[KNTT] Trắc nghiệm địa lí 6 chương 4: Khí hậu và biến đổi khí hậu (P3)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm địa lí 6 chương 4: Khí hậu và biến đổi khí hậu sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Từ mặt đất trở lên, có các tầng khí quyển lần lượt nào dưới đây?

  • A. bình lưu, tầng cao của khí quyển, đối lưu.
  • B. đối lưu, bình lưu, tầng cao của khí quyển.
  • C. bình lưu, đối lưu, tầng cao của khí quyển.
  • D. đối lưu, tầng cao của khí quyển, bình lưu.

Câu 2: Tầng nào sau đây của khí quyển nằm sát mặt đất?

  • A. Tầng bình lưu.
  • B. Trên tầng bình lưu.
  • C. Tầng đối lưu.
  • D. Tầng ion nhiệt.

Câu 3: Dựa vào tiêu chí nào sau đây để đặt tên cho các khối khí?

  • A. Khí áp và độ ẩm khối khí.
  • B.Nhiệt độ và bề mặt tiếp xúc.
  • C. Độ ẩm và nhiệt độ khối khí.
  • D. Đặc tính và bề mặt tiếp xúc.

Câu 4: Các hiện tượng khí tượng tự nhiên như: mây, mưa, sấm, chớp... hầu hết xảy ra ở tầng nào sau đây?

  • A. Tầng đối lưu.
  • B. Tầng nhiệt.
  • C. Trên tầng bình lưu.
  • D. Tầng bình lưu.

Câu 5: Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu vành đai khí áp?

  • A. 5.
  • B. 6.
  • C. 7.
  • D. 8.

Câu 6: Gió Tín phong và gió Tây ôn đới không thổi thẳng theo hướng kinh tuyến mà hơi lệch về phía tay phải ở nửa cầu Bắc và về bên trái ở nửa cầu Nam là do

  • A. ảnh hưởng của hướng địa hình.
  • B. sự xen kẽ nhay giữa lục địa và đại dương.
  • C. nguồn gốc hình thành.
  • D. sự tác động của lực Côriôlit.

Câu 7: Tại sao có khí áp?

  • A. Không khí có trọng lượng
  • B. Khí quyển có sức nén
  • C. Không khí luôn chuyển động.
  • D. Các hoạt động con người tạo ra bụi, khí

Câu 8: Nguyên nhân sinh ra gió là do:

  • A. Sự hoạt động của hoàn lưu khí quyển
  • B. Sự phân bố xem kẽn của các đai áp
  • C. Sự tác động của con người
  • D. Sức hút của trọng lực Trái Đất

 Câu 9: Vào cuối tuần lớp An tổ chức một buổi dã ngoại ngoài trời và hoạt động chủ đạo là leo núi. Theo lịch trình, các thành viên trong lớp sẽ cùng nhau leo lên một ngọn núi có độ cao khoảng 1000m. Thời tiết hôm đó không quá lạnh, nhiệt độ rơi vào khoảng 25oC nhưng mẹ An lại dặn An phải mang theo một chiếc áo khoác mỏng. Theo em, điều đó có cần thiết không? Vì sao?

  • A. Không cần thiết vì leo núi sẽ rất mất sức và cơ thể sẽ phải tỏa ra nhiều nhiệt lượng.
  • B. Cần thiết vì nhiệt độ ở trên núi sẽ thấp hơn nhiệt độ dưới mặt đất.
  • C. Cần thiết vì trên núi nhận được ít nhiệt lượng từ mặt trời hơn nên sẽ lạnh hơn
  • D. Không cần vì nhiệt độ sẽ không chênh lệch quá nhiều.

Câu 10: Vì sao vào khoảng thời gian miền Bắc chịu ảnh hưởng của các đợt không khí lạnh thì ở khu vực phía Nam đất nước nhiệt độ vẫn cao?

  • A. Do hoạt động của gió mùa
  • B. Do vị trí địa lí
  • C. Do ảnh hưởng của biển
  • D. Cả A và B

 Câu 11: Nguồn cung cấp hơi nước chính cho khí quyển là

  • A. sinh vật. 
  • B. biển và đại dương.
  • C. sông ngòi. 
  • D. ao, hồ.

Câu 12: Hãy chọn định nghĩa đúng về nhiệt độ không khí ?

  • A. Khi các tia bức xạ mặt trời đi qua khí quyển, mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của mặt trời, rồi bức xạ lại vào không khí nóng lên. Độ nóng, lạnh đó gọi là nhiệt độ không khí.
  • B. Khi các tia bức xạ mặt trời đi không qua khí quyển, mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của mặt trời, rồi bức xạ lại vào không khí nóng lên. Độ nóng, lạnh đó gọi là nhiệt độ không khí.
  • C. Khi các tia bức xạ mặt trời đi qua khí quyển, mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của mặt trời, rồi thu lại lại vào không khí nóng lên. Độ nóng, lạnh đó gọi là nhiệt độ không khí.
  • D. Khi các tia bức xạ mặt trời đi qua khí quyển, mặt đất tương phản lượng nhiệt của mặt trời, rồi bức xạ lại vào không khí nóng lên. Độ nóng, lạnh đó gọi là nhiệt độ không khí.

Câu 13: Đâu là cách tính nhiệt độ trung bình tháng nào dưới đây là đúng?

  • A. Tổng nhiệt độ các ngày chia số ngày
  • B. Tổng nhiệt độ các ngày cộng số ngày
  • C. Tổng nhiệt độ các ngày nhân số ngày
  • D. Tổng nhiệt độ các ngày chia số giờ

Câu 14: Đâu là nguyên nhân có sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước?

  • A. Do trên mặt đất có động thực vật sinh sống.
  • B. Do lượng nhiệt chiếu xuống đất và nước khác nhau.
  • C. Do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau.
  • D. Do nước có nhiều thủy hảo sản cần nhiều không khí để hô hấp.

Câu 15: Đâu là đặc điểm không đúng khi nói về sự thay đổi của nhiệt độ?

  • A. Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ.
  • B. Nhiệt độ không khí thay đổi theo màu đất.
  • C. Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao.
  • D.Nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo vị trí gần hay xa biển.

Câu 16: Không khí ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở các vùng vĩ độ cao, do các vùng vĩ độ thấp có

  • A. khí áp thấp hơn.
  • B. độ ẩm cao hơn.
  • C. gió Mậu dịch thổi.
  • D. góc chiếu của tia sáng mặt trời lớn hơn.

Câu 17: Hãy sắp xếp thứ tự các ý a, b, c, d cho đúng với quá trình nóng lên của khí quyển.

 

  • A. a, c, b, d
  • B. b, d, a, c
  • C. d, b, c, a
  • D. a, d, b, c

 Câu 18: Nhiệt độ và lượng mưa của mỗi khu vực ảnh hưởng trực tiếp đến yếu tố nào của khu vực đó?

  • A. Thảm thực vật
  • B. Hoạt động kinh tế, sản xuất
  • C. Cảnh quan đô thị
  • D. Màu da, sắc tộc

Câu 19: Câu tục ngữ sau nói về hiện tượng thời tiết nào và có ý nghĩa gì?

“Cơn đằng Đông vừa trông vừa chạy

Cơn đằng Nam vừa làm vừa chơi”

  • A. Câu tục ngữ trên nói về cách người xưa dự đoán giông bão khi chưa có các phương tiện hiện tại để dự báo thời tiết. Thông thường, cơn mưa xuất hiện ở phía Đông thì trời sẽ mưa rất to và nhanh còn nếu ở phía Nam thì không có gì nguy hiểm.
  • B. Câu tục ngữ cho thấy kinh nghiệm của người xưa trong việc dự đoán thời tiết. Vì ở phía Đông nước ta là biển nên những cơn mưa xuất hiện ở phía đông sẽ rất nguy hiểm.
  • C. Câu tục ngữ thể hiện sự dự đoán chính xác của người xưa về hiện tượng mưa bão, dựa trên những nghiên cứu khoa học đáng tin cậy và vị trí địa lí của nước ta.
  • D. A và B

 Câu 20: Biên độ nhiệt năm cao nhất thường ở đới khí hậu nào?

  • A. Ôn đới.
  • B. Xích đạo.
  • C. Hàn đới.
  • D. Nhiệt đới.

Câu 21: Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên trong khu vực đới nóng?

  • A. Tây ôn đới.
  • B. Gió mùa.
  • C. Tín phong.
  • D. Đông cực.

Câu 22: Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên ở khu vực đới lạnh?

  • A. Tín phong.
  • B. Đông cực.
  • C. Tây ôn đới.
  • D. Gió mùa.

Câu 23: Biến đổi khí hậu là những thay đổi của

  • A. sinh vật.
  • B. sông ngòi.
  • C. khí hậu.
  • D. địa hình.

 Câu 24: Nguyên nhân ranh giới các đới khí hậu rất phức tạp, không hoàn toàn trùng khớp với ranh giới của các vành đai nhiệt là do:

  • A. Sự phân bố lục địa và đại dương, dòng biển.
  • B. Hoạt động của hoàn lưu khí quyển.
  • C. Ảnh hưởng của bề mặt đệm và dòng biển.
  • D. Phân bố lục địa, đại dương và hoàn lưu khí quyển.

Câu 25: Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào trên Trái Đất?

  • A. Cận nhiệt.
  • B. Nhiệt đới.
  • C. Cận nhiệt đới.
  • D. Hàn đới.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lí 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lí 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ