây?

  • A. Bắc Mĩ.
  • B. Á - Âu.
  • C. Nam Mĩ.
  • D. Nam Cực.

Câu 8: Dựa vào hình 2, cho biết động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở

  • A. nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với các mảng xung quanh.
  • B. nơi tiếp xúc của mảng Âu - Á với các mảng xung quanh.
  • C. nơi tiếp xúc của mảng Phi với các mảng xung quanh.
  • D. nơi tiếp xúc của mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a với các mảng xung quanh.

Câu 9: Cho biết ở chỗ tiếp xúc giữa 2 địa mảng khi nào hình thành dãy núi ngầm dưới đại dương, khi nào hình thành núi?

  • A. Nếu hai mảng địa hình tách xa nhau, ở chỗ tiếp xúc của chúng vật chất dưới sâu trào lên hình thành dãy núi ngầm dưới đại dương.
  • B. Nếu hai mảng địa hình xô vào nhau thì ở chỗ tiếp xúc giữa chúng, đá sẽ bị nén ép, nhô lên thành
  • C. A và B đều đúng
  • D. A và B đều sai

Câu 10: Nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với các mảng xung quanh đã xảy ra hiện tượng nào dưới đây?

  • A. Hình thành các dãy núi cao đồ sộ.
  • B. Xuất hiện các vực thảm, hố sâu khủng lồ.
  • C. Xảy ra nhiều động đất, núi lửa.
  • D. Có khí hậu khắc nghiệt với nhiều hoang mạc rộng lớn.

Câu 11: Đâu là tên một đỉnh núi cao ở Việt Nam

  • A. Eversest
  • B. Fansipan
  • C. An-đet
  • D. Uran

Câu 12: Ý nào sau đây không  đúng khi nói về tác động của nội lực và ngoại lực trong quá trình tạo núi?

  • A. Quá trình nội sinh làm các địa mảng di chuyển, có thể xô vào nhau tạo thành núi, hoặc tách xa nhau tạo thành núi lửa.
  • B. Ở những vùng núi trẻ, tác động của nội sinh mạnh hơn nên núi vẫn tiếp tục được nâng cao.
  • C. Ở những vùng núi già, tác động của quá trình nội sinh mạnh hơn nên sự bào mòn diễn ra mạnh.
  • D. Khi được nâng cao bởi quá trình nội sinh, núi cũng chịu tác động phá hủy của quá trình ngoại sinh.

Câu 13: Núi chịu tác động nhiều hơn của lực ngoại sinh là:

  • A. Núi già
  • B. Núi trẻ
  • C. Núi trung bình
  • D. Núi lửa

Câu 14: Dạng địa hình được hình thành do quá trình ngoại lực là

  • A. các hang động caxtơ
  • B. đỉnh núi cao
  • C. núi lửa
  • D. vực thẳm dưới đáy đại dương

Câu 15: Quá trình nào sau đây không phải là quá trình ngoại lực?

  • A. Nâng cao địa hình                                           
  • B. Xâm thực.
  • C. Xói mòn                                                         
  • D. Phong hoá.

Câu 16: Dạng địa hình nào dưới đây do quá trình ngoại sinh tạo nên?

  • A. Các dãy núi trên lục địa.               
  • B. Các sống núi dưới đáy đại dương.
  • C. Các đứt gãy lớn trên mặt đất.       
  • D. Các cồn cát trong sa mạc.

Câu 17: Nấm đá là dạng địa hình được hình thành do tác động của nhân tố ngoại lực nào?

  • A. Băng hà.
  • B. Gió.
  • C. Nước chảy.
  • D. Sóng biển.

Câu 18: Trên thế giới, các khoáng sản năng lượng như than, dầu mỏ, khí đốt,… phân bố nhiều ở các quốc gia nào?

  • A. các nước Trung Đông
  • B. Nga, Trung Quốc
  • C. Mỹ, châu Phi
  • D. Nga, Mỹ, các quốc gia Trung Đông

Câu 19: Núi có độ cao lớn nhất thế giới là

  • A. Núi Phan-xi-păng
  • B. Núi An-đet
  • C. Núi Cooc-đi-ê
  • D. Núi E-vơ-ret

Câu 20: Vùng núi đá vôi Phong Nha là hang động đá vôi nổi tiếng ở tỉnh

  • A. Thanh Hóa
  • B. Nghệ An
  • C. Quảng Nam
  • D. Quảng Bình

Câu 25: Dạng địa hình nào sau đây thuận lợi cho trồng cây lương thực và thực phẩm?

  • A. Cao nguyên.
  • B. Đồng bằng.
  • C. Đồi.
  • D. Núi.

Câu 26: Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình đồi?

  • A. Dạng địa hình nhô cao.
  • B. Đỉnh tròn và sườn dốc.
  • C. Độ cao không quá 200m.
  • D. Tập trung thành vùng.

Câu 27: Ý nào sau đây không đúng khi nói về công dụng của các loại khoáng sản?A. Khoáng sản năng lượng: nhiên liệu cho công nghiệp năng lượng, nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất,...

  • B.  Khoáng sản kim loại: nguyên liệu cho công nghiệp luyện kim đen và luyện kim màu (sản xuất gang, thép, đồng,...).
  • C. Khoáng sản phi kim loại: nguyên liệu sản xuất phân bón, đồ gốm, sứ, làm vật liệu xây dựng,..
  • D. Tất cả các loại khoáng sản đều tồn tại vĩnh cửu trong lòng đất và không ngừng gia tăng trữ lượng.

Câu 28: Vật chất nóng chảy trong lớp man-ti gọi là

  • A. mac-ma
  • B. dung nham
  • C. badan
  • D. núi lửa

Câu 29: Vật chất ở nhân trái đất có đặc điểm

  • A. Là những chất khí có tinh phóng xạ cao.
  • B. Là những phi kim loại có tính cơ động cao.
  • C. là những kim loại nhẹ, vật chất ở trạng thái hạt.
  • D. là những kim loại nặng nhân ngoài vật chất ở trạng thái lỏng, nhân trong vật chất ở trạng thái rắn.

Câu 30: Các loại đá được hình thành do sự lắng đọng vật chất được gọi là đá

  • A. cẩm thạch.
  • B. ba dan.
  • C. mác-ma.
  • D. trầm tích

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lí 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lí 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ