Câu 1: Thành phần hữu cơ của lớp đất có đặc điểm nào sau đây?
- A. Chiếm một tỉ lệ lớn trong lớp đất.
-
B. Thành phần quan trọng nhất của đất.
- C. Tồn tại ở giữa các khe hở của đất.
- D. Nằm ở tầng dưới cùng của lớp đất.
Câu 2: Các nhóm đất có sự khác biệt rất lớn về
- A. màu sắc, chất khoáng, độ phì và bề dày.
-
B. màu sắc, thành phần, độ xốp và bề dày.
- C. màu sắc, chất khoáng, độ xốp và bề dày.
- D. màu sắc, chất hữu cơ, độ xốp và độ phì.
Câu 3: Đâu không phải là tên một nhóm đất điển hình trên Trái Đất?
- A. Đất đen thảo nguyên
- B. Đất đỏ vàng nhiệt đới
- C. Đất pốt dôn
-
D. Đất đỏ nâu
Câu 4: Nhóm đất phổ biến nhất ở nước ta là:
- A. Đất pốt dôn
- B. Đất đen thảo nguyên ôn đới
-
C. Đất đỏ vàng nhiệt đới
- D. Đất đài nguyên
Câu 5: Khí hậu ôn đới lục địa có nhóm đất chính nào sau đây?
-
A. Đất pốtdôn.
- B. Đất đen.
- C. Đất đỏ vàng.
- D. Đất nâu đỏ.
Câu 6: Lớp vỏ Trái Đất không có đặc điểm nào sau đây?
-
A. Rất dày và chiếm khoảng 1/4 khối lượng của Trái Đất.
- B. Vật chất ở trạng thái rắn chắc.
- C. Cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau.
- D. Nơi tồn tại các thành phần khác của Trái Đất như không khí, nước, các sinh vật… và cả xã hội loài người.
Câu 7: Dựa vào thành phần nào trong đất để xác định đất ấm hay khô?
- A. Rẻ cây và không khí.
-
B. Nước.
- C. Không khí và nước.
- D. Mùn.
Câu 8: Nhóm đất nào dưới đây được coi là nhóm đất tốt nhất?
- A. Đất pốt dôn
-
B. Đất đen thảo nguyên ôn đới
- C. Đất đỏ vàng nhiệt đới
- D. Đất đài nguyên
Câu 9: Hiện tượng đất bạc màu được hiểu như thế nào?
- A. Đất bạc màu là những loại đất đã bị mất đi các tính chất vốn có của nó, không có các sinh vật sống phát triển
- B. Là một loại đất có màu nhạt hơn đất bình thường, được tạo thành sau quá trình cải tạo đất.
- C. Đất bạc màu có cấu trúc và kết cấu kém, nghèo dinh dưỡng, thiếu mùn hữu cơ, khả năng giữ nước và điều hòa nhiệt độ thấp
-
D. A và C
Câu 10: Đâu không phải nguyên nhân khiến đất bạc màu?
- A. Lạm dụng hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón hóa học
- B. Trồng độc canh
- C. Xói mòn, rửa trôi tầng đất mặt
-
D. Ô nhiễm mạch nước ngầm
Câu 11: Nơi có nhiều động vật ăn cỏ sẽ là nơi tập trung phân bố nhiều của
-
A. động vật ăn thịt.
- B. các loài côn trùng.
- C. động vật ăn tạp.
- D. các loài sinh vật.
Câu 12: Ở đới lạnh có kiểu thảm thực vật chính nào sau đây?
-
A. Đài nguyên.
- B. Thảo nguyên.
- C. Hoang mạc.
- D. Rừng lá kim.
Câu 13: Đâu không phải là ảnh hưởng của con người đến sự mở rộng phân bố thực, động vật?
- A. Lai tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi.
- B. Mang cây trồng, vật nuôi từ nơi này đến nơi khác.
-
C. Khai thác rừng bừa bãi thu hẹp nơi sinh sống của sinh vật.
- D. Trồng và bảo vệ rừng.
Câu 14: Hoạt động nào sau đây của con người giúp mở rộng phạm vi phân bố của động, thực vật?
- A. Phá rừng bừa bãi.
- B. Săn bắn động vật quý hiếm.
-
C. Lai tạo ra nhiều giống.
- D. Đốt rừng làm nương rẫy.
Câu 15: Hãy cho biết ở nước ta, thành phố Sapa có thể phát triển các loại rau quả ôn đới (đào, mận, dâu tây, rau cao cấp), các loại hoa xứ lạnh. Đây là biểu hiện rõ nhất của sự phân bố thực vật theo?
-
A. Độ cao địa hình
- B. Hướng sườn
- C. Đất
- D. Vĩ độ
Câu 16: Rừng nhiệt đới là kiểu hệ sinh thái chuyển tiếp từ xavan cây bụi sang
- A. rừng lá kim (tai-ga).
-
B. rừng mưa nhiệt đới.
- C. rừng cận nhiệt đới.
- D. rừng mưa ôn đới lạnh.
Câu 17: Rừng nhiệt đới được chia thành hai kiểu chính nào sau đây?
-
A. Rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa.
- B. Rừng mưa nhiệt đới và rừng cận nhiệt đới mùa.
- C. Rừng nhiệt đới ẩm và rừng nhiệt đới xích đạo.
- D. Rừng nhiệt đới khô và rừng cận nhiệt gió mùa.
Câu 18: Nguyên nhân làm cho diện tích xavan và nửa hoang mạc ngày càng mở rộng là:
- A. khí hậu thay đổi theo mùa.
- B. đất dễ bị xói mòn, rửa trôi.
- C. thảm thực vật thay đổi theo vĩ độ.
-
D. lượng mưa thấp và con người
Câu 19: Tại sao đất feralit ở môi trường nhiệt đới lại có màu đỏ vàng?
- A. Đá mẹ có màu đỏ vàng.
- B. Mất lớp phủ thực vật.
-
C. Sự tích tụ ôxit sắt và nhôm.
- D. Nhiệt độ cao quanh năm.
Câu 20: Nguyên nhân chủ yếu làm cho đất ở môi trường nhiệt đới dễ bị xói mòn và rửa trôi là gì?
- A. thời kỳ khô hạn kéo dài.
-
B. mất lớp phủ thực vật.
- C. khí hậu thay đổi theo mùa.
- D. canh tác hợp lí.
Câu 21: Để bảo vệ cảnh quan rừng nhiệt đới, chúng ta cần:
- A. thành lập các khu bảo tồn, vườn quốc gia
- B. xây dựng kế hoạch khai thác hợp lí
- C. tích cực trồng rừng, phủ xanh đồi trọc
-
D. Cả A, B, C
Câu 22: Rừng ngập mặn ở nước ta thường phân bố ở khu vực nào?
-
A. Các tỉnh ven biển
- B. Khu vực đồi núi, cao nguyên
- C. Tây Nguyên và Nam Bộ
- D. Không có ở Việt Nam
Câu 23: Nguyên nhân nào sau đây thực tế đã quy định tính chất nóng ẩm quanh năm của đới nóng?
-
A. vị trí địa lí, diện tích đại dương lớn.
- B. diện tích rừng rậm lớn.
- C. diện tích lục địa lớn, có địa hình đón gió ẩm.
- D. khu vực có gió Tín phong thổi quanh năm.
Câu 24: Lượng mưa trung bình năm trên 2000mm là đặc điểm của đới khí hậu nào sau đây?
- A. Đới lạnh (hàn đới).
- B. Đới cận nhiệt.
-
C. Đới nóng (nhiệt đới).
- D. Đới ôn hòa (ôn đới).
Câu 25: Loài động vật chủ yếu ở các quốc gia châu Âu là:;
- A. Các loài bò sát
-
B. Các loài di cư và ngủ đông
- C. Các loài động vật leo trèo giỏi như khỉ, gấu túi, vượn,…
- D. Chim cánh cụt
Câu 26: Dựa vào đặc điểm các đới khí hậu đã học, theo em, các quốc gia ở vùng khí hậu nào thuận lợi để phát triển nông nghiệp lúa nước?
- A. Vùng ôn đới
- B. Vùng cận xích đạo
-
C. Đới nóng
- D. Các quốc gia ven biển
Câu 27: Các quốc gia vùng ôn đới thích hợp trông loại cây gì?
-
A. Nho, ô liu, lúa mì, khoai tây,…
- B. Cây gia vị, lúa nước
- C. Hạt điều, cà phê, cao su
- D. Các loại cây ăn quả như bưởi, cam, vải, nhãn,…
Câu 28: Dựa vào kiến thức đã biết, em hãy giải thích tại sao đặc điểm khí hậu của vùng nhiệt đới là nóng ẩm, mưa nhiều?
- A. Do vị trí nằmở khu vực có vĩ độ thấp nên góc nhập xạ lớn, nhận được nhiều nhiệt lượng từ Mặt Trời.
- B. Do tiếp giáp với nhiều vùng biển và đại dương rộng lớn, nằm xen kẽ với lục địa nên lượng ẩm nhận được lớn.
- C. Do biến đổi khí hậu, Trái Đất nóng lên.
-
D. Cả A và B
Câu 29: Ý nào không phải là đặc điểm của rừng nhiệt đới?
- A. Cấu trúc rừng có nhiều tầng.
- B. Trong rừng có nhiều loài leo trèo giỏi, chim ăn quả.
-
C. Rừng có nhiều loài cây lá kim.
- D. Rừng có nhiều loài dây leo thân gỗ, phong lan, tầm gửi,...
Câu 30: Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên ở khu vực đới ôn hòa?
- A. Gió Tín phong.
- B. Gió Đông cực.
-
C. Gió Tây ôn đới.
- D. Gió Tây Nam.