[KNTT] Trắc nghiệm địa lí bài 11: Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm môn lịch sử và địa lí 6 phần địa lí bài 11: Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Các dãy núi ngầm dưới đại dương hình thành khi?

  • A. hai địa mảng xô vào nhau.
  • B. hai địa mảng được nâng lên cao.
  • C. hai địa mảng bị nén ép xuống đáy đại dương.
  • D. hai địa mảng tách xa nhau.

Câu 2: Nội lực có xu hướng nào sau đây?

  • A. Làm địa hình mặt đất gồ ghề.
  • B. Phá huỷ địa hình bề mặt đất.
  • C. Tạo ra các dạng địa hình mới. 
  • D. Tạo ra các dạng địa hình nhỏ.

Câu 3: Nguồn năng lượng chủ yếu sinh ra nội lực không phải là

  • A. sự phân hủy của các chất phóng xạ.
  • B. năng lượng từ các vụ thử hạt nhân.
  • C. năng lượng các phản ứng hóa học.
  • D. sự chuyển dịch của các dòng vật.

Câu 4: Nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với các mảng xung quanh đã xảy ra hiện tượng nào dưới đây?

  • A. Hình thành các dãy núi cao đồ sộ.
  • B. Xuất hiện các vực thảm, hố sâu khủng lồ.
  • C. Xảy ra nhiều động đất, núi lửa.
  • D. Có khí hậu khắc nghiệt với nhiều hoang mạc rộng lớn.

Câu 5: Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là

  • A. năng lượng trong lòng Trái Đất.
  • B. năng lượng từ các vụ thử hạt nhân.
  • C. năng lượng của bức xạ mặt trời.
  • D. năng lượng từ biển và đại dương.

Câu 6: Mảng Na-zca hút chờm dưới mảng Nam Mĩ nên đã hình thành nên?

  • A. dãy núi trẻ An-đet.
  • B. vành đai lửa Địa Trung Hải.
  • C. lục địa Bắc và Nam Mĩ khác nhau.
  • D. dãy Cooc-di-e cao đồ sộ.

Câu 7: Nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực là do

  • A. động đất, núi lửa, sóng thần.
  • B. hoạt động vận động kiến tạo.
  • C. năng lượng bức xạ Mặt Trời.
  • D. sự di chuyển vật chất ở manti.

Câu 8:Vùng tiếp xúc các mảng kiến tạo thường là vùng?

  • A. bất ổn của Trái Đất.
  • B. có nền kinh tế phát triển.
  • C. có khí hậu khắc nghiệt.
  • D. tài nguyên hải sản phong phú.

Câu 9: Dạng địa hình nào sau đây được hình thành do quá trình ngoại lực?

  • A. Hang động caxtơ.
  • B. Các đỉnh núi cao.
  • C. Núi lửa, động đất.
  • D. Vực thẳm, hẻm vực.

Câu 10: Các địa mảng trong lớp vỏ Trái đất có đặc điểm:

  • A. Di chuyển và tập trung ở nửa cầu Bắc.
  • B. Di chuyển rất chậm theo hướng xô vào nhau hay tách xa nhau.
  • C. Cố định vị trí tại một chỗ.
  • D. Mảng lục địa di chuyển, mảng đại dương cố định.

Câu 11: Nội lực tạo ra hiện tượng nào sau đây?

  • A. Động đất, núi lửa.
  • B. Sóng thần, xoáy nước.
  • C. Lũ lụt, sạt lở đất.
  • D. Phong hóa, xâm thực.

Câu 12: Do mảng Ấn Độ – Ôxtrâylia xô vào mảng Âu – Á nên đã hình thành nên?

  • A. lục địa Á – Âu rộng lớn.
  • B. dãy Himalaya cao đồ sộ.
  • C. dãy núi ngầm Đại Tây Dương.
  • D. vành đai lửa Thái Bình Dương.

Câu 13. Vận động tạo núi là vận động

  • A. nâng lên - hạ xuống.
  • B. phong hóa - sinh học.
  • C. uốn nếp - đứt gãy.
  • D. bóc mòn - vận chuyển.

Câu 14: Nội lực và ngoại lực là hai lực?

  • A. cùng chiều nhau, có vai trò như nhau trong việc tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất.
  • B. ngược chiều nhau, tác động lần lượt lên các đối tượng, làm hạ thấp địa hình bề mặt Trái Đất.
  • C. cùng chiều nhau, làm cho địa hình Trái Đất ngày càng cao hơn.
  • D. đối nghịch nhau, có tác động đồng thời và tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất.

Câu 15: Hiện tượng nào sau đây là do tác động của nội lực?

  • A. Xâm thực.
  • B. Bồi tụ.
  • C. Đứt gãy. 
  • D. Nấm đá.

Câu 16: Dạng địa hình được hình thành do quá trình ngoại lực là?

  • A. các hang động caxtơ
  • B. đỉnh núi cao.
  • C. núi lửa.
  • D. vực thẳm dưới đáy đại dương.

Câu 17: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất được thể hiện qua?

  • A. Các hiện tượng đứt gãy, uốn nếp, động đất, núi lửa.
  • B. Hiện tượng băng tan ở hai cực.
  • C. Quá trình phong hóa lí học và hóa học.
  • D. Hiện tượng xói mòn, sạt lở đất ở miền núi, bồi tụ ở đồng bằng.

Câu 18: Vận động kiến tạo không có biểu hiện nào sau đây?

  • A. Nâng lên, hạ xuống.
  • B. Uốn nét, đứt gãy.
  • C. Động đất, núi lửa.
  • D. Mài mòn, bồi tụ.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lí 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lí 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ